Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh 4, tp hồ chí minh (Trang 35 - 45)

Chi nhánh 4, Tp. Hồ Chí Minh:

2.1.3.1 Huy động vốn:

Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế và thế giới thì ngành Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phân phối lại nguồn vốn của nề kinh tế, mang lại vốn từ nơi có nhiều sang nơi có ít.

Tận dụng những điều kiện có sẵn và truyền thống tự lực tự cường cùng với sự bám sát chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh tiếp tục phát triển có hiệu quả, và nguồn vốn là yếu tố hết sức quan trọng để Chi nhánh hoạt động kinh doanh và đứng vững trên thị trường.

Trong cơ cấu vốn của Ngân hàng thì huy động chiếm tỷ trọng khá cao và là nguồn vốn chủ yếu để Chi nhánh huy động vốn thông qua việc phát hành kỳ phiếu và các loại tiền gửi. Bằng nỗ lực không ngừng, công tác huy động vốn của Chi nhánh 4 liên tục tăng trưởng ổn định qua các năm, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động và các loại tiền gửi (Đvt: Triệu đồng) 2008 2009 2010 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1/ Tiền gửi DN 1.499.163 75,39% 167.7101 67,66% 1.594.328 57,80%

Tiền gửi thanh toán 604.186 30,38% 701.869 28,32% 668.761 24,25% Tiền gửi có kỳ hạn 871.115 43,81% 939.520 37,90% 889.452 32,25% Tiền gửi đảm bảo thanh toán 23862 1,20% 35.712 1,44% 36.115 1,31%

2/ Tiền gửi dân cư 471.451 23,71% 671.451 27,09% 978.018 35,46%

Tiết kiệm không kỳ hạn 18.122 0,91% 20.122 0,81% 20.507 0,74% Tiết kiêm có kỳ hạn 375.174 18,87% 569.437 22,97% 941.762 34,14% Kỳ phiếu, chứng từ có giá 78.155 3,93% 81.892 3,30% 15.749 0,57%

3/ Tiền gửi khác 17.897 0,90% 130.213 5,25% 185.879 6,74% TỔNG CỘNG 1.988.511 100% 2.478.765 100% 2.758.225 100%

(Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công Thương , Chi nhánh 4 ,Tp Hồ Chí Minh)

Bảng 2.2: Tốc độ tăng giảm số dư Vốn huy động và các loại tiền gửi qua các năm 2008-2009-2010(Đvt: Triệu đồng)

Tăng giảm 2008/2009 Tăng giảm 2009/2010

CHỈ TIÊU Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối

1/ Tiền gửi DN 177.938 8,95% -82.773 -3,34%

Tiền gửi thanh toán 97.683 4,91% -33.108 -1,34% Tiền gửi có kỳ hạn 68.405 3,44% -50.068 -2,02% Tiền gửi đảm bảo thanh toán 11.850 0,60% 403 0,02%

2/ Tiền gửi dân cư 200.000 10,06% 306.567 12,37%

Tiết kiêm có kỳ hạn 194.263 9,77% 372.325 15,02% Kỳ phiếu, chứng từ có giá 3.737 0,19% -66.143 -2,67%

3/ Tiền gửi khác 112.316 5,65% 55.666 2,25% TỔNG CỘNG 490.254 24,65% 279.460 11,27%

(Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công Thương , Chi nhánh 4 ,Tp Hồ Chí Minh)

Qua cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh, ta thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh có chiều hướng gia tăng. Đây là một dấu hiệu tốt với bất cứ một ngân hàng nào, mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Tiền gửi Dân cư tăng mạnh đến cuối năm 2010 (tăng 306.567 Triệu đồng , tỷ lệ tăng 12,37% so với năm 2009, chiếm 35,46% trong tổng nguồn huy động tính đến 31.12.2010) chứng tỏ Chi nhánh đã đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là cố gắng tăng dần tỷ trọng số dư tiền gửi dân cư trong bối cảnh lãi suất thấp hơn các Ngân hàng TMCP.

Tiền gửi doanh nghiệp năm 2010 giảm 83 tỷ đồng (5%) so với năm 2009 do một số doanh nghiệp rút vốn đưa vào các dự án, hay các doanh nghiệp tại Chi nhánh rút vốn để đầu tư mua trái phiếu của các Ngân hàng TMCP và các công ty Cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược ở các Ngân hàng TMCP này. Song Chi nhánh đã tiếp thị thêm nhiều doanh nghiệp mới để bù đắp sự sụt giảm nguồn vốn doanh nghiệp.

Công tác tiếp thị tại Chi nhánh 4 vẫn rất hiệu quả, và phần lớn các doanh nghiệp tại đây đều đã đăng ký trả lương cho cán bộ nhân viên qua thẻ ATM, thực hiện các giao dịch qua tiền gửi thanh toán góp phần đẩy mạnh tốc độ thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống ngân hàng, giảm dần áp lực tiền mặt trong lưu thông.

0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 1.800.000 Số tiền (Triệu đồng) 2008 2009 2010 Năm

Cơ cấu nguồi vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Công thương, Chi nhánh 4, Tp Hồ Chí Minh

Tiền gửi doanh nghiệp Tiền gửi dân cư Tiền gửi khác

Hình 2.1: Biểu đồ Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Chi nhánh

Nhận xét:

Qua biểu đồ ta nhận thấy, Chi nhánh đã cân đối nguồn vốn cũng như là tình hình huy động vốn rất hiệu quả. Quy mô huy động từng loại tiền gửi tăng theo từng năm từ năm 2008 đến năm 2010.

+ Trong đó tiền gửi doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2010, huy động tiền gửi doanh nghiệp là 1.594.328 Triệu đồng, chiếm 57,8 % tổng các loại vốn huy động. Tuy nhiên tiền gửi doanh năm 2010 giảm 83.000 Triệu đồng (5%) so với năm 2009 do một số doanh nghiệp rút vốn đưa vào các dự án, song Chi nhánh đã tiếp thị thêm nhiều doanh nghiệp mới để bù đắp sự sụt giảm nguồn vốn doanh nghiệp.

+ Mặc dù tiền gửi khác chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu vốn huy động nhưng nó cũng tăng theo từng năm (năm 2010 tăng 55.666 Triệu đồng , tỷ lệ tăng 2,25% so với năm 2009, chiếm 6,74% trong tổng nguồn huy động tính đến 31/12/2010).

Có được những kết quả trên là nhờ Chi nhánh đã:

 Thực hiện tốt các quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về huy động tiền gửi.

 Không ngừng chú trọng các biện pháp tăng cường huy động vốn nhằm tăng tài sản có.

 Cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm nâng cao uy tín với khách hàng.

 Liên tục mở rộng hệ thống mạng lưới Chi nhánh.

 Duy trì tốt quan hệ trên thị trường liên ngân hàng.

 Nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Đặc biệt ngân hàng đã tích cực đưa ra những hình thức huy động mới như tiết kiệm có bốc thăm trúng thưởng… Nhờ những nỗ lực trên mà công tác huy động vốn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của ngân hàng trong những năm tới.

2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn:

2.1.3.2.1 Tình hình cho vay:

Bảng 2.3: Tình hình cho vay ở Ngân hàng TMCP Công thương, Chi nhánh 4, Tp. Hồ Chí Minh (Đvt: Triệu đồng)

2008 2009 2010

Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tổng dư nợ

Trong đó:

1. Phân theo thành phần kinh tế

A. Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước

B. Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh - Công ty CP, TNHH 1.451.191 342.873 1.108.318 650.973 2.408.376 86.706 2.321.670 1.861.033 100% 3,6% 96,4% 77,27% 2.740.487 90.715 2.669.772 2.139.634 100% 3,41% 97,42% 78,07%

- DNTN - Đối tượng khác 290.354 166.991 310.080 150.557 12,88% 6,25% 350.118 180.020 12,78% 6,57%

2. Phân theo loại cho vay

- Dư nợ ngắn hạn - Dư nợ trung, dài hạn Trong đó:

+ Cho vay theo DAĐT

1.047.179 404.012 329.000 556.518 1.851.858 781.000 23,1% 76,9% 32,43% 667.653 2.082.834 1.061.000 24,7% 75,3% 38,72% (Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công Thương , Chi nhánh 4 ,Tp Hồ Chí Minh)

Đây là hoạt động mang lại chủ yếu nguồn thu cho ngân hàng.Hoạt động tín dụng cho vay của Chi nhánh phát triển cả về quy mô và chất lượng qua các năm. Doanh số cho vay toàn chi nhánh năm 2009 đạt 2.408.376 triệu đồng (tăng 65.9% so với năm 2008). Đến cuối năm 2010 là 2.740.487 triệu đồng (tăng 332.111 triệu đồng so với năm 2009). Nhờ kết hợp sử dụng nhiều biện pháp tăng cường hoạt động tín dụng, công tác cho vay của Chi nhánh trong thời gian qua đã đạt được những kết quả sau:

Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tính đến cuối năm 2008, nhưng đến năm 2009 đã giảm tới mức đáng kể từ 72,1% năm 2008 xuống còn 23,1%, và năm 2010 là 24,7% . Nguyên nhân là do

+ Chi nhánh đã giảm tỷ lệ cho vay vốn lưu động, cho vay sinh hoạt tiêu dùng + Dư nợ các Doanh nghiệp nhà nước có tình hình tài chính yếu kém giảm làm cho hoạt động cho vay ngắn hạn của Chi nhánh đã giảm sút tới mức đáng kể. Đây là xu hướng tích cực trong hoạt động của mỗi ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

Đối với dư nợ cho vay theo DAĐT, trong ba năm qua Chi nhánh đã giải ngân cho 4 dự án lớn với tổng dư nợ là 2.071.000 Triệu đồng, và tăng dần qua các năm, từ 329.000 Triệu đồng năm 2008 tăng lên 781.000 Triệu đồng năm 2009, và đến năm 2010 là 1.061.000 Triệu đồng. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của Chi nhánh đến các DAĐT, giải quyết vấn đề về vốn cho các doanh nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất.

Những con số trên đã phản ánh tốc độ tăng trưởng cao của hoạt động tín dụng trong năm 2010 so với những năm trước đây, và qua đó còn cho thấy cánh cửa thị trường đang dần mở rộng, còn rất nhiều tiềm năng chờ đón sự khai phá của Chi nhánh.

Có thế nói sự đa dạng các hình thức huy động vốn, kỳ hạn gửi tiền linh hoạt, phương thức giao dịch thuận tiện, nhanh chóng, lãi suất tiền gửi hấp dẫn và bên cạnh đó là các sản phẩm dịch vụ tín dụng cũng được phát triển đa dạng, đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ được Chi nhánh quan tâm nhiều hơn chính là các yếu tố thúc đẩy hoạt động tín dụng mở rộng và tăng trưởng cao trong năm 2010.

Chi nhánh ngày càng chủ động hơn trong việc kiểm soát quy mô và chất lượng tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và sự phát triển bền vững của Chi nhánh. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng gắn liền với tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, theo đó tín dụng luôn hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu vốn ngày càng lớn của nền kinh tế.

Dịch vụ ngân hàng phát triển đa dạng hơn, phong phú hơn và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng hơn. Trong đó các dịch vụ ngân hàng điện tử tiếp tục phát triển gắn liến với quá trình đổi mới và phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại trong hoạt động kinh doanh. Riêng lĩnh vực dịch vụ phát triển mạnh. Trong năm 2010, Chi nhánh đã phát hàng trên 6.000 thẻ, tắng 3,8 lần so với năm 2009. Ngân hàng tiếp tục đa dạng hóa tính năng thẻ để tăng tiện ích cho người sử dụng.

Ngân hàng đã nhanh chóng tiếp cận công nghệ hiện đại, học tập kinh nghiệm quản trị ngân hàng cả nước liên tiên tiến, cũng như nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh, tất cả đã đồng thời tạo hiệu ứng tác động lan tỏa thuận lợi đối với quá trình phát triển Chi nhánh. Kết quả mang lại có tính tất yếu là sự mở rộng và phát triển bền vững Chi nhánh.

2.1.3.2.2 Tình hình Nợ quá hạn:

Bảng 2.4: Nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Công thương, Chi nhánh 4, TP Hồ Chí Minh(Đvt: Triệu đồng) Năm 2008 2009 2010 Tổng dư nợ 1.451.191 2.408.376 2.740.487 Nợ quá hạn 0 0 4.349 Ngắn hạn 0 0 4.349 Dài hạn 0 0 0 % Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0 0 0,16%

(Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công Thương , Chi nhánh 4 ,Tp Hồ Chí Minh)

Qua bảng trên cho ta thấy trong hai năm 2008 và 2009 Chi nhánh không hề có nợ quá hạn, tuy nhiên năm 2010 là 4.349 triệu đồng, tăng so với hai năm 2008 và 2009, tập trung chủ yếu là các hộ vay tiêu dùng, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung và do đến kỳ trả nợ nhưng người vay ( chủ yếu là CBCNV) không trả nợ kịp. Nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ năm 2010 của chi nhánh là 0,16% tương đối thấp so với chỉ tiêu ngành, và xét về bản chất đây không phải là phát sinh Nợ quá hạn xấu.

Đạt được những kết quả trên là do Chi nhánh đã thực hiện nghiêm chỉnh các thể lệ và chế độ cho vay như của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hướng dẫn việc cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống.

Mặt khác, Chi nhánh đã tỏ rõ năng lực của mình trong việc thẩm định các DAĐT. Qua đó ta thấy rằng việc thẩm định DAĐT tại Chi nhánh 4 được thực hiện rất có hiệu quả trong những năm gần đây, khắc phục được những rủi ro của nghiệp vụ cho vay. Nó phản ánh sự đi lên trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Với kết quả đó thì vào cuối năm 2009, đầu năm 2010, Chi nhánh 4 đã vinh dự được trở thành Chi nhánh loại I của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.

2.1.3.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh:

Bảng 2.5: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của Ngân hàng TMCP Công thương, Chi nhánh 4, Tp Hồ Chí Minh (Đvt: Triệu đồng)

2008 2009 2010 Xu thế 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % (Triệu đồng) 1. Tổng thu nhập 162.354 100% 233.831 100% 324.639 100%138,83% 90.808 Lãi tiền gửi 61.719 38,02% 95.16040,70% 119.58736,84%125,67% 24.427 Lãi cho vay 97.000 59,75% 13290556,84% 198.25161,07%149,17% 65.346 Lãi khác 3.635 2,24% 5.766 2,47% 6.801 2,09%117,95% 1.035

2. Tổng chi phí 118.789 100% 173.206 100% 233.227 100%134,65% 60.021

Lãi tiền gửi 46.364 39,03% 66.27238,26% 100.54643,11%151,72% 34.274 Lãi cho vay 69.908 58,85% 10122258,44% 123.75653,06%122,26% 22.534 Lãi khác 2.517 2,12% 5.712 3,30% 8.925 3,83%156,25% 3.213

3. Lợi nhuận 43.565 60.625 91.412 150,78% 30.787

(Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công Thương , Chi nhánh 4 ,Tp Hồ Chí Minh)

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận

Từ bảng 2.5 ta thấy tổng thu nhập trước thuế năm 2010 tăng so với năm 2009 là 138,83% tương ứng 90.808 triệu đồng, và so với năm 2008 tăng 162.285 triệu đồng, chủ yếu là tăng từ lãi tiền vay là 65.346 Triệu đồng ( tăng 149,17%) và lãi tiền gửi (tăng 24.427 triệu đồng). Tuy lãi khác năm 2010 có tăng hơn so với năm 2009 (tăng 1.035 triệu đồng) nhưng Tỷ trọng lãi khác trong Tổng thu nhập năm 2010 có giảm hơn so với năm 2009.

Tổng chi qua các năm tăng dần từ 118.789 triệu đồng năm 2008 lên 173.206 năm 2009 và đến năm 2010 là 233.227 triệu đồng.

Kết quả tổng lợi nhuận năm 2010 là 91.412 triệu đồng tăng 50,78% (tăng 30.787 triệu) so với năm 2009, điều này chứng tỏ Chi nhánh hoạt động có hiệu quả cao. Một kết quả hết sức khả quan đối với Chi nhánh, đồng thời cũng là nguồn động viên khích lệ to lớn đối với cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh.

Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Ban giám đốc của Chi nhánh và sự năng động của cán bộ công nhân viên, các nguồn huy động đã sử dụng một cách có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh tế, các hộ kinh doanh cá thể ngoài quốc doanh trong cũng như ngoài địa bàn quận, mở rộng cho vay đầu tư đồng thời tài trợ các dự án trung và dài hạn đem lại hiệu quả cao.

Kết luận: Hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh ngày càng cao, chất lượng huy động vốn,tăng trưởng ngày càng được cải thiện. Các chỉ số phân tích định lượng đều phản ánh hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh trong năm cao hơn so với những năm trước. Trong đó chất lượng tín dụng tiếp tục được đảm bảo với tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn dưới hạn mức quy định. Tổnng lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng 50,78% so với năm 2009. Gắn liền với kết quả này là chất lượng quản trị nguồn vốn, quản trị tài sản cải thiện đáng kể. Theo đó, quá trình khai thác và sử dụng vốn của Chi nhánh hiệu quả hơn, đa dạng hóa trong hoạt động đầu tư nhằm phân tán rủi ro và khai thác tối đa nguồn vốn đế kinh doanh, tốc độ luân chuyển vốn, sử dụng vốn hiệu quả hơn bằng việc tăng cường các hoạt động trên thị trường liên ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ Tín dụng so với tổng vốn huy động có xu hướng tăng qua các

năm, điều này cho thấy năng lực kinh doanh, khả năng cạnh tranh của Chi nhánh là rất cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh 4, tp hồ chí minh (Trang 35 - 45)