Về nguồn vốn hoạt động

Một phần của tài liệu Chính phủ điện tử (e government) – mô hình của thế giới và thực tiễn ở việt nam hiện nay (Trang 78)

Thực tiễn triển khai cho thấy rõ việc xây dựng và triển khai mô hình Chính phủ điện tử càng tiện lợi, tinh vi bao nhiêu thì chi phí thực hiện nó càng nhiều bấy nhiêu. Do đó, quá trình áp dụng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tài chính, cơ sở hạ tầng, kế hoạch triển khai và nhu cầu của người dân. Dự án Chính phủ điện tử phải tiến hành trong khoảng thời gian tương đối dài, cần nguồn lực tài chính đủ mạnh để duy trì chúng. Và liệu rằng, chỉ có ngân sách nhà nước có đủ để đáp ứng những yếu tố phát sinh bất ngờ hay không? Đặt ra vấn đề này, giải pháp tất yếu được gợi mở cho Chính phủ chính là việc hợp tác “đôi bên cùng có lợi” với tư nhân, cụ thể là các doanh nghiệp hoạt động chuyên về lĩnh vực này. Có thể khẳng định rằng sự hợp tác giữa Chính phủ và tư nhân đóng một vai trò vô cùng quan trọng và là động lực thúc đẩy việc xây dựng mô hình Chính phủ điện tử hiệu quả, minh bạch. Bởi lẽ, đối tượng phục vụ của cả Chính phủ và tư nhân đều là người dân, do đó, phía tư nhân sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc hiểu rõ tâm lý của “khách hàng”, đồng thời khả năng chuyển giao công nghệ cũng được thực hiện tốt hơn vì nguồn lực chuyên môn luôn trong tư thế sẵn sàng. Ngoài ra, khu vực tư nhân cũng tiến hành hiệu quả việc khai thác cơ sở hạ tầng trên thực tế, về đường xá, cầu cống, sân bay. Các khoản tài chính khác nhau được hình thành, có thể là nguồn lực vốn có hoặc vay vốn từ bên thứ ba với những cam kết cho phép hoàn trả.

Một phần của tài liệu Chính phủ điện tử (e government) – mô hình của thế giới và thực tiễn ở việt nam hiện nay (Trang 78)