Những vấn đề về sinh kê sau thu hồi đất.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN lí NHÀ nước (Trang 49 - 51)

Gồm 3 vấn đề chính: bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

2.1. Bồi thường.2.1.1. Khái niệm 2.1.1. Khái niệm

Bồi thường thiệt hại do thu hồi đất là quyền của chủ thể đang sử dụng đất bị thu hồi nhằm bù đắp thiệt hại về vật chất cho người sử dụng đất trong trường hợp bị thu hồi đất để chuyển sang sử dụng vào mục đích khác hoặc vì nhu cầu của nhà nước và xã hội.

2.1.2. Đặc điểm

Đất đang sử dụng bị thu hồi mà chủ thể sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại về đất và tài sản có trên đất là hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất của Nhà nước. Vì vậy, nhà nước phải có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và chi trả các khoản bồi thường thiệt hại để người bị thu hồi đất ổn định cuộc sống, được bù đắp các thiệt hại vật chất một cách công bằng và đúng pháp luật. Chủ thể bị thu hồi đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có

đất bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.

Không phải tất cả các trường hợp bị thu hồi đất, chủ thể đang sử dụng đất bị thu hồi đều được bồi thường. Các trường hợp chủ thể sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả, cố ý huỷ hoại đất hoặc trường hợp đất được giao không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền, đất lấn chiếm, đất do cá nhân sử dụng đã chết mà không có người thừa kế, chủ thể sử dụng đất tự nguyện trả lại đất... thì sẽ không được bồi thường khi bị thu hồi đất.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho những người bị thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị, bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn. Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất ở bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồi thường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiến đối với phần chênh lệch đó. Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất bồi thường để tiếp tục sản xuất thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới.

2.2. Hỗ trợ.2.2.1. Khái niệm: 2.2.1. Khái niệm:

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.

2.2.2. Đặc điểm:

- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất: Việc hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP.

- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm: quy định tại điều 84 LDD - Hỗ trợ tái định cư: quy định tại điều 85,86 LĐĐ.

=> Việc quy định về chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi thu hồi đất cho mục đích thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với đời sống của người dân, đảm bảo cho họ có cuộc sống ổn định và phát triển sản xuất.

2.3. Tái định cư.2.3.1 Khái niệm: 2.3.1 Khái niệm:

Tái định cư là chính sách giúp ổn định cuộc sống, bồi thường thiệt hại với các chủ sở hữu nhà, đất, tài sản gắn liền với đất bị nhà nước thu hồi theo quy định. Hình thức bồi thường có thể là nhà xây sẵn, nhà tái định cư, chung cư…

2.3.2. Đặc điểm:

- Tái định cư phân theo hình thức gồm: Chính sách di dân vào vùng đô thị hóa,chính sách chuyển dịch dân cư nội và ngoại thành, hình thức tái định cư tại chỗ. chính sách chuyển dịch dân cư nội và ngoại thành, hình thức tái định cư tại chỗ.

Tái định cư tại chỗ: là hình thức mà việc thực hiện các dự án chỉnh trang khu dân cư và người dân mà: “Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng." (Khoản 2 điều 86 Luật đất đai 2013).

Như vậy hình thức tái định cư tại chỗ là người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại khu vực thu hồi đất, thường khu vực thu hồi đất thường rất rộng lớn do thu hồi từ nhiều thửa đất của nhiều người và do đó người đó có thể được bố trí tái định cư ngay trên khu đất hoặc khu đất bị thu hồi của người miễn sao trong cùng dự án.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN lí NHÀ nước (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w