Ưu, nhược điểm và ví dụ * Ưu điểm:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN lí NHÀ nước (Trang 36 - 37)

* Ưu điểm:

- Tạo công bằng cho tất cả các đối tượng sử dụng đất về thuế và thu nhập, mà các đối tưọng này chủ yếu là nông dân. Vì nông dân là tầng lớp nghèo nhất xã hội Việt Nam, nông dân có nhiều đối tượng là dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa.

- Miễn giảm thuế được coi như sự giúp đỡ của Chính phủ đối với nông dân. Tiền giảm thuế coi như sự đầu tư trở lại cho nông dân để sản xuất, tích luỹ và tiêu dùng.

- Nói chung, nông dân rất hoan nghênh chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp của Chính phủ. Nó còn có ý nghĩa về chính trị vì một bộ phận lớn dân số được hưởng lợi.

* Nhược điểm:

- Mức thuế chưa được cập nhật thường xuyên để phù hợp với nền kinh tế. - Đất nông nghiệp bị bỏ hoang, không sử dụng nhiều.

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp vẫn là gánh nặng cho nông dân có thu nhập thấp - Chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan ban ngành.

Ví dụ: Thanh Hóa gặp khó khăn trong khâu tích tụ ruộng đất.

Thanh Hóa là một tỉnh có diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối lớn với khoảng hơn 250.000 nghìn hecta, tổng số tiền thuế được miễn giảm cho đất nông nghiệp khoảng 280-300 tỷ đồng một năm ( theo thống kê năm 2020 ). Tuy nhiên thực tế là số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp ở Thanh Hóa rất lớn dẫn đến quy mô nhỏ lẻ từ đó việc triển khai chính sách miễn giảm thuế đất nông nghiệp của Quốc Hội, của Chính Phủ xuống đến cơ sở cũng còn nhiều vướng mắc dẫn đến việc truyền thông tới từng vùng còn hạn chế, một vài nơi bà con còn nhầm tưởng giữa việc miễn giảm chính sách đất nông nghiệp với các khoản thu lệ phí, thu dịch vụ công ích ở địa phương dẫn đến mất đi ý nghĩa của chính sách.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa chỉ tính riêng năm 2019 toàn tỉnh có 5030 hecta không gieo trồng tập trung tại các huyện như Đông Sơn, Nông Cống, Quảng Xương, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này nhưng trong đó có một phần là do sự ỷ lại của một bộ phận người nông dân vào chính

sách miễn giảm thuế đất nông nghiệp. Nếu họ phải chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp như trước kia thì họ sẽ phải chuyển nhượng cho người khác, nhưng hiện tại được miễn thuế dẫn tới họ không sử dụng cũng không chuyển nhượng, gây ra tình trạng bỏ hoang ruộng, gây lãng phí do không khai thác hết tiềm năng của các diện tích đất bỏ hoang đó.

Thứ hai nữa là Thanh Hóa hiện tại vẫn còn tình trạng các hợp tác xã khó khăn trong việc tiếp cận nguồn lực đất đai, cụ thể hiện mới chỉ có 67 dự án với diện tích 31.2 hecta thuộc lĩnh vực kinh tế tập thể được tiếp cận với nguồn lực đất đai trong đó có 4 dự án được giao đất không thu tiền sử dụng đất với diện tích 0.4 hecta và 63 dự án cho thuê đất diện tích gần 31 hecta. Khó khăn nhất là ở khâu tích tụ ruộng đất, vì một lý do nào đó mà người nông dân đã mất đi động lực sản xuất nhưng vẫn muốn giữ đất không chuyển nhượng cho người khác, lãnh đạo tại đây cho rằng Đảng và Nhà nước nên có chính sách cụ thể hơn, “ chỉ miễn giảm thuế cho người làm nông, chứ không miễn giảm thuế cho người nông dân. ”

Nhóm 3: Giao đất, cho thuê đất

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN lí NHÀ nước (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w