Thứ nhất, đề nghị Ban thẩm định Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hỗ trợ hơn nữa trong việc tạo lập và tăng cường các mối quan hệ với khách hàng lớn, là các dự án đầu tư trung và dài hạn bằng nguồn vốn đồng tài trợ giữa các Ngân hàng thương mại, các TCTD khác, các ngành có chức năng quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và ngân sách nhà nước. Cần chủ động mở rộng thị trường, nắm bắt kịp thời các chủ trương kế hoạch của nhà nước, ngành, tăng cường hoạt động Marketing, cải tiến phong các làm việc, xây dựng chính sách khách hàng cụ thể.
Thứ hai, xây dựng phương án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công tác thẩm định phải có một kế hoạch bố trí, tuyển dụng những nhân viên làm công tác thẩm định tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trước hết là phải đánh giá được những cán bộ này về mặt trình độ, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe,…từ đó phân loại, sắp xếp lại bố trí cho những cán bộ có năng lực, trẻ, có sức khỏe đi học tập, đào tạo lại và có cơ hội làm việc lâu dài tại ngân hàng.
Ngân hàng cũng luôn phải chú trọng vấn đề tuyển nhân viên mới. Hiện tại số lượng những cử nhân tốt nghiệp các khóa học về Ngân hàng thì quá nhiều so với nhu cầu tuyển dụng. Nhưng trên thực tế, để làm được việc thì còn phải học tập nhiều trong thực tế công việc. Vì vậy, trong tuyển dụng cần áp dụng những biện pháp tuyển dụng tiên tiến đã thực hiện ở một số ngân hàng là đánh giá nhân viên trên cơ sở năng lực, trí tuệ của chính bản thân nhân viên đó. Nghĩa là đánh giá cao năng lực làm việc của nhân viên trong tương lai hơn là xem nhân viên đó biết được những gì.
Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần tích cực tổ chức các hội nghị tổng kết kinh nghiệm thẩm định, các hội thi đua giữa cán bộ thẩm định giỏi nghiệp vụ toàn ngân hàng nhằm tăng cường sự hiểu biết và phối hợp giữ các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.
Thứ ba, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nên có biện pháp đẩy mạnh chất lượng tín dụng trung, dài hạn. Nên bám sát thực tiễn để hoàn thiện quy
chế, quy trình nghiệp vụ cho vay; Ngân hàng cần trang bị mạng lưới thông tin hiện đại từ các cơ sở trở lên, phải có quan hệ trao đổi thông tin với các tổ chức lớn khác, chứa nhiều thông tin như các ngân hàng thương mại khác, các cơ quan tư pháp, các tổ chức phi ngân hàng…để có thông tin chính xác, kịp thời chỉ đạo hoạt động của chi nhánh.
Tóm lại, nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT đối với Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh 4, Tp. Hồ Chí Minh là vấn đề cần thiết. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các bộ phận trong chi nhánh. Bên cạnh đó, rất cần sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức, các ngành, các cấp cùng thực hiện thì chất lượng thẩm định dự án sẽ được nâng cao, đáp ứng yêu cầu hoạt động cho vay của Chi nhánh 4 nói riêng và hệ thống Ngân hàng nói chung.
KẾT LUẬN
Thẩm định dự án đầu tư là một trong những khía cạnh cần phải tiến hành xem xét đối với mỗi dự án trước khi ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư dự án, đặc biệt dưới góc độ Ngân hàng thương mại – nhà tài trợ lớn. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc thực hiện mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả ở các Ngân hàng thương mại, đảm bảo cho các quyết định tài trợ cho các dự án của ngân hàng thực sự đem lại lợi ích cho cả 2 bên.
Về phía ngân hàng là an toàn, sinh lợi, và bảo toàn được nguồn vốn cho vay.
Về phía khách hàng vay vốn là dự án hoạt động hiệu quả, đem lại lợi nhuận, đảm bảo nhu cầu chi trả đúng hạn cho ngân hàng.
Nhưng đây cũng là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, vì vậy phải có sự nghiên cứu sâu sắc, toàn diện, khoa học theo đúng trình tự và lượng hóa được các rủi ro có thể xảy ra đối với các dự án trước khi có thể đưa ra những giải pháp đồng bộ. Chủ đề nghiên cứu này không phải là hoàn toàn mới, song nó luôn là vấn đề cấp thiết và là sự quan tâm hàng đầu trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung.
Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết, kết hợp với thực tiễn công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương, Chi nhánh 4, Tp. Hồ Chí Minh, em đã hoàn thiện đề tài này. Trong bài viết này, em đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:
Cơ sở lý luận: Khái quát chung nhất những vấn đề liên quan đến thẩm định dự án đầu tư, những khái niệm liên quan đến dự án…
Tìm hiểu thực tiễn công tác thẩm định dự án đầu tự tại Ngân hàng TMCP Công thương, Chi nhánh 4, Tp. Hồ Chí Minh: Thực trạng công tác thẩm định, kết quả đạt được, một số hạn chế và nguyên nhân.
Trên cở sở lý thuyết và thực tiễn hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh 4, em xem đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương, Chi nhánh 4, Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và Ngân hàng thương mại nói chung.
Tuy nhiên, đây là một đề tài có phạm vi rộng, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, không những đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và cần sự hiểu biết rộng, sự nhạy cảm và kinh nghiệm. Do đó, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em cần phải nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn nhiều hơn nữa để hoàn thiện đề tài này.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Cô Nguyễn Hồng Châu và các cô chú, anh chị làm việc tại Ngân hàng TMCP Công thương, Chi nhánh 4, Tp. Hồ Chí Minh để e hoàn thiện đề tài này.
Trân trọng
Nha trang, ngày…..tháng 06 năm 2011 Sinh viên thực hiện
PHỤ LỤC
Thẩm định dự án: “Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện La Hiêng 2 công suất 18MW tại xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên”.
A- THẨM ĐỊNH VỀ KHÁCH HÀNG:
1- GIỚI THIỆU KHÁCH HÀNG:
Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN VRG PHÚ YÊN
Giấy tờ chứng nhận, Đăng ký kinh doanh số: 4400379284 do Sở KH&ĐT tỉnh Phú Yên cấp lần đầu ngày 13/04/2006, thay đổi lần thứ 6 ngày 06/07/2010.
Địa chỉ: lô 01-11, khu phố mới Hùng Vương, đường Hùng Vương, phường 9, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên.
Điện thoại: 057.3842113 Fax: 057.3820818
Người đại diện: Lê Văn Bạch Chức vụ: Tổng giám đốc
Ngành nghế SXKD chính: + Đầu tư xây dưng, quản lý vận hành và kinh doanh điện thương phẩm các nhà máy thủy điện.
+ Tư vấn đầu tư xây dựng dự án thủy điện và các dự án khác (trừ tư vấn thiết kế và giám sát công trình xây dựng). Nhận thầu xây lắp công trình: dân dụng, công nghiệp, cấp thoát nước thủy điện, thủy lợi, giao thông đường bộ, sân bay, bến cảng, cầu cống, các công trình kỹ thuật hạ tầng các đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây và trạm biến thế điện. Thi công san lắp, nền móng, xử lý nền đất yếu.
+ Xây dựng kinh doanh nhà ở, cho thuê phòng, kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch.
+ Khai thác, mua bán: đá xây dựng grantie, mua bán vật liệu xây dựng. + Đầu tư trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su. Trồng rừng và chăm sóc rừng (021). Khai thác gỗ và lâm sản khác (022). Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét (081).
STT Tên cổ đông
Giá trị vốn góp
(Triệu đồng) Tỷ lệ
1 Tổng công ty cao su Việt Nam 362.100 89,11% 2 Công ty cao su Mang Yang 42.000 10,34%
3 Nguyễn Tấn Dân 1.500 0,37%
4 Nguyễn Văn Huy 750 0,18%
TỔNG CỘNG 406.350 100,00%
Cơ cấu, mô hình tổ chức: Công ty cổ phần
Bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của công ty tập hợp những lãnh đạo chủ chốt của các công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, đã có bề dày kinh nghiệm và khả năng điều hành kinh doanh tốt.
2- HỒ SƠ KHÁCH HÀNG: 2.1 Hồ sơ pháp lý:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Điều lệ tổ chức và hoạt động.
- Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng.
- Nghị quyết số 02/NQ-HĐQTVRGPY về bầu hội đồng quản trị công ty.
- Quyết định số 153/QĐ-HĐQTCSVN ngày 17/05/2010 về phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ.
- Giấy chứng nhận đầu tư số 36121000012 ngày 11/04/2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên công suất lắp đặt mát 13MW.
- Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉng ngày 24/09/2010 về việc nâng công suất lên 18MW.
- Quyết định số 97/ QĐ-CSVN về công nhận công ty cổ phần đầu tư thủy điện Phú Yên là đơn vị thành viên Tổng công ty cao su Việt Nam.
- Quyết định 03.10/QĐ-HĐQTVRGPY về việc phê duyệt dự án đầu tư nhà máy thủy điện La Hiêng 2 (điều chỉnh công suất lắp máy từ 15MW-18MW).
- Giấy đề nghị vay vốn đầu tư dự án thủy điện La Hiêng 2 số 259/VRGPY ngày 25/08/2010 của Công ty cổ phần VRG Phú Yên.
2.2 Hồ sơ, tài liệu về tình hính sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính: - Báo cáo tài chính năm 2008,2009,2010 (có kiểm toán) và báo cáo 6 tháng đầu năm 2010.
- Bảng kê dư nợ tại các tổ chức tín dụng.
3- NĂNG LỰC PHÁP LÝ, QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH CỦA KHÁCH HÀNG: 3.1 Năng lực pháp lý:
Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp lý đầy đủ thep quy định của pháp luật.
3.2 Năng lực quản trị điều hành của Ban lãnh đạo:
+ Ông Phạm Văn Thành: Trưởng ban Kế hoạch đầu tư Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam giữ chức vụ Chủ tỉnh hội đồng quản trị, là người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong điều hành và quản lý. Hiện nay ông còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị, đại diện phấn vốn góp của VRG tại nhiều công ty thành viên do Tập đoàn chiếm cổ phần chi phối.
+ Ông Lê Văn Bạch: Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ông đã có nhiều năm kinh nghiệm làm Giám đốc nông trường cao su Đồng Phú, trưởng phòng tài chính kế toán Tập đoàn cao su. Với việc tốt nghiệp 2 chuyên ngành kinh tế và kỹ thuật, ông có nhiều lợi thế về chuyên môn trong việc điều hành kinh doanh thủy điện.
4- TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHÁCH HÀNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD
Bảng 4.1: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD năm 2009 – T6/2010 (Đvt: Triệu đồng)
Ngành nghề kinh doanh chính của khách hàng là đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện và trồng cao su. Gần đây khách hàng có mở rộng sang kinh doanh khai thác và chế biến đá.
Về lĩnh vực thủy điện: khách hàng đnag tập trung đầu tư xây dựng dự án thủy điện La Hiêng 2. Ngoài ra, khách hàng còn dự định đầu tư các dự án thủy điện khác là La Hiêng 1, Khe Cách, Đăk Di.
Về lĩnh vực trồng cao su: Với dự án trồng khoảng 4000ha cao su, đây là lĩnh vực hứa hẹn mang lại doanh thu và lợi nhuận ổn định cho khách hàng tỏng thời gian tới nhờ những kinh nghiệm lâu năm của ban lãnh đạo công ty trong ngành cao su. Tính tới 30/06/2010, tổng chi phí đầu tư cho các dự án trồng cao su là 10.575 Triệu đồng.
Hoạt động kinh doanh của khách hàng chủ yếu là các khoản đầu tư dài hạn và đang trong giai đoạn đầu tư ban đầu. Theo dự kiến, dự án đầu tư nhà máy thủy điện La Hiêng 2 sẽ bắt đầu đi và phát điện đầu năm 2010 và các dự án trồng cao su sẽ có thể cho thu hoạch vào năm 2015 ( thời gian thu hoạch 7 năm kể từ thời điểm trồng).
Như vậy, với những khoản đầu tư mang tính chiến lược vào những ngành trọng điểm, có tiểm năng pháp triển trong tương lai cho thấy tính hình kinh doanh của
STT CHỈ TIÊU 2009 T6/2010
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 0 0
2 Giá vốn hàng bán 0 0
3 Doanh thu hoạt động tài chính 539 2.839
4 Chi phí tài chính 50 193
5 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 489 2.646
6 Lợi nhuận khác 0 1
khách hàng sẽ có những bước đi vững chắc một khi các dự án chính thức đi và hoạt động và mang lại doanh thu.
5- TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đvt: triệu đồng Số tuyệt đối 2008 (QĐ 214) 2009 (QĐ 15) T6/2010 (QĐ 15) Tăng/ giảm TÀI SẢN A- TÁI SẢN NGẮN HẠN 69.584 88.280 93.047 4.767
I- Tiền mặt và các khoản tương đương tiền 43.840 1.745 6.881 5.136
1. Tiền mặt 95 1.745 6.881 5.136
2. Các khoản tương đương tiền 43.745 0
II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 30.164 8.886 -21.278
1. Đầu tư ngắn hạn 30.164 8.886 -21.278
III- Các khoản phải thu 24.656 54.222 76.197 21.975
1. Phải thu khách hàng 0
2. Trả trước cho người bán 11.313 53.904 75.865 21.961
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 0
4. Phải thu theo tiến độ KH hợp đồng xây dựng 13.343 318 332 14
5. Các khoản phải thu khác 0
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
IV- Hàng tồn kho 36 20 34 14
1. Hàng mua đang đi trên đường
2. Nguyên vật liệu tồn kho 24 6 3 -3
3. Công cụ, dụng cụ trong kho 2 14 14 0
4. Chi phí SXKD dở dang 17 17
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 0 2. Thuế GTGT được khấu trừ 313 1.573 404 -1.169 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 0
4. Tài sản ngắn hạn khác 739 556 645 89
B- TÀI SẢN DÀI HẠN 20.268 70.315 82.882 12.567
II- Tài sản cố định 20.268 41.183 47.250 6.067
1. Tài sản cố định hữu hình 2.161 3.966 3.664 -302
- Nguyên giá 2.701 5.022 5.036 14
- Giá trị hao mòn lũy kế -540 -1.056 -1.372 -316 3. Tài sản cố định vô hình 0 1.704 1.767 63
- Nguyên giá 1.729 1.792 63
- Giá trị hao mòn lũy kế -25 -25 0
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 18.107 35.513 41.819 6.306
III- Bất động sản đầu tư 0 0 0
IV- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 29.132 35.632 6.500
4. Đầu tư dài hạn khác 29.132 35.632 6.500
V- Tài sản dài hạn khác 0 0 0 TỔNG TÀI SẢN 89.852 158.595 175.929 17.334 NGUỒN VỐN A- NỢ PHẢI TRẢ 552 1.683 1.177 -506 I- Nợ ngắn hạn 552 1.683 1.177 -506 1. Vay và nợ ngắn hạn 0 2. Phải trả người bán 535 1.000 524 -476
3. Người mua trả tiền trước 0
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 2 677 625 -52 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 15 6 28 22
II- Nợ dài hạn 0 0 0
I- Vốn chủ sở hữu 89.300 156.912 174.752 17.840 1. Vốn đầu tư của chử sở hữu 87.139 151.444 167.670 16.226
3. Vốn khác của chủ sở hữu 4894 5030 136
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 85 -85
10. Lợi nhuận chưa phân phối 489 2025 1.536
* Chênh lệch thu chi chưa xử lý 0
* Nguồn vốn đã hình thành TSCĐ 2161 0 0 0