Giải pháp về nội dung và phương pháp thẩm định:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh 4, tp hồ chí minh (Trang 95 - 100)

Việc đánh giá các thông tin về khách hàng vay vốn là một việc không đơn giản, bởi không phải lúc nào tình hình tài chính của các doanh nghiệp cũng được công khai. Do vậy, trước mắt ngân hàng cần yêu cầu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nộp lên phải được kiểm toán. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng nên tăng cường thiết lập mối quan hệ với các cơ quan chức năng nhằm có những đánh giá đầy đủ hơn về doanh nghiệp.

Ngoài ra, Chi nhánh nên rà soát lại các hợp đồng, các cam kết đã ký kết, giảm bớt các dự án đầu tư ở xa địa bàn, các dự án có khả năng rủi ro cao, ưu tiên đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình.

Tiến hành xếp loại doanh nghiệp, sàng lọc khách hàng, lựa chọn khách hàng, ưu tiên cho các khách hàng có nguồn tiền gửi, sử dụng dịch vụ tại Chi nhánh, khách hàng cung cấp ngoại tệ…

3.2.1.2 Đối với phương diện kỹ thuật:

Các chỉ tiêu của Chính phủ, của Bộ ngành liên quan chưa đầy đủ, chưa phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế, còn Chi nhánh cũng chưa có một hệ thống chỉ tiêu về kinh tế - kỹ thuật chuẩn mực phục vụ cho công tác thẩm định dự án. Do đó, để trợ giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá kỹ thuật, Chi nhánh cần sớm nghiên cứu

ban hành những chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản, phù hợp với từng ngành, lĩnh vực cụ thể (như các tiêu chuẩn về công nghệ, máy móc, thiết bị sử dụng…) làm cơ sở để cán bộ thẩm định tham chiếu. Trong tường hợp những dự án quá phức tạp, Chi nhánh nên thuê các chuyên gia có chuyên môn phù hợp với thẩm định nội dung kỹ thuật, nhằm rút ngắn thời gian thẩm định.

3.2.1.3 Đối với nội dung phân tích thị trường:

Cán bộ tín dụng cần phân tích sâu hơn về phương diện thị trường của dự án, những đánh giá tình hình cung – cầu thị trường, về khả năng tiêu thụ của sản phẩm cần được tính toán, định lượng một cách cụ thể, chứ không nên đánh giá chung chung theo cảm tính. Chi nhánh cũng cần áp dụng các phương pháp hiện đại trong phân tích và dự báo cung – cầu sản phẩm.

Hiện có nhiều phương pháp dự báo cung – cầu đã được nghiên cứu áp dụng trong thực tế, như phương pháp tiên đoán, phương pháp ngoại suy xu hướng, phương pháp mô phỏng, phương pháp ma trận tác động qua lại, phương pháp kịch bản, phương pháp cây quyết định, phương pháp dự báo tổng hợp. Cán bộ thẩm định có thể căn cứ vào số lượng và chất lượng thông tin thu thập được mà lựa chọn phương pháp tính cho phù hợp, hoặc kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nhằm làm tăng tính chính xác cho kết quả dự báo.

Ngoài ra trong quá trình thẩm định cần lưu ý tới các yếu tố khác nhau như: khả năng thay đổi thị hiếu tiêu dùng, những thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, của nước xuất khẩu…vì chúng có ánh hưởng đến đầu ra của dự án.

3.2.1.4 Đối với nội dung thẩm định phương diện tài chính:

Thứ nhất, khi thẩm định tổng vốn đầu tư, Chi nhánh cần có quy định cụ thể về các nội dung trong Tổng vốn đầu tư của một dự án như: Vốn đầu tư cố định, vốn đầu tư lưu động, Vốn đầu tư dự phòng, Vốn đầu tư bù đắp chi phí…bởi theo ý kiến nhiều cán bộ thẩm định có kinh nghiệm thì Tổng vốn đầu tư của dự án khi trình lên thường thấp hơn thực tế. Lý do là vì dự án đi vào thực hiện có thể phát sinh nhiều hạng mục chi phí mới hoặc do chủ đầu tư cố tình làm giảm Tổng vốn đầu tư để dễ xin vốn vay. Mặt khác, nếu dự án đầu tư được tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau, cán

bộ thẩm đinh nên kiểm tra kỹ tính xác thực của từng nguồn vốn, nhất là các cam kết bỏ vốn của các cơ quan tài trợ cả về mặt số lượng và tiến độ, để tránh xảy ra tình trạng thiếu vốn dẫn đến làm chậm tiến độ thi công dự án.

Thứ hai, khi thẩm định các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của dự án như:lãi vay, vốn lưu động, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuê đất, thuê chuyên gia…Chi nhánh cần có sự tham khảo các quy trình của Bộ tài chính, của cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, so sánh với chi phí sản xuất của sản phẩm tương đương trên thị trường, không nên chấp thuận hay mặc nhiên theo sự tính toán của chủ đầu tư hoặc tùy ý. Nếu là dự án mở rộng hoặc dự án mới của doanh nghiệp đã hoạt động trong ngành đó, cán bộ thẩm định có thể lấy các chỉ tiêu cũ làm cơ sở. Nếu các dự án mới hoàn toàn thì các chỉ tiêu của những dự án tương tự cũng là những tham khảo tốt.

Đối với chi phí khấu hao, Chi nhánh cần kiểm tra đối chiếu với các văn bản quản lý kinh tế mới nhất của Nhà nước nhằm đảm bảo tính hợp pháp, chính xác trong tính toán. Chi nhánh cần xem xét mức khấu hao cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động của dự án, của từng loại hình doanh nghiệp, tránh tình trạng các doanh nghiệp áp dụng mức khấu hao nhanh để giảm nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.

Nếu doanh nghiệp tính sai quy định của Bộ tài chính thì Chi nhánh 4 cần tính toán lại và có ý kiến với doanh nghiệp. Đồng thời Chi nhánh phải đặt chi phí này trong mối quan hệ với khả năng tiêu thụ sản phẩm, với tính khả thi của dự án bởi khấu hao là một nguồn trả nợ cho ngân hàng, nó không phải nguồn có sẵn hiển nhiên, do đó nó có thể là con số vô nghĩa nếu dự án không khả thi, sản phẩm của dự án không được tiêu thụ.

Thứ ba, cần chú ý đến các khoản thu hồi khi xác định dòng tiền của dự án. Khi xác định dòng tiền của dự án, cán bộ tín dụng cần chú ý đến các khoản hoàn trả vốn lưu động và thu hồi các giá trị thanh lý khi dự án chấm dứt hoạt động. Bởi lẽ phần lớn các dự án khi kết thúc thì các máy móc thiết bị, nhà xưởng còn một giá trị thị trường nhất định. Khi bán chúng sẽ suất hiện dòng thu từ dự án, tùy theo quy

định chế độ kế toán hiện hành mà dòng thu này có thể sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không.

Ngoài ra, khi dự án kết thúc, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn lưu động ròng, do đó các khoản thu này phải được cộng vào dòng tiền cuối cùng của dự án.

Ví dụ: Các tài sản cố định của dự án được khấu hao trong vòng 14 năm, vòng đời của dự án chỉ là 10, nhưng cán bộ thẩm định không đưa phần giá trị Thanh lý tài sản cố định cũng như khoản thu hồi vốn lưu động vào dòng thu cuối cũng của dự án. Dẫn đến việc tính toán các dòng thu thiếu cơ sở khoa học, như vậy sẽ làm giảm tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.

Thứ tư, các chỉ tiêu NPV, IRR là các chỉ tiêu thường gặp trong các dự án đầu tư của ngân hàng, tuy nhiên khi sử dụng chúng phải quan tâm đến giá trị thời gian của dòng tiền, nếu không chúng sẽ không phản ánh đầy đủ mặt ý nghĩa. Mặt khác, cùng với các chỉ tiêu NPV, IRR, Chi nhánh cũng nên đưa các chỉ tiêu khác vào tính toán như THV, điểm hoàn vốn, lợi ích chi phí, năng lực hòa vốn…những chỉ tiêu này sẽ bổ sung cho nhay, giúp cán bộ tín dụng có một cái nhìn toàn diện hơn về dự án.

Thứ năm, xác định thời hạn trả nợ, phương thức trả nợ.

Cách xác định thời hạn trả nợ, mức thu nợ, các thức thu nợ cả gốc và lãi phải phù hợp với năng lực sản xuất của khách hàng và tiến độ thực hiện của dự án. Hiện nay, Chi nhánh thường tiến hành thu đều từng kỳ hay thu lũy thoái với mong muốn thu công nợ càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, trong thời gian đầu các máy móc thiết bị chạy chưa hết công suất, sản phẩm sản xuất ra ở giai đoạn thăm dò thị trường…Do đó, nếu Chi nhánh yêu cầu mức trả nợ cao từ đầu sẽ làm cho dự án chưa đủ khả năng trả, ảnh hưởng đến sản xuất.

Chi nhánh không nên chia đều các khoản thu gốc cho các kỳ lũy thoái mà nên căn cứ vào dòng tiền của dự án, đồng thời tiến hành thu nợ gốc tăng dần theo thời gian, như vậy sẽ phù hợp với quá trình vận hành kết quả đầu tư. Việc thu lãi cũng cần được tính toán sao cho phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng các doanh nghiệp phải vay vốn ngắn hạn để trả lãi vay ngân hàng.

Ví dụ: dự án Nhà máy thủy điện La Hiêng 2, Chi nhánh đã tính theo phương pháp chia đều các khoản thu gốc, nên trong 2 năm đầu nhà máy không đủ khả năng trả nợ gốc + lãi từ nguồn khấu hao và lợi nhuận, nên đã nhận hỗ trợ từ Tập đoàn VRG theo chủ trương của VRG hỗ trợ các công ty con trả nợ thay trong thời gian đầu.

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

Nguồn trả nợ:

Khấu hao 25.153 25.153 25.153 25.153 25.153 Lợi nhuận trước lãi vay 36.836 52.838 61.550 70.376 79.779

Trả nợ: 61.989 77.991 86.703 95.529 104.932 Trả nợ dài hạn: 72.299 68.409 64.519 60.629 56.739 * Nợ gốc 33.400 33.400 33.400 33.400 33.400 * Lãi vay 38.899 35.009 31.119 27.229 23.339 Thừa/Thiếu -10.310 9.582 22.184 34.899 48.192 Cân đối -10.310 -728 21.457 56.356 104.548 Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 Nguồn trả nợ: Khấu hao 25.153 25.153 25.153 25.153 25.153 Lợi nhuận trước lãi vay 89.791 100.446 105.414 110.581 115.954

Trả nợ: 114.944 125.599 130.567 135.734 141.107 Trả nợ dài hạn: 52.850 48.960 45.070 41.180 37.290 * Nợ gốc 33.400 33.400 33.400 33.400 33.400 * Lãi vay 19.450 15.560 11.670 7.780 3.890 Thừa/Thiếu 62.094 76.640 85.497 94.554 103.817 Cân đối 166.643 243.282 328.780 423.334 527.151 Bảng 3.1: Bảng cân đối nguồn trả nợ ( Đvt: Triệu đồng)

3.2.1.5 Về thời gian thẩm định:

Thời gian thẩm định nên được Chi nhánh quy định như sau

STT Loại công việc Thời gian thực hiện

1 Thẩm định hồ sơ tín dụng Max = 10 ngày

2 Tái thẩm định Max = 5 ngày

3 Lãnh đạo phòng tín dụng kiểm soát hồ sơ Max = 3 ngày 4 Quyết định của Ban tín dụng Max = 5 ngày 5 Quyết định của Hội đồng tín dụng Max = 5 ngày

6 Phê duyệt của HĐTD Max = 10 ngày

7 Thời gian giải quyết hồ sơ Max = 35 ngày 8 Kiểm tra và xử lý nợ vay Ít nhất 3 tháng / lần

Thời gian thẩm định nên được rút ngắn hơn so với trước đây, từ đó giúp chủ đầu tư không bị bỏ lỡ cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng cần lưu ý đảm bảo sao cho tính nhanh chóng phải đi đôi với chất lượng thẩm định.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh 4, tp hồ chí minh (Trang 95 - 100)