Về nội dung thực hiện (Các chính sách).

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN lí NHÀ nước (Trang 52 - 57)

- Tái định cư phân theo nguyện vọng.

3. Các thẩm quyền, nội dung thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 1 Về thẩm quyền

3.2. Về nội dung thực hiện (Các chính sách).

Mục 1: Bồi thường về đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại.

1. Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Được quy định tại Điều 76 Luật đất đai 2013. Việc bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại trong trường hợp không có hồ sơ, chứng từ chứng minh nhưng thực tế đã có đầu tư vào đất quy định tại Khoản 3, Điều 3, Nghị định 47/2014/NĐ-CP và Khoản 3, Điều 3, Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT.

2. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở.

Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79, Luật Đất đai 2013 và Điều 6, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

3. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân.

Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân tại Điều 80 Luật Đất đai 2013, Khoản 3, Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

4. Bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ.

- Trường hợp làm thay đổi mục đích sử dụng đất thì thực hiện bồi thường theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

- Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng đất theo Khoản 2, Điều 10, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

5. Bồi thường về đất đối với những người đang đồng quyền sử dụng đất.

Bồi thường về đất đối với những người đang đồng quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.

Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người quy định tại Khoản 3, Điều 87 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 79 của Luật Đất đai, Điều 6 và Điều 22 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

Mục 2: Bồi thường về thiệt hại tài sản, về sản xuất kinh doanh

1. Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 89 Luật Đất đai 2013 và Điều 9 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

2. Bồi thường thiệt hại đối với nhà ở, công trình xây dựng khác và các tài sản khác gắn liền với đất trong phạm vi hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ.

Bồi thường thiệt hại đối với nhà ở, công trình xây dựng khác và các tài sản khác gắn liền với đất trong phạm vi hành lang an toàn theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và Điều 18 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP.

3. Bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước. Bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

4. Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất

Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 91 Luật Đất đai 2013.

5. Bồi thường di chuyển mồ mả.

Bồi thường di chuyển mồ mả quy định tại Điều 18 Nghị định 47/2014/NĐ-CP 6. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi.

Về chính sách bồi thường theo quy định tại Điều 90 Luật Đất đai 2013; Điều 23, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP.

Mục 3: Chính sách hỗ trợ.

1. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất.

Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 83, Luật Đất đai 2013; Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP).

2. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Đất đai 2013; Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 6 Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP).

3. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở

Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 83 Luật Đất đai 2013, Điều 21 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

4. Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.

Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai 2013, Điều 22 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

5. Hỗ trợ người đang thuê nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước.

Hỗ trợ người đang thuê nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định tại Điều 23, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

6. Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn.

Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

7. Hỗ trợ khác đối với người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Hỗ trợ khác đối với người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 25, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

Mục 4: Tái định cư.

1. Suất tái định cư tối thiểu.

Suất tái định cư tối thiểu theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP. 2. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất (Khoản 3 Điều 84 Luật đất đai 2013).

3. Lập, thực hiện dự án, hỗ trợ và bố trí tái định cư

Được quy định tại Điều 85, 86, 87 Luật đất đai 2013.

4. Ưu nhược điểm, ví dụ* Ưu điểm * Ưu điểm

- Thu hồi đất cho các mục đích xã hội là cần thiết nhưng cần thiết hơn hết chính là trong khi tiến hành, phải đảm bảo được sự điều hòa lợi ích của cá nhân, tập thể, các nhóm xã hội và lợi ích chung của xã hội. Việc tiến hành thu hồi đất của người dân đã có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân nên các chính sách có tác động đặc biệt mạnh mẽ đến sinh kế của người dân. Các chính sách đã đặc biệt quan tâm tới sinh kế của người có đất thu hồi thông qua cơ chế bồi thường bằng đất, bằng nhà, bằng tiền; quy định hỗ trợ ổn định cuộc sống tại nơi tái định cư; nâng mức bồi thường đất nông nghiệp, chú trọng đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người nông dân… nên việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, đền

bù, tái định cư mới có thể tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, khoa học, hợp lí, hạn chế tối đa những xung đột, khuất tất; tránh lạm dụng, nhũng nhiễu, trục lợi, sử dụng sai mục đích vốn tái định cư. Người dân cũng được định hướng, được giải đáp các vấn đề lo lắng, thắc mắc về vấn đề sinh kế sau khi chuyển đến nơi ở khác hay các vấn đề phát sinh sau đó…có sự thay đổi lớn về tài sản sinh kế, của các hộ gia đình, chiến lược sinh kế đa dạng, đời sống của họ ngày càng thay đổi theo, hướng cải thiện tốt hơn so với trước khi bị thu hồi đất. Vấn đề quan trọng là chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được triển khai thực hiện khá tốt, kịp thời và đầy đủ, từ đó, góp phần cải thiện được đời sống của các hộ gia đình có đất bị thu hồi. - Về bồi thường, đền bù: Nhà nước quy định người dân có đất thu hồi được thỏa thuận về mức giá đền bù hợp lí và phù hợp

- Về nơi ở tái định cư: được quy định rõ trong Luật, đủ điều kiện và đúng quy định sẽ được đền bù bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư

- Về vấn đề việc làm: Hiện nay, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã hoàn thiện và trình UBND các tỉnh đề án hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Theo đó, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp hoặc đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ, phải di chuyển chỗ ở sẽ được hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp dưới 3 tháng, trình độ trung cấp hoặc cao đẳng. Lao động có nhu cầu học nghề được hỗ trợ học phí theo quy định. Lao động bị thu hồi đất còn được tư vấn học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí tại các trung tâm dịch vụ việc làm. Những lao động bị thu hồi đất có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài, với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 19 triệu đồng/người. Ngoài ra, người lao động bị thu hồi đất còn được ưu tiên vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để học nghề, tạo việc làm trong nước, đi làm việc ở nước ngoài… giải quyết việc làm cho gia đình và cho những người dân địa phương tạo góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, địa phương.

* Nhược điểm:

- Thu hồi đất để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước nên bên cạnh những chính sách mà Nhà nước ban hành để hỗ trợ sinh kế cho người dân thì vẫn còn 1 số bất cập:

- Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu rộng nên các quy định về thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2013 vừa mới áp dụng vào thực tiễn hơn 8 năm qua đã có những điểm bất cập, khó khăn, vướng mắc và hạn chế nên vẫn chưa thể đáp ứng hoàn toàn với nguyện vọng của người dân, vẫn còn nhiều bức xúc trong việc đền bù, bồi thường. Cơ chế thu hồi, tạo quỹ đất sạch để đấu giá, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất chưa được tổ chức thực hiện tốt. Một mặt là do các địa phương chưa thực sự quan tâm, mặt khác, quy định của Luật về cơ chế này chưa đủ rõ, khó thực hiện vì các trường hợp thu hồi đất tại Điều 62 hầu hết là dự án lớn, trong khi những quỹ đất nhỏ lẻ, xen kẹt trong đô thị, các khu vực lợi thế thương mại lại không thuộc diện Nhà nước thu hồi đất theo quy định để có thể khai thác được.

đất để sản xuất, phải chuyển đến nơi tái định cư mới , các hộ này thuộc diện không có đất, mà chỉ ở tạm trên đất người khác, thuê mướn để canh tác hoặc sở hữu diện tích đất quá ít, do đó sau khi bị thu hồi, chỉ nhận được phần hỗ trợ từ chính sách, hỗ trợ bồi thường của Nhà nước. Trong khi dự án chưa bố trí được quỹ đất khu tái định cư khi thu hồi đất của các hộ dân. Do đó, đời sống kinh tế của các hộ gia đình này là khá khó khăn sau khi bị thu hồi đất. Việc tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp đối với các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất cũng tương đối khó khăn, do chủ yếu lao động phổ thông, chưa qua đào tạo.

Ví dụ :

Khu tái định cư Pache - Palanh, thuộc dự án thủy điện A Vương được xây dựng và đưa dân đến ở vào năm 2006. Hiện nay, về cơ sở hạ tầng và các công trình phục vụ dân sinh khác ở khu tái định cư này đang tồn tại nhiều bất cập. Nhà ở chưa phù hợp và đang dần xuống cấp; còn công trình nước sinh hoạt thì hư hỏng mới được chính quyền địa phương khắc phục tạm thời cho dân sử dụng. Đáng lưu ý, phần lớn các khu tái định cư thủy điện đều thiếu đất sản xuất. Đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi khá lớn, nhưng diện tích đất được bố trí lại rất ít, chỉ bằng khoảng 15% tổng diện tích đất thu hồi. Ngoài ra, khi quy hoạch nhiều khu tái định cư chưa tính đến việc gia tăng dân số nên về đất ở cũng gặp khó khăn, bởi hiện nay có khá nhiều hộ phát sinh mới.

Hiện nay, khu tái định cư Pache – Palanh vẫn chưa được giải quyết xong. Giải trình về vấn đề ổn định sinh kế sau tái định cư, đại diện các ngành cho rằng mặc dù cơ chế, chính sách đã có nhưng đến nay, gần 3 năm từ khi có Quyết định 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù di dân, tái định cư các dự án thủy điện, thủy lợi việc phê duyệt dự án, thẩm định nguồn vốn để tỉnh triển khai dự án ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư đến năm 2020 với tổng mức đầu tư dự kiến 231.304 triệu đồng chưa được các bộ ngành trung ương thực hiện.

Nhóm 6: Chính sách Thuê đất phi nông nghiệp 1. Khái niệm

Thuế đất phi nông nghiệp hay còn gọi là Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là số tiền mà cá nhân, đơn vị hay tổ chức phải đóng trong quá trình sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai 2013. Thuế đất phi nông nghiệp sẽ được thu theo vị trí, diện tích sử dụng đất.

  

Ở Việt Nam, chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được áp dụng lần đầu là Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1991 sau này được sửa đổi vào năm 1992 và 1994. Về bản chất, đây là chính sách thuế điều tiết vào việc SDĐ phi nông nghiệp, thuế tính bằng thóc theo số lần thuế suất chuẩn là thuế SDĐ nông nghiệp và thu bằng tiền tính theo giá thóc. Theo đó, mức độ điều tiết (mức thuế suất) là rất thấp và mức thu thuế là tương đối ổn định như thuế đất  nông nghiệp.

  

Từ ngày 01/01/2012, cả nước thực hiện Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 được thông qua ngày 17/6/2010. Sau khi Luật thuế sử dụng đất phi nông

nghiệp được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01/7/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN lí NHÀ nước (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w