2.2.2.1.1 Thẩm định năng lực pháp lí
Người vay phải có đủ năng lực pháp lý theo qui định của pháp luật trong quan hệ vay vốn với ngân hàng.
Đối với thể nhân vay vốn (tư nhân, cá thể, hộ gia đình): Người vay phải có quyền công dân, có sức khoẻ, kỹ thuật tay nghề và kinh nghiệm trong lĩnh vực sử dụng vốn vay, có phẩm chất, đạođức tốt.
Đối với pháp nhân: Phải có đầy đủ hồ sơ chứng minh pháp nhân đóđược thành lập hợp pháp, có đăng ký kinh doanh, có giấy phép hành nghề, có quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp nhân trước pháp luật. Những giấy tờ này phải phù hợp với các qui định trong các luật tổ chức hoạt động của loại đó như: luật doanh nghiệp Nhà nước, luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân, luật kinh tế tập thể, luật đầu tư nước ngoài...
Ngoài ra ngân hàng còn phải thẩm định xem khách hàng có thuộc “Đối tượng được vay vốn” theo qui cụ thể của các chế độ, thể lệ cho vay hay không ?
Các trường hợp khách hàng vay vốn là tổ chức kinh tế tập thể, công ty cổ phần, xí nghiệp liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn... phải kiểm tra tính pháp lí của “Người đại diện pháp nhân” đứng ra đăng kí hồ sơ vay vốn phù hợp với “Điều lệ
các sáng lập viên hoặc những người đồng sở hữu của tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
2.2.2.1.2 Thẩm định tính cách và uy tín.
Mục tiêu thẩm định về tính cách và uy tín của khách hàng nhằm mụcđích hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro do chủ quan của khách hàng gây nên như: rủi ro về đạo đức, về thiếu năng lưc, trình độ, kinh nghiệm. Đề phòng, phát hiện những âm mưu lừađảo ngay từ ban đầu của một số khách hàng.
Tính cách của người vay không chỉ đựơc đánh giá bằng phẩm chất , đạo đức chung mà còn phải kiểm nghiệm qua kết quả hoạt động kinh doanh trong quá khứ, hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai.
Tính cách của cá nhân vay vốn hoặc người đứng đầu pháp nhân còn được đánh giá bằng năng lực lãnh đạo và quản lí như: Khả năng truyền cảm hứng cho người xung quanh, khả năng đưa ra các quyết định quản lí, trình độ học vấn, kinh nghiệm, sự chín chắn …
Uy tín của khách hàng được thể hiện dưới nhiều khía cạnh đa dạng như: chất lượng, giá cả sản phẩm, mức độ chiếm lĩnh trên thị trường, chu kì sống của các sản phẩm trên thị trường, các quan hệ kinh tế tài chính với khách hàng, bạn hàng và Ngân hàng.
Uy tín chỉ được khẳng định và kiểm nghiệm bằng kết quả thực tế đạt được trên thị trường qua thời gian, thời gian càng dài thì càng thì càng chính xác. Do đó phải phân tích các số liệu và tình hình phát triển với những thời gian khác nhau mới có kết luận chính xác.
2.2.2.1.3 Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng.
Đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định sức mạnh tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của người vay. Ngoài ra còn phải xác định chính xác số vốn chủ sở hữu thực tế tham gia vào phương án xin vay Ngân hàng theo qui định của chế độ cho vay.
Muốn phân tích được vấn đề này phải dựa vào các báo cáo tài chính, bảng tổng kết tài sản, bảng quyết toán lỗ lãi. Tuy nhiên các báo cáo tài chính chỉ cho thấy điều gì đã xảy ra trong quá khứ, vì vậy dựa trên kết quả phân tích, thẩm định cán bộ tín dụng phải biết sử dụng chúng để nhận định, đánh giá, dự báo tìm các định hướng phát triển, để chuẩn bị đối phó với các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Khi phân tích năng lực tài chính của khách hàng ta có thể đánh giá các chỉ tiêu:
a Tỷ suất tài trợ: Chỉ tiêu này cho biết mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng lớn.
Tỷ suất tài trợ =
Chỉ tiêu này phải 0,3 mới đạt tiêu chuẩn.
b Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện rõ nét tính hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính khả quan, và ngược lại. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán được xem xét bao gồm:
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn:
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn =
Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp. Chỉ tiêu này đạt chuẩn khi ~ 1.
Nếu tỷ số thanh khoản hiện hành nhỏ hơn 1 thì kết luận khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất thấp, doanh nghiệp không có đủ tài sản để đảm bảo chi trả nợ vay.
Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng Nguồn vốn
Tài sản ngắn hạn
Nếu tỷ số thanh khoản hiện hành lớn hơn 1 thì có thể kết luận khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động đảm bảo trả nợ vay.
Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chiểu đổi thành tiền của tài sản lưu động.
Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động =
Chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn khi : 0,1 Tỷ suất thanh toán vốn lưu động 0,5. Nếu chỉ tiêu này lơn hơn 0,5 hoặc nhở hơn 0,1 đều không tốt, vì sẽ gây ứ đọng vốn hoặc thiết tiền để thanh toán.
Tỷ suất thanh toán tức thời
Tỷ suất thanh toán tức thời =
Nếu tỷ suất này 0,5 thì tính hình thanh toán tương đối khả quan, nếu 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và có thể phải bán gấp sản phẩm để trả nợ.
Chỉ tiêu này ~ 0,5 thì đạt tiêu chuẩn. c Các chỉ tiêu quản lý nợ
Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu: Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ của công ty và qua đó còn đo lường được khả năng tự chủ tài chính của công ty.
Tỷ suất nợ so với VCSH =
Tỷ số này cho thấy quan hệ đối ứng giữa vốn của doanh nghiệp và vốn vay của ngân hàng. Đứng trên góc độ ngân hàng, tỷ số này chỉ nên biến động từ 0 đến dưới 1. Nếu bằng hoặc lớn hơn 1 thì doanh nghiệp đã quá lệ thuộc vào vốn vay và như vậy rủi ro của doanh nghiệp dồn hết cho ngân hàng gánh chịu.
Tổng số vốn bằng tiền Tài sản lưu động Tài sản ngắn hạn - HTK Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ so với tổng tài sản :Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho toàn bộ tài sản của công ty (Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn vay).
Tỷ suất nợ =
Nhìn chung tỷ số này nên biến động từ 0 đến dưới 1. Nếu bằng 1 hoặc lớn hơn 1 có nghĩa là toàn bộ giá trị tài sản của công ty không đủ để trả nợ và thực tế công ty sẽ phá sản ngay nếu các chủ nợ đòi nợ cùng một lúc. Nói chung khi cho vay, ngân hàng không thích khách hàng nào có tỷ số nợ quá lớn vì như vậy khả năng hoàn trả nợ vay giảm rất nhiều.
Hệ số khả năng trả lãi: Nó là loại tỷ số phản ánh mối quan hệ giữa khả năng trang trải chi phí và chi phí tài chính công ty phải gánh chịu. Tỷ số trang trải tài chính thường gặp là tỷ số trang trải lãi vay. Đây là tỷ số đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận của công ty để thanh toán lãi vay.
Hệ số khả năng trả lãi =
d Các chỉ tiêu hoạt động
Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân =
Vòng quay các khoản phải thu hoặc kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc phần nhiều vào chính sách tín dụng như bán chịu, trả chậm của doanh nghiệp. Nếu số vòng quay khoản phải thu thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn của doanh nghiệp bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng nhiều. Ngược lại, nếu số vòng quay khoản phải thu cao quá thì sẽ giảm sức cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn tới giảm doanh thu.
Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn Tổng tài sản
EBIT Chi phí lãi vay
Giá trị khoản phải thu
Khi phân tích tỷ số này, ngoài việc so sánh giữa các năm, so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành và so sánh với tỷ số trung bình ngành, doanh nghiệp cần xem xét từng khoản phải thu để kịp phát hiện những khoản nợ đã quá hạn trả để có biện pháp xử lý thích hợp.
Tỷ số hoạt động tồn kho (Inventory activity)
Vòng quay hàng tốn kho =
Số vòng luân chuyển hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh. Tỷ số này chỉ nên so sánh với tỷ số luân chuyển hàng tồn kho trung bình ngành hoặc của các công ty cùng ngành để đánh giá.
Thời gian tồn kho của công ty thấp (dài) do vòng quay hàng tồn kho nhanh (chậm), nghĩa là hiệu quả hoạt động tồn kho của công ty khá cao (thấp).
Vòng quay tổng tài sản (Total asset turnover)
Tỷ số này sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động tổng tài sản của công ty nói chung. Hiệu quả hoạt động của tổng tài sản được đo bằng chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản.
Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi đồng giá trị tài sản của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Vòng quay tổng tài sản =
Hệ số vòng quay tài sản cao thể hiện công ty có thể tạo ra được nhiều doanh thu hơn trên 1 đồng vốn đầu tư.
e Các chỉ tiêu khả năng sinh lời:
Khả năng sinh lợi so với doanh thu: Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi so với doanh thu. Thường tỷ số này có thể sử dụng lãi gộp hoặc lãi ròng so với doanh thu nên còn được gọi là chỉ tiêu tỷ suất lãi gộp (gross profit margin) hay lợi nhuận trên doanh thu (return on sales) nếu sử dụng lãi gộp, hoặc chỉ tiêu tỷ suất lãi
Doanh thu
Giá trị hàng tồn kho
DT thuần + DT tài chính + TNkhác Tổng tài sản
ròng (net profit margin) hay lợi nhuận ròng trên doanh thu nếu sử dụng lãi ròng.
Tỷ suất lợi nhuận gộp =
Hoặc Tỷ suất lợi nhuận thuần =
Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng doanh thu ròng tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Khả năng sinh lợi so với tài sản ( ROA):
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi so với tài sản, hay nói khác đi tỷ số này cho biết mỗi đồng giá trị tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận sử dụng trong công thức tính toán có thể là lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận ròng sau thuế, tùy theo mục tiêu phân tích.
ROA =
Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu (ROE):
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu bỏ ra. Chủ doanh nghiệp thường chỉ quan tâm đến phần lợi nhuận sau cùng mà họ nhận được, cho nên thường thì chỉ tiêu lợi nhuận ròng sau thuế được sử dụng trong việc tính toán tỷ số này.
ROE=
f Tỷ số tăng trưởng
Tỷ số lợi nhuận tích lũy
Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tích lũy cho mục đích tái đầu tư. Do vậy, nó cho thấy được triển vọng phát triển của công ty trong tương lai.
Tỷ số lợi nhuận tích lũy =
LN gộp từ bán hàng&cung cấp dv DT thuần từ bán hàng&cung cấp dv
LN thuần từ hoạt động kinh doanh DT thuần từ bán hàng&cung cấp dv
LN ròng cho cổ đông thường Tổng tài sản
LN ròng sau thuế Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận tích lũy (LN giữ lại) Lợi nhuận sau thuế
Muốn đánh giá chính xác hơn về tỷ số lợi nhuận tích lũy của doanh nghiệp cần so sánh với tỷ số lợi nhuận tích lũy của ngành để có cái nhìn tổng quát hơn
Tỷ số tăng trưởng bền vững: Tỷ số này đánh giá khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận. Do vậy có thể xem tỷ số này phản ánh triển vọng tăng trưởng bền vững hay tăng trưởng từ lợi nhuận giữ lại.
Tỷ số tăng trưởng bền vững =
Những hạn chế của phân tích tỷ số tài chính:
Trong điều kiện của Việt Nam việc phân tích báo cáo tài chính còn một số hạn chế nhất định do điều kiện và trình độ tổ chức hệ thống thông tin tài chính của công ty nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung còn nhiều hạn chế:
Hạn chế thứ nhất: là mức độ tin cậy của số liệu trong các báo cáo tài chính. Như đã biết, phân tích báo cáo tài chính hoàn toàn dựa vào số liệu và thông tin rút ra từ các báo cáo tài chính cho nên nếu các số liệu này thiếu chính xác thì những kết luận rút ra từ phân tích chắc chắn sẽ bị sai lệch.
Hạn chế thứ hai: là không có đầy đủ thông tin về các tỷ số bình quân của ngành để làm cơ sở so sánh.
Mặc dù còn một số hạn chế nhất định trong việc phân tích nhưng nếu nhà đầu tư nắm được kỹ thuật phân tích và kết hợp với xem xét thuyết minh báo cáo tài chính thì sẽ nâng được độ tin cậy từ phân tích, nhận định và đánh giá của mình về doanh nghiệp.
Khi phân tích các báo cáo tài chính và tình hình tài chính công ty mà nhà phân tích chỉ dừng lại ở mức độ tính toán và hiểu ý nghĩa của từng tỷ số tài chính riêng lẽ thì cũng chưa thể đánh giá đầy đủ được tình hình tài chính công ty. Muốn am hiểu hơn tình hình và hoạt động tài chính công ty, cần phải so sánh các tỷ số đã xác định so với các tỷ số của những kỳ trước và so sánh với các tỷ số bình quân của ngành. Để thực hiện đánh giá tình hình tài chính tổng thể công ty, sau khi thực hiện tính
Lợi nhuận tích lũy Vốn chủ sở hữu
toán và giải thích ý nghĩa của từng loại tỷ số tài chính, nhà phân tích cần thực hiện phân tích so sánh gồm: phân tích xu hướng, phân tích cơ cấu và phân tích chỉ số.
2.2.2.2 Thẩm định dự án đầu tư
2.2.2.2.1 Thẩm định sự cần thiết của dự án đầu tư
Vai trò của đầu tư là rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế nhưng khi xét riêng từng dự án đầu tư ta lại thấy có dự án đạt được mục tiêu này nhưng không đạt được mục tiêu khác. Có những dự án lợi nhuận thu được không cao nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến những vấn đề khác như môi trường sinh thái hoặc tạo ra nhiều công ăn việc làm...
Bên cạnh đó chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ có thể hướng tới những mục tiêu khác nhau, ưu tiên phát triển ngành nào, tập trung vốn đầu tư cho những vùng trọng điểm nào.
Do đó khi xem xét thẩm định dự án đầu tư cán bộ tín dụng phải xem xét mục tiêu của dự án có phù hợp và đáp ứng những nhu cầu đặt ra của ngành, địa phương và của cả nước hay không. Có hai vấn đề chính cần xem xét là lợi ích về mặt kinh tế và lợi ích về mặt xã hội. Ngân hàng cần xem xétvề sự phù hợp về phạm vi hoạt động, quy mô đầu tư với sự quy hoạch phát triển của ngành và lãnh thổ.
2.2.2.2.2 Thẩm định về mặt kỹ thuật của dự án đầu tư
Thẩm định kỹ thuật của dự án đầu tư là việc kiểm tra, phân tích các yếutố kỹ