Về chính sách pháp lý

Một phần của tài liệu Chính phủ điện tử (e government) – mô hình của thế giới và thực tiễn ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 78)

Tình hình triển khai mô hình Chính phủ điện tử ở nước ta hiện nay nhìn chung đã đạt được thành công nhất định, tuy nhiên, cơ chế bảo đảm thực thi nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử chưa đủ mạnh, các cấp, các ngành chưa xác định rõ lộ trình cũng như mục tiêu cụ thể để triển khai; thiếu khung pháp lý đồng bộ trong xây dựng

107 https://tuoitre.vn/5-nhiem-vu-xay-dung-chinh-phu-dien-tu-20180809094558878.htm (truy cập ngày 22/5/2021).

Chính phủ điện tử; thiếu quy định cụ thể về định danh, xác thực thông tin cá nhân, tổ chức trong giao dịch điện tử. Do đó, tác giả đề xuất việc viết dự thảo và sớm ban hành Luật Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Bên cạnh quá trình tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm từ các nước xây dựng thành công mô hình này như Hàn Quốc, Mỹ… cũng cần nhìn nhận một cách khách quan và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta để có những quy định phù hợp. Đây là nền tảng pháp lý quan trọng cần phải có để đảm bảo tốt hơn quá trình thực hiện mô hình này có sự nhất quán từ trung ương đến địa phương. Đồng thời, để thuận tiện hơn trong quá trình triển khai như những dự án luật khác ở nước ta, Chính phủ nên xây dựng các văn bản như nghị định, thông tư để hướng dẫn cụ thể, từ đó cơ quan các cấp ở địa phương sẽ dễ dàng hơn khi lên kế hoạch, dự án ở địa phương mình. Hơn nữa, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được thời gian qua, phát triển Chính phủ điện tử nước ta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các hạn chế là do thiếu một văn bản chiến lược tổng thể. Khi có chiến lược tổng thể, sẽ xác định được tầm nhìn, mục tiêu, trách nhiệm triển khai các nội dung theo một lộ trình, đảm bảo việc triển khai được đồng bộ, kế thừa, kết nối, phát triển cả chiều sâu, chiều rộng109. Theo Patricia J. Pascual cho rằng: “Những gì mà Chính phủ phải thực hiện là đảm bảo khung chiến lược quốc gia là một quá trình vẫn đang được tiếp tục triển khai thực hiện chứ không chỉ dừng lại trên văn bản, giấy tờ”. Riêng đối với dịch vụ công, một trong những giải pháp đang được đưa ra gần đây, đó là việc: “Chuyển giao dịch vụ hành chính công cho các doanh nghiệp, tổ chức xã hội đảm nhiệm”110. Dịch vụ công là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội của người dân mà việc cung cấp, sản xuất không trực tiếp liên quan tới việc thực hiện quyền lực nhà nước. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dịch vụ hành chính công ra đời, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý, đảm bảo nguyên tắc phân biệt và tách bạch hoạt động ban hành chính sách, pháp luật đối với hoạt động thực thi pháp luật. Ví dụ như trước đây, luật sư và văn phòng luật sư đều do nhà nước quản lý bằng các biện pháp hành chính, trong quá trình đổi mới, chế độ tự quản của luật sư đã được thừa nhận và có bước phát triển mạnh mẽ, nhất là từ khi có Luật Luật sư năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2015 được ban hành. Theo đó, nhiều hoạt động quản lý hành chính nhà nước đối với luật sư do cơ quan nhà nước thực hiện đã được xã hội hóa dưới hình

109 https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/bo-tt-tt-xay-dung-chien-luoc-phat-trien-chinh-phu-so-den- nam-2025-254479.html (truy cập ngày 16/5/2021).

110 Nguyễn Hữu Thọ (2021), “Chuyển giao dịch vụ hành chính công cho các doanh nghiệp, tổ chức xã hội đảm nhiệm – thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Tổ chức Nhà nước, (02), tr. 19 – 23.

thức thực hiện chế độ tự quản của luật sư. Ngoài ra, ví dụ điển hình là trong lĩnh vực xử lý văn bản hành chính, pháp luật cho phép thành lập các cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc ngoài công lập nhằm huy động nguồn lực của xã hội để thực hiện biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người nghiện ma túy từ 18 tuổi trở lên theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính111. Như vậy, bên cạnh việc nghiên cứu và ban hành các chính sách pháp luật cũng cần hướng đến một nền pháp lý mở rộng, mềm dẻo hơn, tận dụng các nguồn lực, ưu điểm từ xã hội, người dân, doanh nghiệp, qua đó góp phần xây dựng mô hình Chính phủ điện tử hiện đại, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Chính phủ điện tử (e government) – mô hình của thế giới và thực tiễn ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 78)