Về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chính phủ điện tử (e government) – mô hình của thế giới và thực tiễn ở việt nam hiện nay (Trang 78 - 80)

Tích cực triển khai hiệu quả hơn nữa chương trình “Đào tạo chuyên gia Chính phủ điện tử”. Bởi lẽ, “Trong cách mạng công nghiệp 4.0, không thể chấp nhận cán bộ 0.4” (Trích lời của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại Hội nghị “Spring Meetings 2019” do World Bank tổ chức). Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể tác động đến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động và nguy cơ

111 Quy định tại Chương II Thông tư số 124/TT-BTC của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện, ban hành ngày 20/12/2018.

thất nghiệp; máy móc tự động hóa dần thay thế lao động thủ công; người lao động muốn tồn tại phải nâng cao trình độ để thích ứng với phương thức sản xuất hiện đại112. Do đó, yêu cầu cấp thiết và quan trọng hiện nay là phải làm sao xây dựng một đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ, nắm được các kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng công nghệ, thiết bị điện tử nói riêng và có sự hiểu biết toàn diện về “Chính phủ điện tử” trong thời đại ngày nay. Việc phát triển đất nước phải gắn liền với nâng cao năng lực, tư duy con người, thậm chí sẽ tốt hơn nếu mỗi một cá nhân có sự hiểu biết nhiều hơn một bậc so với tình hình phát triển chung của đất nước. Đứng trước một vấn đề, một thực trạng nào đó, những cán bộ, chuyên gia này có thể nhanh chóng đưa ra các giải pháp, hướng hoàn thiện hợp lý, hiệu quả để đáp ứng sự thay đổi hay bất cập có thể xảy ra bất ngờ. Việc đào tạo phải được diễn ra một cách nghiêm túc, hiệu quả, làm bàn đạp mạnh mẽ để trau dồi các kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn về công nghệ thông tin. Sau khi các cán bộ được cử đi ở từng địa phương đã theo học lớp đào tạo này sẽ trở về cơ quan, đơn vị mình phổ biến những kỹ năng đã học được, từng bước cải cách, nâng cao năng suất làm việc ở đơn vị mình. Ngoài ra, sau khi được đào tạo chương trình này, các “chuyên gia Chính phủ điện tử” có thể đưa ra những ý tưởng, những đóng góp để đẩy nhanh tiến trình phát triển, có những phương án làm việc hiệu quả hơn, cùng nhau thảo luận, bàn bạc đưa ra những cải tiến vượt bậc hơn. Đối tượng tham gia chương trình này bao gồm: Trưởng phòng Công nghệ thông tin của các Sở Thông tin và Truyền thông; Giám đốc trung tâm Công nghệ thông tin – truyền thông của các Sở Thông tin và Truyền thông; Trưởng phòng ứng dụng Công nghệ thông tin của các cơ quan chuyên trách như Cục Công nghệ thông tin của Bộ Y tế hay các Trung tâm Công nghệ thông tin của các bộ, cơ quan ngang bộ. Với mục tiêu trang bị cho các học viên kiến thức chuyên môn về công nghệ thông tin, bài học kinh nghiệm; triển khai Chính phủ điện tử trên thế giới và Việt Nam.

Bên cạnh việc đào tạo các chuyên gia thông qua chương trình nói trên thì hiện nay một số cơ sở giảng dạy đã đẩy mạnh hình thức đào tạo trực tuyến cán bộ, công chức, viên chức, điển hình là Học viện Hành chính quốc gia. Việc giảng dạy trực tuyến này được xem là phương thức đào tạo phù hợp với xu thế chung trên thế giới, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi học viên trên khắp mọi miền đất nước có nhu cầu đều có cơ hội học tập, nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của ngành nghề đặt ra. Việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn phải đồng thời gắn liền với vấn đề nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức cá nhân, cả giảng

112 https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/phat-trien-chinh-phu-dien-tu-o-viet-nam-trong-boi-canh-cach- mang-cong-nghiep-40-329075.html (truy cập ngày 16/5/2021).

viên và học viên tham gia. Theo đó, có 03 nhóm cần chú trọng nâng cao nhận thức về Chính phủ điện tử gồm: đội ngũ trí thức; các doanh nhân; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tăng rõ rệt: tỷ lệ trung bình số đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ có công chức chuyên trách về công nghệ thông tin năm 2018 là 81.39% (năm 2016 là 71.29%); đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2018 là 93.45% (năm 2016 là 91.67%). Bên cạnh việc tham gia các chương trình đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực này, cán bộ, công chức, viên chức cũng cần phải trau dồi thêm các yếu tố sau113: cán bộ, công chức, viên chức nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến trên thế giới, có khả năng tham mưu hoặc chủ trì xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong việc xây dựng mô hình trên thực tế; nâng cao ý thức, trách nhiệm cá nhân; trang bị phương pháp, kỹ năng huy động mọi nguồn lực cả về tài chính, trang thiết bị và con người để triển khai các nhiệm vụ ưu tiên phát triển Chính phủ điện tử; quan trọng nhất là vấn đề bồi dưỡng ý thức, vai trò của người đứng đầu, người đặt nền móng cho việc áp dụng, đẩy mạnh tiến trình cũng như đề ra các phương án thực hiện phù hợp với tình hình chung của cả nước.

Một phần của tài liệu Chính phủ điện tử (e government) – mô hình của thế giới và thực tiễn ở việt nam hiện nay (Trang 78 - 80)