Ưu nhược điểm, ví dụ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN lí NHÀ nước (Trang 60 - 62)

- Tái định cư phân theo nguyện vọng.

3. Ưu nhược điểm, ví dụ

* Ưu điểm:

- Thuế thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất góp phần làm tăng nguồn ngân sách Nhà nước. Sự đổi mới trong chính sách thuế tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.

- Việc quy định thuế thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bất động sản thể hiện rõ xu hướng cải cách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển nhượng bất động sản, góp phần làm cho thị trường bất động sản sôi động và phát triển hơn, ngày càng minh bạch và đảm bảo quyền lợi cho người sở hữu bất động sản và sự quản lý của Nhà nước.

- Việc các cá nhân và doanh nghiệp dựa trên thuế thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất giúp họ xác định được giá trị thực của bất động sản và tính minh bạch, pháp lý của bất động sản đó. Từ đó tránh được tình trạng mua nhầm các dự án ảo, bất động sản không có thực trên thị trường.

* Nhược điểm: Pháp luật về thuế thu nhập chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong công tác triển khai. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cụ thể như:

- Luật thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất và bất động sản có đối tượng và cơ quan quản lý rộng, các thủ tục hành chính còn liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp bậc nên vẫn còn lúng túng trong công tác triển khai thi hành. Luật cũng chưa đánh thuế lũy tiến đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản (đặc biệt là chuyển nhượng quyền sử dụng đất) và cũng chưa phân biệt mức độ điều tiết theo thời gian nắm giữ bất động sản. Dẫn đến tình trạng đầu cơ và “bong bóng” thị trường bất động sản hoành hành, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thị trường bất động sản hiện nay.

- Việc xác định và ghi nhận thu nhập thực để làm cơ sở tính thuế đối với các hoạt động liên quan đến chuyển nhượng bất động sản và quyền sử dụng đất còn khó khăn, thiếu tính chính xác, dẫn tới thất thu nguồn thuế này.

- Diện miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất vẫn còn khá rộng, chưa áp dụng mức thu nhập để miễn thuế nên không đảm bảo công bằng trong việc điều tiết và thu hẹp cơ sở thuế thu nhập. Đặc biệt là trong thuế thu nhập cá nhân, việc xác định đối tượng miễn thuế là do cá nhân người nộp thuế kê khai, chịu trách nhiệm. Song, nếu bản thân người nộp thuế chưa có sự tự giác trong việc khai báo, trong khi sự quản lý, giám sát của cơ quan chức năng vẫn còn hạn chế, việc xác định người kê khai sai thuế thu nhập là rất khó khăn, bên cạnh đó còn có tình trạng trốn thuế thu nhập từ các giao dịch bất động sản, cố tình khai báo mức thu nhập thấp của các cá nhân và doanh nghiệp để giảm mức thuế gây hao hụt ngân sách Nhà nước.

- Việc thu thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các cá nhân và doanh nghiệp chưa thống nhất, chưa đảm bảo được nguyên tắc bình đẳng trong việc xác định thuế khi xây dựng chính sách. Các quy định, nghị định về thuế suất vẫn còn nhiều hạn chế, quy trình quản lý chưa thực sự công khai minh bạch, thủ tục hành chính còn phức tạp, chưa giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, cá nhân, nhà đầu tư dẫn tới công tác triển khai thuế thu nhập chưa thực sự hiệu quả.

Ví dụ: Bất cập trong hoạt động bất động sản tại Ninh Bình

Lãnh đạo Cục Thuế Ninh Bình cho biết, khi thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản, hai bên làm hợp đồng nhưng lại để trống tên người mua, người bán chỉ cần ký tên vào hợp đồng và làm giấy ủy quyền là xong. Chỉ khi nào bán cho người cuối cùng

thì mới điền tên vào hợp đồng để làm thủ tục sang tên đổi chủ. Như vậy, một thửa đất được giao dịch bán đi, bán lại cho nhiều người nhưng chỉ phải nộp thuế có một lần.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn thuế trong giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản như hiện nay là do những kẽ hở, bất cập của chính sách pháp luật đang bị các cá

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN lí NHÀ nước (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w