Trong thời gian qua, chính sách, pháp luật đất đai về cơ bản đã được hoàn thiện phù

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN lí NHÀ nước (Trang 83 - 89)

hợp hơn với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã tạo điều kiện cho người sử dụng đất tập trung, tích tụ đất đai theo quy mô lớn và yên tâm hơn trong việc đầu tư vào đất đai; thực tế đã có nhiều mô hình và phương thức thực hiện bước đầu có hiệu quả, đóng góp tích cực cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.

- Việc hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận đối với đất nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đất đai tham gia vào thị trường, là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã bố trí quỹ đất phù hợp cho mục đích nông nghiệp, đã quan tâm đến việc dành quỹ đất để phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, tạo ra một diện mạo mới ở khu vực nông thôn; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Chính sách, pháp luật khuyến khích, hỗ trợ đã bước đầu thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và đã góp phần quan trọng trọng việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

- Cơ chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất linh hoạt, đặc biệt là các quy định liên quan đến chuyển đổi cơ cấu cây hàng năm, cả trên đất trồng lúa đã góp phần nâng cao được hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp.

* Khó khăn:

Những điều trình bày ở trên cho thấy tình trạng lưu chuyển ruộng đất trong phát triển nền nông nghiệp hàng hóa còn nhiều khó khăn không chỉ là do tương quan về giá cả “đầu vào - đầu ra” trong sản xuất kinh doanh bất lợi cho hộ nông dân, mà là hệ quả của nhiều yếu tố cả về kinh tế, xã hội, thể chế và điều kiện tự nhiên…tạo nên những trở ngại cho quá trình chuyển dịch - tích tụ - tập trung ruộng đất cho phát triển nông nghiệp hàng hóa. Thực tiễn cho thấy những trở ngại chủ yếu về tích tụ - tập trung ruộng đất cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn như sau:

- Ruộng đất manh mún, hoặc điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất hàng

hóa lớn (như ở một số địa phương miền núi phía Bắc, Đồng bằng Sông Hồng, Miền Trung…)

- Tâm lý giữ ruộng (dù bỏ hoang) như một tài sản thừa kế của các thế hệ trong gia

đình (như ở không ít nơi miền Bắc).

- Các chính sách cho chuyển dịch ruộng đất và cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa

còn nhiều bất cập (thời hạn giao đất, quy mô tích tụ ruộng đất, chính sách cho thuê, sang nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng ruộng đất, thuế, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thị trường tiêu thụ nông sản, thủ tục hành chính…).

- Ý nghĩa kinh tế của ruộng đất đối với hộ gia đình nông dân bị giảm đi so với công

nghiệp và dịch vụ, nhất là ở những vùng đất chật người đông.

- Sự phát triển công nghiệp và dịch vụ không đủ sức thu hút lao động nông nghiệp

mạnh và ổn định[1]. Điều này còn đang đứng trước thách thức tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; hay tác động của đại dịch Covid - 19 đang diễn ra.

- Các HTX, các doanh nghiệp thiếu sự liên kết với các hộ nông dân một cách bền

vững để hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, các chuỗi sản xuất - chuỗi giá trị bền vững và hiệu quả. Giữa hộ nông dân với các HTX, các Doanh nhiệp đang thiếu nền tảng pháp lý, thiếu sự tin cậy lẫn nhau trong việc hình thành các chuỗi sản xuất, liên kết tích tụ - tập trung ruộng đất quy mô lớn cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nhất là trong một thời gian dài 10 - 20 năm trở lên (Hộ nông dân sợ mất đất, Doanh nghiệp lo hộ nông dân đòi đất ngang chừng, tình trạng “bẻ kèo” rất phổ biến trong các hợp đồng tiêu thụ nông sản…).

- Kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh nông nghiệp hàng hóa lớn, chất lượng cao,hội

nhập quốc tế của các hộ nông dân, các HTX và cả các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Trình độ sản xuất và ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong nông nghiệp còn nhiều hạn chế.

- Các hộ nông dân, các HTX và các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư cho phát triển các vùng nông nghiệp hàng hóa lớn.

Ví dụ: Vấn đề tích tụ, tập trung đất đai tại Tuyên Quang(2021)

Gần 2 năm đi vào hoạt động, HTX dược liệu Thuận Hằng, xã Thái Sơn (Hàm Yên) chưa thể tích tụ được diện tích đất như mong muốn để đầu tư phát triển trồng cây dược liệu quy mô lớn. Ông Nguyễn Đức Thuận, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX cho biết, HTX có 4,1 ha cây cát sâm, sâm bố chính và khôi nhung, diện tích tập trung nhất cũng chỉ được 0,5 ha còn lại là rải rác trên địa bàn 2 xã Thái Sơn và Thái Hòa. Theo ông Thuận, trồng phân tán nên việc theo dõi, hướng dẫn các thành viên chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại gặp nhiều trở ngại, chưa nói đến chi phí gia tăng do phải thuê xe vận chuyển vật tư, sản phẩm đi chế biến, tiêu thụ…

Tương tự, HTX chăn nuôi gia cầm Minh Tâm, xã Phúc Ứng (Sơn Dương) cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm cánh đồng lớn sản xuất dưa chuột cung ứng vào các siêu thị, bếp ăn tập thể tại Hà Nội và chế biến dưa xuất khẩu. Ông Trần Văn Phúc, Giám đốc HTX cho biết, không tìm được đất nên buộc HTX phải đang liên kết với 20 nhóm hộ trồng 60 ha dưa chuột trên địa bàn các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Na Hang và Chiêm Hóa. Ông Phúc cho rằng, không thể tích tụ được ruộng đất, ông đã xoay hướng sang tích tụ sản phẩm bằng cách liên kết hợp tác sản xuất với các nhóm hộ. Cách làm này giúp HTX đảm bảo số lượng sản phẩm cung ứng cho bạn hàng, tuy nhiên cái khó hiện nay là trình độ canh tác của bà con không đồng đều kéo theo chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng, ngoài ra là tình trạng một số bà con không thực hiện đúng cam kết, khi thị trường tiêu thụ thuận lợi là tuồn bán ra ngoài cho thương lái gây thất thoát cho HTX.

Chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên bò sữa Việt Nam - Trang trại bò sữa Tuyên Quang, phường Mỹ Lâm (TP Tuyên Quang) với quy mô chăn nuôi 2.000 con bò, trong đó có trên 1.000 con đang cho khai thác sữa. Mặc dù đi vào hoạt động trên 10 năm, song đến thời điểm này trang trại mới chỉ tích tụ được 5 ha đất để trồng cây làm thức ăn cho đàn bò. Không tích tụ được đủ diện tích đất nên trang trại đang phải ký hợp đồng với 50 hộ dân quanh khu vực để trồng 35 ha cỏ làm thức ăn cho đàn bò. Tuy nhiên, diện tích cỏ này cũng không thể đủ, chủ yếu là để dự phòng, còn trang trại vẫn phải hợp đồng với các đầu mối đi thu gom mua cây ngô non ở khắp các địa phương trong tỉnh với giá 8 trăm đến 1 triệu đồng/tấn làm thức ăn cho bò.

Theo tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường, toàn tỉnh có trên 92.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có gần 90.000 ha đất thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân, chỉ có trên 2.000 ha của tổ chức kinh tế.

Câu 6. Quyền của các đối tượng sử dụng đất với các loại đất khác nhau (bám vào 5 quyền chung và 8 quyền cụ thể)

Quyền của người sử dụng đất

Tên quyền phái sinh từ QSDĐ Mô tả

Quyền chung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Chứng minh tài sản

Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; được nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp và hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

Sử dụng đất, canh tác đất

nông nghiệp

Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai

Loại trừ người thứ ba

Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình

Tố quyền

Quyền cụ thể Chuyển đổi Đổi đất hay đổi quyền

SDĐ

Chuyển nhượng Đổi chủ sử dụng đất

thông qua mua bán

Cho thuê Khai thác quyền sử

dụng đất

Cho thuê lại Khai thác quyền sử

dụng đất

Thừa kế Như di sản thừa kế

Tặng cho Tùy ý định đoạt quyền

Thế chấp Bảo đảm vốn vay

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất Khai thác quyền sử dụng đất

Điều 5. Người sử dụng đất

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN lí NHÀ nước (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w