Sự cần thiết nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT và Phương hướng nhiệm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh 4, tp hồ chí minh (Trang 91 - 95)

Chất lượng của việc thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và sự an toàn của ngân hàng

Như trên đã đề cập, có nhiều đối tượng cùng thẩm định dự án đầu tư nói chung, thẩm định tài chính nói riêng, đứng trên góc độ khác nhau của người thẩm định với

những mục tiêu nhất định thì chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư được hiểu như sau:

 Với nhà đầu tư: Việc thẩm định tài chính có chất lượng có nghĩa là cung cấp cho chủ đầu tư những thông tin mang ý nghĩa cơ sở đánh tin cậy cho việc lựa chọn được dự án đầu tư (trong số các dự án hay hay là sự giới hạn nguồn lực) có hiệu quả tài chính cao nhất (mang lại lợi nhuận lớn nhất cho chủ đầu tư).

Với cơ quan quản lí nhà nước (cơ quan có thẩm quyền thầm định để chấp nhận cho phép đầu tư), chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư là việc chấp nhận, phê duyệt những dự án có tính khả thi về mặt tài chính, mang lại lợi ích cho chủ đầu tư và góp phần thực hiện định hướng kinh tế xã hội cho đất nước trong từng thòi kỳ (cũng như dự án được lựa chọn là dự án tốt nhất trong số các dự án xem xét đứng trên quan điểm xã hội).

 Với nhà tài trợ (cụ thể ở đây là NHTM) chất lượng thể hiện ở việc trên cơ sở phân tích, đánh giá một các khách quan, toàn diện sâu sắc. Ngân hàng quyết định tài trợ cho những dự án mà sau này khi đi vào thực hiện mang lại hiệu quả tài chính cũng như trả được nợ Ngân hàng như dự kiến, do đó Ngân hàng đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, ở khía cạnh nào đó, chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư được thể hiện ở chất lượng tính dụng hay đảm bảo cho dự án

Một dự án đạt hiệu quả về mặt tài chình khi dự án đó đã thẩm định có khả năng trả nợ (cả gốc và lãi) theo dự kiến, thời gian thẩm định nhanh, có hiệu quả về mặt xã hội, rủi ro tín dụng thấp. không phát sinh các khoản nợ khó đòi, quá hạn, từ đó giúp ngân hàng có lợi nhuận.

Một dự án thẩm định tồi không có hiệu quả về mặt tài chính không chỉ làm cho ngân hàng không thu được vốn, suy giảm lợi nhuận mà còn có khả năng dẫn đến bờ vực phá sản. Do đó nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư là nhiệm vụ quan trọng của mỗi ngân hàng, nó đòi hỏi phải được làm thường xuyên có khoa học và nghiêm túc.

Chất lượng, hiệu quả, an toàn, rủi ro thấp trong hoạt động tín dụng chỉ có được khi công tác thẩm định DAĐT được nâng cao.Chất lượng công tác thẩm định DAĐT chính là việc cán bộ thẩm định rút ra kết luận một cách chính xác về tính khả thi, tính hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra của dự án để quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với một DAĐT của doanh nghiệp. Vì vậy, để đạt được những điều đó, công tác thẩm định phải được đặt đúng vị trí của nó dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp lãnh đạo, có cơ chế quy trình toàn diện và đồng bộ kết hợp quy trình công nghệ tạo thành một tổng thể giải pháp mang tính chiến lược trong định hướng phát triển cũng như điều hành.

Củng cố và phát triển công tác thẩm định trong thời gian tới, Chi nhánh đã đưa ra một số nội dung chính về phương hướng nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Xác định phương hướng nhiệm vụ trước tiên phải xuất phát từ việc nhận thức đúng vai trò, vị trí và nội dung của công tác thẩm định dự án. Thực hiện công tác này là một trong những yếu tố quyết định góp phần bảo vệ và nâng cao vị thế, uy tín cũng như sức mạnh của Chi nhánh.

- Củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức hoàn thiện bộ máy tổ chức thẩm định dự án: Phòng tín dụng của Chi nhánh sẽ được phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm đương tốt nhiệm vụ, thực hiện tốt chức năng chỉ đạo, điều hành, kiểm tra hướng dẫn công tác thẩm định dự án. Trong thời gian tới Chi nhánh sẽ xây dựng Phòng thẩm định chuyên làm công tác này.

- Xây dựng quy chế hoạt động, quy trình thực hiện, điều hành công tác thẩm định dự án. Xác định rõ nội dung chức trách và mối quan hệ công tác giữa phòng thẩm định với các phòng khác, phối hợp phân công hợp lý giữa công tác thẩm định và quản lý tín dụng.

- Tăng cường công tác khoa học kỹ thuật thông tin:

+ Tổ chức thu thập thông tin, xử lý vả quản lý thông tin nhằm cung cấp kịp thời phục vụ cho công tác thẩm định dự án, đồng thời có kế hoạch báo cáo thông tin cần thiết để tư vấn cho lãnh đạo.

+ Đẩy mạnh việc phân tích tổng hợp các thước đo chỉ tiêu khoa học kỹ thuật, giá thành sản phẩm, tỷ suất hòa vốn…với một số ngành hay loại hình đầu tư. Thí điểm thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường, tập hợp thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của dự án thuộc các ngành kinh tế khác nhau. Tiến tới thành lập trung tâm dữ liệu về doanh nghiệp, thông tin kinh tế thị trường trong và ngoài nước phục vụ cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động thẩm định dự án nói riêng.

+ Đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại để thích ứng với xu hướng hội nhập khu vực quốc tế.

- Quan tâm phát triển công tác đào tạo và trao đổi nghiệp vụ, tạo điều kiện cho cán bộ Ngân hàng nâng cao trình độ. Đào tạo nghiệp vụ thẩm định chuyên sâu theo ngành nghề, lĩnh vực dựa trên đặc điểm thế mạnh của địa phương.

- Công tác thẩm định dự án phải trở thành một thế mạnh trong cạnh tranh và trong kinh doanh, coi đó là một yếu tố thu hút khách hàng, tạo uy tín cho ngân hàng thông qua việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư.

- Bên cạnh đó, thẩm định tài chính dự án phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem xét tính khả thi, hiệu quả của dự án, nhận thức rõ lợi ích của ngân hàng gắn bó chặt chẽ với lợi ích dự án. Công tác thẩm định phải được quán triệt trong toàn hệ thống, không chỉ các cán bộ trực tiếp thực hiện thẩm định mà có cả các bộ phận khác với những mức độ yêu cầu cho công việc khác nhau. Thẩm định dự án phải được tiến hành thường xuyên liên tục với tất cả các dự án xin vay, với cả 3 giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay.

Không ngừng đổi mới tìm tòi, khai thác thế mạnh của mình, song dù đã rất cố gắng nhưng Chi nhánh 4 cũng không thể không có những yếu điểm. Qua phân tích đánh giá trên, chúng ta càng nhận ra công tác thẩm định có một vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của ngân hàng. Để tránh tình trạng vốn đóng băng hoặc sử dụng vốn không có hiệu quả thì chất lượng tín dụng lại càng cần có những giải pháp hữu hiệu hơn.

Những hạn chế trong công tác thẩm định tại Chi nhánh vẫn còn tồn tại, nhưng đó là cả một sự cố gắng của tập thể cán bộ, nhân viên tại Chi nhánh. Để khắc phục những tồn tại trên, em xin đưa ra những giải pháp, và những kiến nghị để loại bỏ những nguyên nhân gây nên hạn chế trong công tác thẩm định của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh 4, tp hồ chí minh (Trang 91 - 95)