Giải quyết vấn đề thu hẹp khoảng cách “kỹ năng số”

Một phần của tài liệu Chính phủ điện tử (e government) – mô hình của thế giới và thực tiễn ở việt nam hiện nay (Trang 81 - 92)

Mục tiêu của việc triển khai mô hình Chính phủ điện tử ở Việt Nam hiện nay là “xây dựng Chính phủ điện tử hiệu quả, công bằng, dễ tiếp cận, thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ công giữa các nhóm trong xã hội”116; “bảo đảm các dịch vụ công điện tử mở, bao gồm và có thể truy cập được bởi tất cả các nhóm trong xã hội, trong đó có những người thiệt thòi và dễ bị tổn thương”117, có thể hiểu khái quát rằng, chính sách pháp luật về Chính phủ điện tử phải bảo đảm được quyền tiếp cận đầy đủ và công bằng của công dân. Theo đó, đề cập đến các biện pháp hiệu quả Chính phủ Australia đã sử dụng góp phần tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận với Chính

115 Big Data – Dữ liệu lớn: là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được.

116 https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/dam-bao-tinh-cong-bang-de-tiep-can-trong-phat-trien-chinh- phu-dien-tu-o-viet-nam-hien-nay-69598.htm (truy cập ngày 29/4/2021).

117 https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/dam-bao-tinh-cong-bang-de-tiep-can-trong-phat-trien-chinh- phu-dien-tu-o-viet-nam-hien-nay-69598.htm (truy cập ngày 29/4/2021).

phủ thông qua môi trường điện tử118 gồm: Chính phủ Australia cung cấp thông tin và dịch vụ theo nhóm khách hàng, theo chủ đề, theo đặc điểm phát triển của từng vùng, từng địa phương, hoặc có thể cung cấp thông tin dựa trên những sự kiện của cuộc sống hàng ngày; bên cạnh đó, Australia cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng bằng cách thiết lập cơ sở cho các dịch vụ tương tác lẫn nhau, giúp “bỏ” các dịch vụ liên quan với nhau để hợp nhất các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, giúp rút ngắn quá trình xử lý thông tin và giảm chi phí điều hành. Hay đối với Chính phủ Hàn Quốc cho rằng sự tham gia của công dân là vô cùng quan trọng trong việc triển khai Chính phủ điện tử trên thực tế, giáo dục công dân hiểu thế nào là Chính phủ điện tử và cách thức để họ sử dụng là điều vô cùng cần thiết. Để làm được điều đó, Chính phủ Hàn Quốc đã mở các phòng đào tạo miễn phí về ứng dụng công nghệ tại các trường học, các trung tâm công cộng, việc đào tạo này do công ty thực hiện và Chính phủ trả học phí thẳng cho các công ty. Để thuận lợi cho các đối tượng vùng sâu, vùng xa, không thể di chuyển tới các trung tâm, Chính phủ còn mở rộng việc đào tạo lên trang mạng trực tuyến E-Learning – một hình thức giáo dục, học tập dựa trên sự kết nối của Internet – để người dân thuận lợi hơn trong quá trình tiếp thu119.

Chính vì vậy, sự tin cậy, nhận thức cao và tính dễ sử dụng là điều mà người dân mong muốn có được từ mô hình Chính phủ điện tử. Yêu cầu đặt ra là Chính phủ cần phải bảo đảm rằng tất cả các công dân đều có thể thụ hưởng các dịch vụ của Chính phủ điện tử một cách bình đẳng (gồm các đối tượng là những người có thu nhập thấp; người có trình độ học vấn thấp; trình độ dân trí thấp; người thất nghiệp; người cao tuổi; những người ở vùng nông thôn hẻo lánh; người khuyết tật; trẻ em). Bởi lẽ, những đối tượng người dân nói trên không có những điều kiện thuận lợi, cần thiết để truy cập vào mạng máy tính Internet. Do đó, đối với các đối tượng sử dụng khác nhau, tùy thuộc vào khả năng của người dùng mà Chính phủ sẽ tạo ra các kênh cung cấp dịch vụ Chính phủ điện tử khác nhau để đáp ứng nhu cầu của họ, hỗ trợ họ tiếp cận đến nội dung muốn truyền tải.

Cần nhấn mạnh rằng, tầm quan trọng trong việc xây dựng nhận thức và lòng tin của người dân đối với các dịch vụ mà mô hình Chính phủ điện tử cung cấp là tối ưu nhất, quan trọng nhất. Để làm được điều đó, đầu tiên người sử dụng các ứng dụng này cần được bảo đảm về tính hợp pháp và tính xác thực của mỗi một dịch vụ, đồng thời các thông tin cá nhân phải có tính bảo mật cao hay nói cách khác là thuộc chế độ

118 https://www.dichthuatadong.com/2020/07/qua-trinh-phat-trien-chinh-phu-ien-tu-o.html (truy cập ngày 11/5/2021).

119 Nguyễn Thị Kiều Anh (2011), Chính phủ điện tử (E-Government) – Mô hình của thế giới và những bài học đối với Việt Nam, Khóa luận Tốt nghiệp, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 35.

riêng tư giữa mỗi người dân với nhà nước. Theo đó, tác giả bài viết đề xuất ý kiến cho một số biện pháp nhằm giảm khoảng cách về khả năng tiếp cận công nghệ của người dân đối với các dịch vụ công mà mô hình Chính phủ điện tử cung cấp như: tập huấn, phổ biến tuyên truyền cho người dân về quy trình giải quyết các thủ tục hành chính công hiện nay diễn ra như thế nào; trong quá trình tuyên truyền cần đặc biệt nhấn mạnh rõ những lợi ích mà khi tham gia mô hình dịch vụ do Chính phủ điện tử mang lại đến người dân như tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, tối ưu các công đoạn làm việc,…; lồng ghép các bản tin, nội dung thực hiện các dịch vụ vào chương trình phát thanh, truyền hình để phát sóng, truyền đạt thông tin đến người dân; nâng cao năng lực cán bộ; xây dựng cổng thông tin hoặc trang truy cập về mô hình Chính phủ điện tử ở từng địa phương; các cấp chính quyền, cơ quan ở mỗi địa phương cần nắm rõ được tâm tư, nguyện vọng của người dân, khảo sát mức độ hài lòng, những yếu tố được và chưa được mà mô hình cung cấp; đối với những vùng nông thôn hẻo lánh, không có điều kiện sử dụng mạng Internet, nên thành lập một đội ngũ tư vấn tới tận nhà từng người dân để lắng nghe ý kiến của họ và trình bày lên cấp trên; Chính phủ, các cơ quan ban ngành từng bước hiện đại hóa nông thôn mới, bảo đảm mỗi người dân đều có thể truy cập hay nắm được quy trình áp dụng công nghệ mới vào dịch vụ công trực tuyến; nâng cao chất lượng thiết bị, cơ sở vật chất…

Một thực tiễn triển khai cụ thể được quy định tại Điều 18 Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định như sau: Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận thông tin theo các yêu cầu tối thiểu như sau: bảo đảm màu sắc và độ tương phản hợp lý; không sử dụng chữ hay đối tượng nhấp nháy, chữ tự động chuyển động để bảo đảm có thể sử dụng được chương trình màn hình khi cần thiết; cung cấp thông tin tương đương như biểu tượng, hình ảnh…; định hướng thông tin bằng cách sử dụng cụm từ có nghĩa để gắn với một đường liên kết hoặc sử dụng thuộc tính đề mục để phân chia các phần nội dung thông tin trong một trang thông tin; trình bày bảng dữ liệu, sử dụng kỹ thuật đánh dấu để liên kết các ô dữ liệu với các ô tiêu đề tương ứng cho các bảng dữ liệu có nhiều mức logic của tiêu đề hàng hay cột; đồng thời khuyến khích cung cấp các phím tắt để truy cập tới các chức năng của cổng thông tin điện tử, tự động đọc nội dung, tăng giảm cỡ chữ, đặc biệt tới các chức năng: trang chủ, sơ đồ cổng thông tin điện tử, tìm kiếm. Vì thế, nếu Chính phủ ta đang từng bước tạo ra mô hình Chính phủ điện tử hiện đại hóa, nâng cao mức độ hoạt động, có sự mở rộng về quy mô, giải quyết được các vấn đề về thời gian, chi phí nhưng nhưng không có sự tin tưởng, hài lòng, chấp hành từ phía người dân thì cũng sẽ không thể có được một “mô hình Chính phủ điện tử lý tưởng”.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Tóm lại, trong Chương 2 của bài Luận văn tác giả đã trình bày khái quát các nội dung về việc thực hiện mô hình Chính phủ điện tử ở Việt Nam, cụ thể là thực tiễn triển khai mô hình từ trung ương đến địa phương, từ cá nhân, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức đến các doanh nghiệp; những ưu điểm, hạn chế nhất định và cuối cùng là hướng hoàn thiện mô hình này. Nhìn chung tới thời điểm hiện tại, nước ta cơ bản đã đạt được những thành tựu, đảm bảo lộ trình tiến hành phù hợp trên thực tế cũng như xác định được phương hướng triển khai cho các năm tiếp theo. Người dân trên cả nước đang từng bước tiếp xúc, làm quen và áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ công trực tuyến; cơ sở hạ tầng cũng từ đó ngày càng hoàn thiện và nâng cao hơn; nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông được đào tạo và năng lực chuyên môn ngày càng hoàn thiện. Cách mạng công nghiệp 4.0 với những thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, do đó, để tạo ra sự phát triển cân bằng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ, đảm bảo tính bình đẳng cho mỗi cá nhân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. Ngoài ra, việc học hỏi các phương pháp, kinh nghiệm từ các quốc gia trong việc nâng cấp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng thông tin là điều vô cùng cần thiết cũng như nguồn vốn hoạt động phải luôn trong trạng thái sẵn sàng.

Việc kết hợp hiệu quả công nghệ, kỹ thuật hiện đại với cách thức vận hành, lãnh đạo đất nước sẽ giúp Chính phủ nói riêng và các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước trở nên minh bạch, khách quan, công bằng, dân chủ, đảm bảo tính bình đẳng của người dân. Có thể khẳng định rằng, Chính phủ điện tử đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc xã hội hóa, hiện đại hóa đất nước song song với việc đẩy mạnh tiến trình hội nhập, hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau và việc gia nhập các tổ chức quốc tế.

KẾT LUẬN

“Thành lập Chính phủ điện tử là để tạo ra sự phát triển bền vững – hiện đại hóa bền vững cơ quan hành chính nhà nước”120, rộng hơn nữa là góp phần phát triển đất nước theo chiều hướng tích cực, hiện đại, hiệu quả, minh bạch. Đó có lẽ là lợi ích quan trọng nhất thúc đẩy Chính phủ mỗi quốc gia trên thế giới tiến tới tìm hiểu, xây dựng và triển khai mô hình Chính phủ điện tử trên thực tế. Joseph Johnson – Chuyên gia nghiên cứu về sử dụng Internet, tội phạm mạng, quyền riêng tư kỹ thuật số và tìm kiếm – cho rằng: “Do số lượng người dùng Internet ngày càng tăng và sự gia tăng liên tục trên toàn cầu trong việc sử dụng phương tiện trực tuyến, hình thức quản trị dựa trên công nghệ này đã trở nên gần như không thể thiếu trong những năm gần đây; trên khắp thế giới, các Chính phủ đang thiết lập sự hiện diện trực tuyến, tung ra các dịch vụ kỹ thuật số và áp dụng Chính phủ điện tử như một phần của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong cuộc sống hàng ngày”121. Như vậy, tính tất yếu khách quan của quá trình hội nhập, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới và sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị công nghệ, kỹ thuật hiện đại, mạng Internet, thiết bị di động… là những yếu tố hàng đầu được đặt ra, yêu cầu Chính phủ của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ cần đặt ra hướng đi đúng đắn cho tiến trình phát triển mô hình Chính phủ điện tử của đất nước mình.

Việt Nam – một quốc gia đang phát triển, đã và đang có những bước tiến mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trở thành một điểm đến thu hút sự quan tâm, đầu tư từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Để giữ vững phong độ và ngày càng phát triển vượt bậc, mong rằng ở thời điểm hiện tại và tương lai, đất nước ta sẽ thực hiện tốt các mục tiêu đã đặt ra, nhận được sự đồng lòng, nhất trí từ phía người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, mọi chủ thể trong đời sống xã hội để mô hình Chính phủ điện tử sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa. Tạo nên cơ sở, tiền đề vững chắc để tiến tới việc xây dựng Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số.

120 https://www.sciencedirect.com/topics/social-sciences/e-government (truy cập ngày 31/5/2021).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Danh mục văn bản pháp luật

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013.

2. Luật Công nghệ thông tin năm 2006 – Luật số 67/2006/QH11 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/6/2006.

3. Luật Bưu chính năm 2010 – Luật số 49/2010/QH12 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/6/2010.

4. Luật Khiếu nại năm 2011 – Luật số 02/2011/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 11/11/2011.

5. Luật Cơ yếu năm 2011 – Luật số 05/2011/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 26/11/2011.

6. Luật Công đoàn năm 2012 – Luật số 12/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/6/2012.

7. Luật Tiếp công dân năm 2013 – Luật số 42/2013/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25/11/2013.

8. Luật An toàn thông tin mạng – Luật số 86/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 19/11/2015.

9. Luật Luật sư – VBHN số 03/VBHN-VPQH Văn phòng Quốc hội ban hành ngày 31/12/2015.

10. Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 – Luật số 104/2016/QH13 được Quốc hội khóa XIII ban hành ngày 06/4/2016.

11. Luật Tố cáo năm 2018 – Luật số 25/2018/QH14 được Quốc hội khóa XIV ban hành ngày 12/6/2018.

12. Luật An ninh mạng – Luật số 24/2018/QH14 được Quốc hội Việt Nam khóa XIV thông qua ngày 12/6/2018.

13. Luật Giáo dục năm 2019 – Luật số 43/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 14/6/2019.

14. Nghị quyết số 49/NQ-CP của Chính phủ về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90 ban hành ngày 04/8/1993.

15. Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến năm 2025 ban hành ngày 07/3/2019.

16. Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử ban hành ngày 08/4/2020.

17. Quyết định số 211/1995/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin ban hành ngày 07/4/1995.

18. Quyết định 280/1997/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng mạng tin học diện rộng để truyền nhận thông tin trong các cơ quan nhà nước ban hành ngày 29/4/1997.

19. Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58/CT-TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa giai đoạn 2001 – 2005 ban hành ngày 24/5/2001.

20. Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2005 ban hành ngày 25/7/2001.

21. Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam đến năm 2005 ban hành ngày 17/7/2002.

22. Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Một phần của tài liệu Chính phủ điện tử (e government) – mô hình của thế giới và thực tiễn ở việt nam hiện nay (Trang 81 - 92)