Thực tiễn triển khai mô hình Chính phủ điện tử ở địa phương

Một phần của tài liệu Chính phủ điện tử (e government) – mô hình của thế giới và thực tiễn ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 66)

2.1. Thực tiễn triển khai mô hình Chính phủ điện tử hiện nay ở Việt Nam (cụ thể

2.1.2.Thực tiễn triển khai mô hình Chính phủ điện tử ở địa phương

Thực hiện nghiêm túc những đề án, kế hoạch do Chính phủ đề ra, các địa phương trên cả nước cho đến thời điểm hiện tại đã đạt được những thành tựu nhất định trong quá trình triển khai mô hình Chính phủ điện tử. Theo Báo cáo Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam năm 2020 (Vietnam ICT Index 2020) của Bộ Thông tin và Truyền thông, kết quả xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông của nhóm 10 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương như sau:

Bảng 6. Bảng xếp hạng nhóm 10 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương về Chỉ số sẵn sàng cho phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông68. TT Tên tỉnh/thành ICT Index 2020 Xếp hạng chung 2020 2019 2018

1. Đà Nẵng 0.9238 1 1 1

2. Thừa Thiên – Huế 0.8147 2 2 5

3. Quảng Ninh 0.6909 3 3 4 4. Cần Thơ 0.6845 4 10 14 5. Thành phố Hồ Chí Minh 0.5852 5 7 2 6. Hà Nội 0.5685 6 8 3 7. Bà Rịa – Vũng Tàu 0.5502 7 4 6 8. Lâm Đồng 0.5453 8 23 13

67 VTV – Vietnam Television – Đài Truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia trực thuộc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Quốc hội, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.

68 Vụ Công nghệ thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông Hội Tin học Việt Nam (2020), Báo cáo Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam năm 2020, NXB Thông tin và Truyền thông, tr. 50 – 51.

9. Tây Ninh 0.5452 9 25 33

10. Ninh Thuận 0.5430 10 14 21

Ngoài ra, theo Báo cáo số 993/BC-VPCP ban hành ngày 10/02/2020 về kết quả triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính gắn kết với xây dựng Chính phủ điện tử do Văn phòng Chính phủ điện tử chủ trì triển khai thực hiện trong năm 2019 cho biết, đến thời điểm này đã có 63/63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đã kết nối, kết hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia.

2.1.2.1. Thành phố Hà Nội

Cổng giao tiếp điện tử của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội hiện nay là https://hanoi.gov.vn/. Tại trang web này sẽ cung cấp đầy đủ tin tức về các sự kiện, chương trình, kế hoạch triển khai nền hành chính điện tử trong phạm vi toàn thành phố. Chủ thể chịu trách nhiệm chính cho trang thông tin này là Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, Thủ đô đã tạo ra Cổng thông tin điện tử Chính phủ Thủ đô Hà Nội là http://thanglong.chinhphu.vn/.

Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu trong giai đoạn năm 2019 – 2020 từng bước xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia thông qua trục liên thông văn bản quốc gia theo hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông69. Nhằm mục tiêu triển khai đầy đủ và hiệu quả Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu triển khai thực hiện kế hoạch hành động phải đồng bộ, thống nhất, bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng theo yêu cầu; phù hợp với lộ trình, định hướng phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam. Với các kế hoạch được đặt ra như “xây dựng Chính phủ điện tử đang là yêu cầu cấp bách”70 hay “xây dựng Chính phủ điện tử, thành phố thông minh đang là xu hướng bắt buộc”71. Cùng với đó là việc triển khai, nâng cấp, lên ứng dụng Hà Nội Smartcity – một kênh tương tác trao đổi thông tin giữa người dân thủ đô và các cấp chính quyền của thành phố trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội như: giáo dục, y tế, giao thông vận tải, môi trường…

Để thực hiện “Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025, định hướng đến năm 2030”, lộ trình xây dựng thành phố thông minh

69 http://thanglong.chinhphu.vn/ha-noi-tap-trung-phat-trien-chinh-phu-dien-tu (truy cập ngày 09/5/2021).

70 http://thanglong.chinhphu.vn/xay-dung-chinh-phu-dien-tu-dang-la-yeu-cau-cap-bach (truy cập ngày 09/5/2021).

71 http://thanglong.chinhphu.vn/xay-dung-chinh-phu-dien-tu-thanh-pho-thong-minh-la-xu-huong-bat-buoc (truy cập ngày 09/5/2021).

đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 và “Kiến trúc ICT thành phố thông minh của thành phố Hà Nội” đã được xây dựng và bắt đầu triển khai, cùng với đó là hình thành Trung tâm điều hành thông minh thành phố Hà Nội với 08 trung tâm chức năng. Thành phố Hà Nội cũng sẽ xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng một số thành phần cơ bản của hệ thống Giao thông thông minh, Du lịch thông minh, Y tế thông minh, Giáo dục và Đào tạo thông minh72… Theo đó, Thủ đô Hà Nội đã thực hiện hiệu quả các chính sách và đạt được những thành tựu trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội như sau73:

Thứ nhất, trong lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính: theo thống kê, năm

2018, có 55% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; cho đến ngày 02/11/2018, có 623 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp (trong đó có 453 dịch vụ mức độ 3 và 170 dịch vụ mức độ 4).

Thứ hai, trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: thành phố đã triển khai thành

công cổng tuyển sinh trực tuyến đầu cấp vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6. Với tỷ lệ hồ sơ tăng từ 55.7% năm 2016 lên 78.5% năm 2018. Ngoài ra, thủ đô Hà Nội đang tiếp tục khai thác phần mềm quản lý học bạ điện tử, tuyển sinh trực tuyến, sổ liên lạc điện tử, quản lý kết quả giáo dục tiểu học.

Thứ ba, trong lĩnh vực Y tế: chính quyền thành phố đã triển khai hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử cho nhân dân và hệ thống quản lý tầm soát ung thư sớm.

Thứ tư, trong lĩnh vực Giao thông vận tải: thành phố đã mở rộng phạm vi triển khai ứng dụng tìm kiếm và thanh toán trông giữ xe ô tô qua điện thoại di động – IPARKING, cho đến nay đã có 165 điểm trông giữ phương tiện được ứng dụng dịch vụ này. Ngoài ra, ở lĩnh vực này, thành phố còn đang thí điểm lắp đặt thiết bị hệ thống ví điện tử thông minh trên tuyến xe buýt nhanh BRT74.

Qua nhiều năm triển khai thực hiện, theo Báo cáo xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam năm 2020 (Vietnam ICT Index 2020), Hà Nội vươn lên hai bậc so với bảng xếp hạng năm 2019,

72 https://dtcblehongphong.hanoi.gov.vn/en/nghien-cuu-trao-doi/-/view_content/3758450-ha-noi-xay-dung- thanh-pho-thong-minh-theo-de-an-phat-trien-do-thi-thong-minh-ben-vung-viet-nam-giai-doan-2018-2025- va-dinh-huong-den-nam-2030.html (truy cập ngày 11/5/2021)

73 Nguyễn Quỳnh Nga (2020), “Xây dựng chính quyền điện tử và thành phố thông minh ở Thành phố Hà Nội”, Tổ chức nhà nước, (04), tr. 24 – 28

74 Xe buýt nhanh BRT - xe buýt nhanh Hà Nội hay Hanoi BRT – là một loại hình giao thông công cộng tại Hà Nội do Xí nghiệp xe buýt nhanh Hà Nội vận hành. Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2016, theo đó Hà Nội sẽ có 8 tuyến xe buýt nhanh và 3 tuyến quá độ.

xếp ở vị trí thứ 6 toàn quốc75 đã cho thấy sự triển khai ngày càng tích cực và hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giải quyết công việc hành chính của toàn thành phố.

2.1.2.2. Thành phố Hồ Chí Minh

Chính phủ điện tử ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay được cung cấp qua Cổng thông tin điện tử chung của thành phố là https://hochiminhcity.gov.vn/, bên cạnh đó còn có Cổng thông tin thủ tục hành chính và Cổng tiếp nhận, xử lý hồ sơ dịch vụ công trực tuyến chung của thành phố là https://dichvucong.hochiminhcity.gov.vn/ và https://thutuchanhchinh.hochiminhcity.gov.vn/. Các địa chỉ này là nơi người dân nộp, nhận, sửa đổi, bổ sung hồ sơ, giấy tờ hoặc có bất kỳ phản ánh, kiến nghị nào có thể gửi trực tiếp tại đây, đồng thời, để thuận tiện trong quá trình theo dõi, từng quận/huyện của thành phố có thể lập riêng các trang điện tử theo cấu trúc như sau: tên quận/huyện.hochiminhcity.gov.vn. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong những địa phương đầu tiên tích hợp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Thành phố đã hoàn thành việc xây dựng cấu phần quan trọng trong Kiến trúc chính quyền điện tử là nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu dung chung (LGSP76), đây là nền tảng quan trọng bảo đảm tích hợp, liên thông các hệ thống thông tin ở thành phố, đồng thời Kho dữ liệu dùng chung của thành phố cũng được đưa vào hoạt động hiệu quả77.

Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến năm 2025 được ban hành, ngay sau đó, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ra yêu cầu, Thủ trưởng các sở, ban ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân của 24 quận, huyện thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển Chính phủ điện tử theo chỉ đạo, đường lối, chính sách chung mà Nghị quyết số 17 đã đặt ra78. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đang chủ động rà soát việc thực hiện các nhiệm vụ, từ đó có hướng điều chỉnh kế hoạch theo đúng mục tiêu, quan điểm chỉ đạo mà Chính phủ đã đặt ra. Theo đó, các nội dung quan trọng mà cán bộ, công chức,

75 http://kinhtedothi.vn/ha-noi-dung-thu-sau-ve-xep-hang-chi-so-cong-nghiep-cong-nghe-thong-tin- 417120.html (truy cập ngày 12/5/2021).

76 LGSP – Local Government Service Platform – là nền tảng tích hợp, chia sẽ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh, chứa các dịch vụ dùng chung để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi một bộ, ngành, địa phương, đóng vai trò trung gian phục vụ kết nối các hệ thống thông tin trong nội bộ của bộ, ngành, địa phương với các hệ thống bên ngoài.

77 https://hochiminhcity.gov.vn/-/tphcm-nang-cao-hieu-qua-chuyen-oi-so-thuc-ay-qua-trinh-xay-dung-chinh- quyen-ien-tu-phat-trien-o-thi-thong-minh (truy cập ngày 22/5/2021).

78 https://www.sggp.org.vn/tphcm-trien-khai-xay-dung-chinh-phu-dien-tu-583729.html (truy cập ngày 13/5/2021).

viên chức đang thực hiện nhiệm vụ cần quán triệt như sau: Tình hình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước và trong quá trình phục vụ người dân, doanh nghiệp; nắm vững các quan điểm chỉ đạo của Chính phủ trong xây dựng, phát triển hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, trong đó bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách thủ tục hành chính; xác định ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ hữu hiệu hỗ trợ, thúc đẩy cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính; thiết lập cơ chế bảo đảm thực thi mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu. Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát các văn bản có liên quan, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố hoàn thiện thể chế, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai xây dựng chính quyền điện tử của Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 26/4/2021 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Việt Nam năm 2020 (Vietnam ICT Index 2020). Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh xếp vị trí thứ 5, tăng hai bậc so với năm 2019 với chỉ số là 0.5852%79 cho thấy tín hiệu khả quan từ các chính sách, kế hoạch mà thành phố đang nỗ lực triển khai, thực hiện.

2.1.2.3. Tỉnh Quảng Ninh80

Quảng Ninh được xem là một trong những tỉnh nổi bật ở nước ta đi đầu trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Ngay từ năm 2012, cấp lãnh đạo tỉnh đã phê duyệt Đề án Xây dựng Chính phủ điện tử theo Quyết định số 2459/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, gồm 10 dự án và các chương trình kế hoạch về đào tạo, tập huấn cho công dân và doanh nghiệp với tổng kinh phí hơn 400 triệu đồng. Với việc triển khai đề án này đã làm thay đổi cơ bản về nhận thức trong cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh; tạo môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp; chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng nâng cao; góp phần giảm thiểu khoảng cách phát triển giữa vùng thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Hiện nay, để kết nối với Cổng thông tin điện tử của tỉnh, người dân, doanh nghiệp có thể truy cập vào trang web https://www.quangninh.gov.vn/ để dễ dàng theo dõi các chính sách, kế hoạch, thông tin triển khai của tỉnh.

79 Vụ Công nghệ thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông Hội Tin học Việt Nam (2020), Báo cáo Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam năm 2020, NXB Thông tin và Truyền thông, tr. 53.

80 Nguyễn Đức Long (2019), “Triển khai chính quyền điện tử nhằm xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp hiện đại, phục vụ nhân dân”, Quản lý nhà nước (276), tr. 26 – 30.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh cũng đã tiến hành xây dựng được mạng diện rộng (WAN). Nhờ đó mà 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đều có mạng LAN; 100% cán bộ, công chức đều có máy tính kết nối mạng. Đặc biệt hơn cả là việc tỉnh đã triển khai thành công mô hình Trung tâm Hành chính công81 - đây là một mô hình mới, chưa có tiền lệ. Để tiến hành việc xây dựng, tỉnh đã tổ chức các đoàn đi khảo sát, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu có chọn lọc mô hình trung tâm dịch vụ hành chính công ở các nước phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore… Nhờ đó, tỉnh đã xây dựng thí điểm Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh và 05 Trung tâm Hành chính công huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Sau một thời gian đi vào hoạt động, 06 Trung tâm Hành chính công triển khai thí điểm đã hoàn thiện rà soát và công bố thủ tục hành chính của 03 cấp chính quyền, chuẩn hóa và đưa trung bình trên 90% thủ tục hành chính vào các Trung tâm Hành chính công, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn cao đạt tỷ lệ cao 98,3%. Ngoài ra, tỉnh còn triển khai việc gửi, nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích82 đã được thực hiện tại 100% các Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, huyện và bộ phận tiếp nhận, trả kết quả hiện đại cấp xã. Hiện nay, ngoài kết quả bằng bảng giấy còn có thể trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân, doanh nghiệp bằng văn bản điện tử áp dụng chữ ký số có tính chất pháp lý tương tự như văn bản giấy.

Theo đó, năm 2020, chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Vietnam ICT Index) của tỉnh Quảng Ninh đứng thứ 3/63 tỉnh/thành trong cả nước, là năm thứ hai liên tiếp đạt được thứ hạng này. Với kết quả đạt được, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục duy trì và phát triển hơn nữa các chính sách

Một phần của tài liệu Chính phủ điện tử (e government) – mô hình của thế giới và thực tiễn ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 66)