Kiến nghị với NHNN và các ngân hàng thương mại khác:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh 4, tp hồ chí minh (Trang 110 - 113)

Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đặc biệt trước sự phát triển của nền kinh tế thì trường. Để đẩyy mạnh việc sắp xếp, kiện toàn và củng cố lại các ngân hàng này theo hướng phát triển, an toàn và ổn định thì vai trò chủ đạo của NHNN là rất cần thiết. Do đó NHNN cần có những chính sách phù hợp

nhằm thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng nói chung và nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT nói riêng.

Thứ nhất, NHNN cần ban hành nội dung quy trình thẩm định dự án thống nhất trên cơ sở thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ kế hoạch và đầu tư phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời hòa nhập dần với thông lệ quốc tế.

Thứ hai, NHNN cần tăng cường hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ cho các ngân hàng bằng cách tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ ngành. Hàng năm, NHNN nên tổ chức các hội nghị tổng kết đầu tư của các ngân hàng thương mại vào từng lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra định hướng cho thời gian tới.

Để hỗ trợ, đào tạo cho các cán bộ ngân hàng thương mại, NHNN có thể tổ chức các khóa học định kỳ, mời các chuyên gia về tài chính ngân hàng từ các nước có hệ thống tài chính phát triển hoặc từ các tổ chức tài chính như WB (World Bank – Ngân hàng thế giới), IMF (The Internatinon Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế) đến giảng dạy. Trong quá trình đào tạo, tập huấn nên chú trọng kỹ năng thực hành bằng các chương trình phần mềm thẩm định trực tiếp trên máy tính, với các ví dụ cụ thể.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại nên cử các cán bộ đi học tập phải là những người có trang bị kiến thức và kinh nghiệm về thẩm định, có khả năng tiếp thu và hướng dẫn lại nghiệp vụ khi về cơ quan công tác để đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ ngân hàng mình.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro và trung tâm tín dụng ngân hàng để cung cấp các nguồn thông tin hữu ích, đồng thời đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. NHNN nên mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của trung tâm tín dụng (CIC – Credit Information Center), đồng thời cung cấp thêm các thông tin kinh tế - kỹ thuật có liên quan cho công tác thẩm định.

Hiện nay, CIC là trung tâm thu thập các thông tin về các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thông tin từ phía CIC còn hạn chế, chưa đáp ứng

được nhu cầu của các ngân hàng thương mại, thông tin còn chưa đầy đủ, không chính xác và không kịp thời, những đòi hỏi của ngành ngân hàng còn cao hơn rất nhiều so với những gì mà CICI cung cấp.

Mặc khác, CIC vẫn chưa có bộ phận chuyên phân tích các thông tin đã được cung cấp để chủ động phản hồi lại cho các ngân hàng thương mại những vấn đề lưu ý. Để nâng cao vai trò điều phối của CIC, NHNN cần quy định bắt buộc về cung cấp thông tin tín dụng của các ngân hàng thương mại về CIC phải đảm bảo đầy đủ và đúng thời hạn. Ngoài ra, NHNN nên mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của CIC không chỉ các thông tin về tín dụng mà cả những thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động thẩm định. Theo đó, CIC có thể hoạt động như một doanh nghiệp làm nhiệm vụ cung cấp sản phẩm thông tin và thực hiện hoạt động tư vấn.

NHNN cần tăng cường trong việc hợp đồng và hợp tác thông tin của CIC với các cơ quan quản lý kinh tế, các cơ quan chuyên cung cấp thông tin như Bộ kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê, Ban vật giá Chính phủ…để cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường và các cơ chế chính sách của nhà nước, để thu thập những thông tin đa dạng và phong phú hơn nữa về mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế thị trường.

Cán bộ tín dụng có thể trực tiếp thu thập hệ thống cơ sở dữ liệu tại trung tâm này thông qua mạng cục bộ của Ngân hàng, khai thác những số liệu cần thiết về doanh nghiệp, về ngành có liên quan đến doanh nghiệp, về tình hình thị trường, những dự báo,…qua đó tăng cường thẩm định các dự án.

Thứ tư, công tác thanh tra giám sát cần được đẩy mạnh nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong công tác tín dụng, nhất là công tác thẩm định để hạn chế rủi ro.

Ngoài ra các ngân hàng cũng cần tăng cường sự hợp tác trong việc thu thập và xử lý thông tin, trao đổi kinh nghiệm để phục vụ cho công tác thẩm định dự án. Bởi vì mỗi ngân hàng đều có những thế mạnh riêng nên sự hợp tác này rất có ý nghĩa, nhất là đối với các dự án đồng tài trợ. (Như dự án nhà máy thủy điện La Hiêng 2).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh 4, tp hồ chí minh (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)