Tình hình phát triển của mô hình Chính phủ điện tử trên thế giới

Một phần của tài liệu Chính phủ điện tử (e government) – mô hình của thế giới và thực tiễn ở việt nam hiện nay (Trang 30)

1.2.1. Tính tất yếu trong việc phát triển mô hình Chính phủ điện tử

Công nghệ thông tin và truyền thông xuất hiện và phát triển một cách nhanh chóng, thế nhưng quá trình phát triển đó lại “du nhập” vào cuộc sống của con người một cách không đồng đều. Vì thế đòi hỏi ở mỗi quốc gia phải hoạch định cụ thể các chính sách, phương án nhằm giúp người dân có thể tiếp cận thời đại kỹ thuật số này dễ dàng, thuận tiện hơn. Và nhu cầu được đặt ra, tầm quan trọng của Chính phủ trong kỷ nguyên thông tin này là vô cùng quan trọng và cần thiết. Do đó, việc triển khai phát triển hệ thống quản lý hành chính nhà nước kết hợp với công nghệ thông tin và truyền thông trở thành xu hướng tất yếu giúp tiến trình phát triển của mỗi quốc gia trở nên minh bạch, khách quan, hiệu quả, nhanh chóng hơn trong việc phản hồi các yêu cầu, kiến nghị của người dân. Đồng thời, giúp họ có điều kiện tiếp cận với các thiết bị, công cụ hiện đại, đặc biệt là những vùng sâu vùng xa, những người không có khả năng sử dụng công nghệ thông tin, Internet, điện thoại di động, giúp cho việc tiếp cận thông tin không bị giới hạn về không gian, thời gian. Tuy nhiên, để xây dựng thành công mô hình này, đòi hỏi Chính phủ của mỗi quốc gia phải có tầm nhìn Chính phủ điện tử hợp lý, đó là những mục tiêu, những mối quan tâm, nhu cầu lớn trong xã hội cần được nhìn nhận và triển khai. Quan trọng hơn cả là Chính phủ phải làm sao để người dân thực hiện các bước một cách “tự nguyện”, luôn trong tâm thế thoải mái, tạo thói quen sử dụng các thiết bị điện tử ấy. Bởi lẽ, chỉ khi có sự đồng lòng nhất trí, cùng nhau tham gia xây dựng của cộng đồng dân cư thì khi ấy Chính phủ điện tử mới

thực sự phát huy được hết vai trò của mình và đi đến một “Chính phủ thông minh”, “con người thông minh” trong tương lai.

Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia có điều kiện thuận lợi để cùng nhau hợp tác phát triển, tuy nhiên điều này cũng dẫn đến sự cạnh tranh giữa về mặt lợi ích, thành tựu của các chủ thể này. Khi sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn, mỗi quốc gia cần phải có sự tiếp nhận thông tin, chuyển giao công nghệ một cách có chọn lọc, một mặt tạo phù hợp với tình hình phát triển thực tế, mặt khác để không biến mình trở thành quốc gia “rác thải công nghệ” của thế giới.

1.2.2. Tình hình phát triển của mô hình Chính phủ điện tử trên thế giới

Chính phủ điện tử được đánh giá là một mô hình Chính phủ hiện đại và là xu hướng tất yếu trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia. Các năm trở lại đây, thông qua chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI của Liên Hợp quốc (đã được trình bày ở mục 1.1.6) có thể nhận thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ của mô hình này. Năm 2020 vừa qua, theo Liên Hợp quốc, nhìn chung, 65% các quốc gia thành viên đang có chỉ số EGDI ở mức cao hoặc rất cao. Bảng thống kê sau đây của Phòng Cơ quan công và Chính phủ số (Division for Public Institutions and Digital Government) thuộc Ủy ban các vấn đề Kinh tế – Xã hội Liên Hợp quốc từ 193 quốc gia thành viên của tổ chức này năm 2020 sẽ đưa ra cái nhìn cụ thể hơn.

Bảng 3. Nhóm các quốc gia dẫn đầu về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp quốc năm 202024

Quốc gia EGDI Quốc gia EGDI

1. Đan Mạch 0.9758 8. New Zealand 0.9339

2. Hàn Quốc 0.9560 9. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ 0.9297 3. Estonia 0.9473 10. Hà Lan 0.9228 4. Phần Lan 0.9452 11. Singapore 0.9150 5. Australia 0.9432 12. Iceland 0.9101 6. Thụy Điển 0.9365 13. Na Uy 0.9064 7. Vương quốc Anh 0.9358 14. Nhật Bản 0.8989 24 https://www.un.org/development/desa/publications/publication/2020-united-nations-e-government-survey (truy cập ngày 17/4/2021).

2020 United Nations e-Government Survey Global Launch,

Đứng đầu danh sách có thể thấy, Đan Mạch, Hàn Quốc, Estonia là những cái tên nổi bật trong việc triển khai mô hình Chính phủ điện tử. Điểm chung của các quốc gia này là đều xây dựng và triển khai mô hình này từ rất sớm, có chính sách hợp lý, thiết bị, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng thời có nền kinh tế phát triển thuộc vào nhóm đứng đầu trong khu vực. Trong danh sách thống kê, có tới 08 quốc gia thuộc châu Âu, 03 quốc gia thuộc châu Á, 02 quốc gia thuộc châu Đại Dương và 01 quốc gia thuộc châu Mỹ.

Ví dụ về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI:

 Đan Mạch: OSI = 0.9706; HCI = 0.9588; TII = 0.9979 -> EGDI = 0.9758 (cao hơn so với năm 2018 EGDI = 0.9150).

 Hàn Quốc: OSI = 1.0000; HCI = 0.8997; TII = 0.9684 -> EGDI = 09560 (cao hơn so với năm 2018 EGDI = 0.9010).

Bên cạnh bảng thống kê các quốc gia cụ thể, tổ chức Liên Hợp quốc đã khảo sát và thống kê chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI trung bình của các khu vực trên thế giới năm 2020. Cụ thể như sau:

Bảng 4. Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp quốc năm 202025

Các khu vực trên thế giới Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI năm 2020

1. Châu Âu 0.82

2. Châu Á 0.64

3. Châu Mỹ 0.64

4. Châu Đại Dương 0.53

5. Châu Phi 0.39

Như vậy, qua bảng khảo sát về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI năm 2020 của Liên Hợp quốc kết luận tại thời điểm này, chỉ số EGDI trung bình toàn cầu tăng 0.60, so với trung bình vào năm 2018 là 0.55, cho thấy sự phát triển nhanh chóng và tính tất yếu của mô hình này trong tiến trình phát triển của mỗi đất nước. Theo đó, châu Âu đang từng bước khẳng định vị thế đứng đầu về khoa học công nghệ của mình khi luôn là châu lục có chỉ số phát triển bậc nhất về chỉ số EGDI qua các năm. Mặt khác cho thấy chính sách, phương hướng phát triển phù hợp, sự chuẩn bị chu đáo để triển khai mô hình này vào xã hội. Các chỉ số đo lường cấp độ Chính phủ điện tử ở

25 2020 United Nations e-Government Survey Global Launch,

châu Âu rất đáng để các quốc gia khác phải học hỏi, gồm bốn lĩnh vực ưu tiên tạo nên các thành phần cốt lõi của phát triển kỹ thuật số công cộng của châu lục này26.

Một là, lấy người dùng làm trung tâm: đánh giá sự hiện diện của các dịch vụ trực tuyến; khả năng sử dụng và tính thân thiết của các thiết bị di động mang lại.

Hai là, tính minh bạch: về mặt thực tiễn trong quá trình cung cấp dịch vụ đến quá trình cung cấp dữ liệu, thông tin đến người dùng.

Ba là, tính di động xuyên biên giới: về mức độ dịch vụ có sẵn cho người dùng khi họ đang ở trong các quốc gia khác nhau thuộc khu vực châu Âu.

Bốn là, các yếu tố hỗ trợ chính: dựa trên các điều kiện tiên quyết để quản trị điện tử hiệu quả, như tính nhận dạng kỹ thuật số hay sổ đăng ký cốt lõi.

Điển hình cho việc sử dụng các công nghệ phù hợp trong Chính phủ điện tử, nghiên cứu trường hợp thực tế của Philippine27 như sau: Cục Doanh thu trong nước của Philippine (BiR) đã đưa ra một kế hoạch xác nhận thanh toán điện tử sử dụng SMS (hệ thống bản tin ngắn trên máy điện thoại di động) nhằm chống lại những người “nhận hối lộ”, những người đưa ra các hóa đơn giả mạo cho những người nộp thuế. Với tên gọi “Phát thanh điện tử”, hệ thống đã cung cấp cho những người nộp thuế với dịch vụ xác nhận trực tiếp trong 38 giờ sau khi ngân hàng đại lý được ủy quyền nhận được tiền thanh toán của họ. Hệ thống này đã được thử nghiệm thành công vào năm 2002 và dự định sẽ tiếp tục triển khai dự án trên quy mô toàn quốc vào năm 2003.

Bên cạnh mô hình sử dụng thanh toán điện tử SMS của Philippine nói trên, tại Sri Lanka đã sử dụng đài thông qua chương trình radio của công ty truyền thanh làm “phương tiện trung gian” để kết nối Chính phủ với người dân28. Đây là dự án kết hợp giữa UNESCO, Bộ Bưu chính, Viễn thông và Phương tiện, công ty truyền thanh Sri Lanka và Uỷ ban pháp chế viễn thông Sri Lanka đã sử dụng đài như một giao diện giữa nông dân và Internet. Theo đó, hàng ngày vào một khung giờ cố định sẽ có chương trình radio trực tiếp, trong đó người phát thanh sẽ và một nhóm người sử dụng Internet sẽ có trách nhiệm phản hồi lại yếu cầu cũng như các câu hỏi của người nghe đài. Ngoài chương trình trực tiếp này, đài phát thanh cộng đồng Kothmale đang phát triển một cơ sở dữ liệu nông thôn, bao gồm nhóm các thông tin công cộng do người nghe yêu cầu để sử dụng không trực tuyến.

Với tiến trình phát triển vượt bậc của mô hình Chính phủ điện tử của các quốc gia trên thế giới, IDC (International Data Corporation – Công ty tình báo thị trường

26 https://e-estonia.com/estonia-holds-leading-role-on-e-government-in-latest-european-commission-report/ (truy cập ngày 22/4/2021).

27 Patricia J. Pascual (2003), Chính phủ điện tử - E-primers, NXB Hà Nội, tr. 10 – 11.

toàn cầu) đã đưa ra dự báo về chi tiêu cho công nghệ thông tin và truyền thông toàn cầu GDP giai đoạn 2020 – 2023 góp phần cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh hơn về sự ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào sự phát triển của quốc gia29. Theo đó, các ngành công nghệ mới xuất hiện như robot, trí tuệ nhân tạo AI, AR/VR được mở rộng chiếm hơn 25% GDP cho ngành công nghệ thông tin và truyền thông, góp phần vào sự tăng trưởng đáng kể trên thị trường. Qua đó thấy được nhu cầu và tỷ lệ GDP ở lĩnh vực này ngày càng tăng, chiếm thị phần lớn trong nền kinh tế mỗi quốc gia.

Bảng 5. Công nghệ chi tiêu từ năm 2018 – 202330

Công nghệ chi tiêu $ 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Công nghệ truyền thống 4.005.001 4.146.194 4.005.032 4.130.413 4.277.843 4.453.674 Công nghệ mới 653.808 766.521 891.760 1.030.455 1.189.208 1.362.017

Bảng chi tiêu công nghệ nêu trên đã chỉ rõ xu hướng ứng dụng các thiết bị, kỹ thuật mới đang vận hành và gia tăng nhanh chóng. Chính phủ cũng như nền công nghiệp cần có bước đi chắc chắn hơn nếu muốn duy trì tốt khả năng phục vụ cho người dân, doanh nghiệp. IDC cho biết, Chính phủ ở các thị trường mới nổi cũng mong muốn thúc đẩy đầu tư vào các công nghệ mới, dẫn đầu các sáng kiến tích cực về thành phố thông minh và tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông với quy hoạch kinh tế. Năm 2020 vừa qua, do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chi tiêu cho ngành này vẫn ở mức ngang bằng so với năm 2019 mà không có sự phát triển vượt bậc nào. Tuy nhiên từ năm 2021 trở đi, có thể thấy dự báo tăng trưởng vô cùng cao qua các năm nhờ việc ứng dụng hiệu quả công nghệ mới vào công tác quản lý, điều hành hiệu quả của các nước trên thế giới.

1.3. Mô hình Chính phủ điện tử của một số quốc gia trên thế giới 1.3.1. Nhật Bản 1.3.1. Nhật Bản

1.3.1.1. Sơ lược sự phát triển31

29 https://www.idc.com/promo/global-ict-spending/forecast (truy cập ngày 22/4/2021).

30 https://www.idc.com/promo/global-ict-spending/forecast (truy cập ngày 22/4/2021).

31 https://vietnamhoinhap.vn/article/kinh-nghiem-phat-trien-chinh-phu-dien-tu-o-nhat-ban---n-21278 (truy cập ngày 16/4/2021).

Sự phát triển của mô hình Chính phủ điện tử tại Nhật Bản bắt đầu với chiến lược “Nhật Bản điện tử” được phê duyệt bởi Nội các Yoshiro Mori năm 2001. Chiến lược này bao gồm 04 lĩnh vực chính sách: thiết lập chính phủ điện tử; cơ sở hạ tầng mạng tốc độ cực cao; tạo điều kiện cho thương mại điện tử; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử có mục tiêu là tất cả các thủ tục hành chính phải được cung cấp qua Internet vào năm 2003. Các chiến lược công nghệ thông tin được đặt ra, cùng với đó là việc triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Theo chiến lược ban đầu, một loạt các Sách Trắng về công nghệ thông tin, chính sách và hành động đã được thiết lập để đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia kết nối tiên tiến nhất. Chiến lược điện tử Nhật Bản II (năm 2003) cho phép chính quyền trung ương và chính quyền địa phương xây dựng các cổng thông tin điện tử hành chính để cung cấp các dịch vụ một cửa. Đến năm 2010, Chiến lược cải cách công nghệ thông tin mới (năm 2006) đã nhắm tới 50% số ứng dụng được xử lý trực tuyến bởi cả chính quyền trung ương và địa phương. Nhật Bản đã triển khai nhiều dự án thí điểm nhằm giúp người già, người không có điều kiện tiếp cận Internet có thêm hiểu biết và kỹ năng sử dụng các thiết bị này thông qua các tổ chức phục vụ cộng đồng, các tình nguyện viên tại các trường đại học trong cả nước. Quốc gia này đã phát triển song song giữa việc vừa đẩy mạnh triển khai mô hình Chính phủ điện tử trên phạm vi toàn quốc, vừa thực hiện các dự án hỗ trợ người dân sử dụng và tiếp cận. Nhờ vậy mà “khoảng cách số” được rút ngắn, xã hội và công nghệ thông tin phát triển với nhau một cách đồng bộ, nhất quán.

Đầu tiên phải kể đến sáng kiến nổi bật được triển khai từ rất sớm giúp mô hình Chính phủ điện tử ở Nhật Bản có vị thế vững chắc, đó là phát triển “Hệ thống hướng đến công dân”. Năm 2013, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua dự luật để thành lập hệ thống số hóa và bổ nhiệm Giám đốc thông tin của Chính phủ, tiếp theo đó là ban hành tuyên bố “Phát triển một quốc gia công nghệ thông tin tiên tiến”. Mạng LAN, điện toán đám mây Kasumigaseki, nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng LGWAN – ASP, các dịch vụ công nghệ thông tin khác là những phương tiện hỗ trợ đắc lực giúp Chính phủ Nhật Bản tiếp cận và kết nối thành công thông tin thống nhất từ trung ương đến địa phương, kết nối các bộ ngành với nhau, cắt giảm các chi phí không cần thiết. Nhờ vậy mà các cơ sở hạ tầng của cả nước đều được kết nối mạng Internet, người dân có thể truy cập bất cứ nơi đâu, bất kỳ thời gian nào trong ngày, cho phép họ thực hiện các thủ tục hành chính miễn phí.

Chính phủ Nhật Bản triển khai mô hình “Bài đăng của tôi” thông qua hộp thư điện tử bằng tài khoản cá nhân. Theo đó, thông qua dữ liệu an toàn và miễn phí này,

người dân sẽ được nhận các văn bản, thông tin cần thiết mới nhất từ các cơ quan của Chính phủ hoặc tổ chức, doanh nghiệp tư nhân ngoài nhà nước mà họ đã đăng ký sẽ được gửi trực tiếp qua tài khoản cá nhân. Người dùng “Bài đăng của tôi” sẽ được nhận, lưu trữ hồ sơ, báo cáo trên tài khoản của mình. Việc áp dụng thành công mô hình này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển tốt dịch vụ chăm sóc khách hàng, củng cố niềm tin cũng như có sự kết nối đồng bộ giữa nhà nước và tư nhân mà không bị ảnh hưởng bởi quá trình tự do hóa bên ngoài tác động vào.

Về các điểm truy cập thông tin hiện nay ở Nhật Bản, thông qua các kênh thông tin truy cập khác nhau, như điện thoại di động, máy tính, truyền hình cap… người dân có thể theo dõi và đăng nhập vào để tìm kiếm thông tin tại nhà hoặc các cửa hàng tiện lợi. Như chúng ta đã biết, “cửa hàng tiện lợi” được xem là một nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản, thời gian mở cửa suốt 24/24 giờ, trải đều trên khắp đất nước, từ

Một phần của tài liệu Chính phủ điện tử (e government) – mô hình của thế giới và thực tiễn ở việt nam hiện nay (Trang 30)