Thực tiễn triển khai mô hình Chính phủ điện tử ở trung ương

Một phần của tài liệu Chính phủ điện tử (e government) – mô hình của thế giới và thực tiễn ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 61)

2.1. Thực tiễn triển khai mô hình Chính phủ điện tử hiện nay ở Việt Nam (cụ thể

2.1.1. Thực tiễn triển khai mô hình Chính phủ điện tử ở trung ương

2.1.1.1. Về quy định pháp luật

Quyết định số 1072/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử chính thức có hiệu lực thi hành ngày 28/8/2018 được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Quyết định số 1201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16/9/2019, (thay thế cho Quyết định số 109/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 15/01/2014 về việc thành lập Ủy ban quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin và Quyết định số 109/QĐ-TTg của Thủ tướng ban hành ngày 17/6/2016 được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 109/QĐ-TTg nói trên). Theo đó, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử thành lập ngày 28/8/2018 và được kiện toàn, bổ sung thêm nhiệm vụ, thành viên từ ngày 26/5/2020. Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử hiện nay47 có 17 thành viên với Chủ tịch Uỷ ban là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch Ủy ban gồm Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (Phó Chủ tịch thường trực) và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Đồng thời, tại Quyết định số 414/QĐ-UBQGCPĐT của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử ban hành quy chế hoạt động của Ủy ban có quy định, Ủy ban sẽ làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và do Chủ tịch Ủy ban quyết định; Ủy ban hoạt động bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; đề cao trách nhiệm cá nhân; chủ động giải quyết công việc vì mục tiêu xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh, tạo thuận lợi cho việc triển khai cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam48. Qua đó, có thể thấy, trước mắt và ưu tiên hơn cả là việc thành lập ra một tập thể, cơ chế lãnh đạo hiệu quả trong suốt quá trình triển khai thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử trên thực tế. Chỉ khi có sự lãnh đạo vững chắc về mặt chính trị mới giúp duy trì hỗ trợ cho các dự án ở tất cả các bộ, ngành của Chính phủ về nguồn tài chính, nhân sự, chuyên gia kỹ thuật bao gồm cả cộng đồng dân cư giúp đáp ứng được sự mong đợi của họ,

47 Thời điểm hiện nay là ngày 24/3/2021, khi có kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử ngày 10/3/2021.

48 https://baotintuc.vn/thoi-su/ban-hanh-quy-che-hoat-dong-cua-uy-ban-quoc-gia-ve-chinh-phu-dien-tu- 20201023183353741.htm (truy cập ngày 28/4/2021).

bảo đảm sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước, xác định rõ mục tiêu, tính cấp bách, khẩn trương trong suốt quá trình thực hiện mô hình này49. Bên cạnh vai trò quan trọng của cơ quan ban ngành, tập thể thực thi nhiệm vụ cũng cần nhấn mạnh tính cần thiết, cấp bách về vai trò và trách nhiệm của người lãnh đạo trong việc đi đầu, phát triển và triển khai dự án Chính phủ điện tử50, cụ thể ở nước ta hiện nay là Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử là Thủ tướng Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo quy định hiện hành ở nước ta51, Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử - sẽ là người có thẩm quyền đưa ra các quy chế hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn, mục tiêu hoạt động của Ủy ban quốc gia, đồng thời sẽ có kết luận, nhận xét, đánh giá khách quan trong suốt tiến trình hoạt động của Ủy ban nói riêng và toàn thể các cấp chính quyền nói chung. Khi có bất kỳ vấn đề gì chưa được giải quyết thỏa đáng, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử sẽ là người có quyền hạn đề ra các giải pháp kịp thời để đáp ứng nhu cầu công việc. Hoặc khi cần có sự phối hợp lẫn nhau giữa các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước, người đứng đầu cũng sẽ xử lý tốt các yêu cầu đặt ra. Thủ tướng Chính phủ sẽ là “người lái đò” quan trọng dẫn dắt, khuyến khích, thúc đẩy quá trình làm việc một cách hiệu quả, minh bạch hơn.

Tại Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến năm 2025, (Nghị quyết số 17/NQ-CP thay thế Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ ngày 14/10/2025 về Chính phủ điện tử). Với văn bản này, Chính phủ đã có những kết luận rõ ràng và đầy đủ nhất về tình hình phát triển mô hình này ở nước ta, trên cơ sở ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, thực thi chính sách pháp luật, những thành tựu đạt được, hạn chế vấp phải mà Chính phủ điện tử đem lại. Dựa vào các đánh giá khách quan đó, Chính phủ đã đưa ra quan điểm chỉ đạo quyết liệt52 như: kế thừa, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin; phát huy vai trò, trách nhiệm của từng thành viên Chính phủ, người đứng đầu; đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam… Từ đó, Chính phủ vạch rõ chỉ tiêu phải đạt được, mục tiêu trọng tâm qua từng giai đoạn phát triển, cụ thể là giai

49 Patricia J. Pascual (2003), Chính phủ điện tử - E-primers, NXB Hà Nội,tr. 34.

50 Patricia J. Pascual (2003), Chính phủ điện tử - E-primers, NXB Hà Nội tr. 32.

51 Điều 3 về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban theo Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, ban hành kèm theo Quyết định số 414/QĐ-UBQGCPĐT ngày 21/10/2020 của Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.

52 Mục II Quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến năm 2025.

đoạn từ năm 2019 – 2020 và từ 2021 – 2025. Cuối cùng là đề ra giải pháp thực hiện53: xây dựng hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử phù hợp với xu thế phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi số quốc gia hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; xây dựng Chính phủ điện tử phải gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân; bảo đảm nguồn lực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử; thiết lập cơ chế bảo đảm thực thi.

Sau một thời gian thành lập và thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu mà Ủy ban Chính phủ điện tử đặt ra từ năm 2018, ngày 26/5/2020, Quyết định số 701/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ kiện toàn Uỷ ban Quốc gia về Chính phủ điện tử được ban hành, bổ sung thêm các nhiệm vụ chỉ đạo về đô thị thông minh, chuyển đổi số và kinh tế số. Quyết định này có hiệu lực và thay thế cho Quyết định số 1072/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử chính thức có hiệu lực thi hành ngày 28/8/2018 được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Quyết định số 1201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16/9/2019. Thủ tướng nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban, các thành viên của Uỷ ban cũng như tổ chức và hoạt động của Uỷ ban. Trong đó nhấn mạnh rõ sự cần thiết của việc tham gia đóng góp những ý kiến, đề xuất phương án, của các bộ, ngành, địa phương cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc hoạch định chính sách xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, công nghệ thông tin và viễn thông phục vụ phát triển đô thị thông minh và kinh tế số. Đồng thời, Thủ tướng cũng nêu rõ nhiệm vụ của từng thành viên trong Ủy ban tại Điều 3 của Quyết định này, theo đó, Chủ tịch Ủy ban là người chỉ đạo, điều hành toàn diện hoạt động của Ủy ban; Phó Chủ tịch – cụ thể là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - sẽ xem xét, giải quyết các công việc thường xuyên của Ủy ban; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện các nhiệm vụ đã phân công và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các Ủy viên còn lại sẽ thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công cụ thể trước đó. Với sự chỉ đạo quyết liệt cũng như việc đề ra các phương án, biện pháp cụ thể để thực hiện mô hình Chính phủ điện tử, có thể thấy Việt Nam ta đang từng bước hoàn thiện chính sách pháp lý, quy định, nhiệm vụ trọng tâm, qua đó thể hiện sự quyết tâm của các bộ,

53 Mục IV Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến năm 2025.

ngành, địa phương. Hơn cả là tầm quan trọng của việc thành lập ra Ủy ban Chính phủ điện tử đã góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, tập trung, giúp dễ dàng hơn trong quá trình triển khai, đánh giá, kết luận việc xây dựng mô hình Chính phủ điện tử ở nước ta hiện nay.

Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23/01/2019 về việc tăng cường sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước các cấp, từ đó, triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số cho thiết bị di động. Thông qua việc sử dụng chữ ký số đã đạt được những kết quả quan trọng, bảo đảm an toàn các giao dịch điện tử; tạo môi trường làm việc hiện đại; tiết kiệm thời gian, chi phí; nâng cao hiệu quả công việc; tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành; góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính và phát triển Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì cũng vấp phải nhiều hạn chế nhất định. Hoạt động cung cấp, quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ của cơ quan nhà nước các cấp hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương; hiệu quả công tác triển khai sử dụng chưa cao, còn mang tính hình thức; công tác kiểm tra, đánh giá chưa được tiến hành thường xuyên,… Từ những kết quả đạt được và bất cập đưa ra, Thủ tướng cũng nêu rõ các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nói trên, đồng thời Thủ tướng cũng đưa ra các giải pháp cụ thể để khắc phục và nâng cao việc sử dụng chữ ký số một cách đồng bộ, hiệu quả.

Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử ban hành ngày 08/4/2020, trong đó nhấn mạnh việc thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, tại Điều 13 của Nghị định có quy định về thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong giải quyết thủ tục hành chính, người dùng có thể đăng nhập một lần trên cơ sở liên kết giữa Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc bộ, tỉnh, đơn vị với hệ thống thanh toán ngân hàng hoặc dịch vụ trung gian thanh toán khác; hoặc thực hiện trực tiếp trên tài khoản ngân hàng hoặc dịch vụ trung gian thanh toán đó. Do đó, để góp phần nâng cao sự khách quan, an toàn, an ninh trong việc bảo vệ tài khoản cá nhân của người dùng, tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định quy định về mức độ bảo đảm xác thực tài khoản, mức độ bảo đảm của danh tính điện tử của tổ chức, cá nhân được dùng để đăng nhập dựa trên xác minh được các thông tin của danh tính điện tử do tổ chức, cá nhân đó cung cấp. Thông qua việc so sánh, đối chiếu tự động với các thông tin, dữ liệu hệ thống đang quản lý hoặc được kết nối, chia sẻ, hoặc so sánh với các bằng chứng mà tổ chức, cá nhân đó cung cấp trực tiếp. Ngoài ra mức độ bảo đảm xác thực người dùng khi đăng nhập tài khoản dựa trên ít nhất một yếu tố xác thực của tổ chức, cá nhân. Bên cạnh những quy định về việc thanh toán

không dùng tiền mặt, tại Điều 25 Nghị định này có đề cập đến việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính từ giấy chuyển sang điện tử, với hai hình thức: một là bằng hình thức sao chụp và chuyển thành tập tin trên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; hai là chuyển nội dung của kết quả giải quyết thủ tục hành chính từ giấy sang dữ liệu điện tử để lưu vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên để thực hiện đúng quy định cho việc số hóa này cần phải thỏa mãn các yêu cầu theo luật định. Bởi lẽ kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử được chuyển đổi từ văn bản giấy có giá trị như văn bản giấy, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Nhằm tạo thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ thanh toán, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, đồng thời tăng cường khả năng làm việc nhanh, gọn, hiện đại trên môi trường điện tử của Chính phủ, Nghị định này đã tạo ra những thay đổi đáng kể, cải thiện tốt hơn các dịch vụ trực tuyến mà Chính phủ cung cấp.

Công văn số 516/TTg-KSTT của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, đổi mới thực hiện cơ chế một cửa và xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành được ban hành ngày 22/4/2021. Theo đó, liên quan tới việc cắt giảm, đơn giản các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ban hành ngày 12/5/2020 của Chính phủ, Thủ tướng đặt ra nhiệm vụ cho các bộ ngành, cụ thể là: các bộ, cơ quan ngang bộ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện hệ thống phần mềm thống kê, rà soát các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, thiết lập Cổng tham vấn điện tử để hỗ trợ việc lấy ý kiến của các tổ chức doanh nghiệp; Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính tăng cường đối thoại, lấy ý kiến của các tổ chức doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp… Cùng với đó là triển khai hiệu quả “Đề án đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong cải cách thủ tục hành chính” theo Quyết định số 468/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 27/3/2021, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ giao; các bộ, ngành địa phương, Văn phòng Chính phủ đôn đốc, đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Như vậy, dựa trên các định hướng nêu ra ở các văn bản trước đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ đứng ra đôn đốc, đề ra các mục tiêu cụ thể hơn nữa để đẩy kịp tiến độ thực hiện trên thực tế. Các bộ, ngành, lãnh đạo các cơ quan ở địa phương cần có sự kiểm tra, theo dõi sát sao các quá trình làm việc, từ đó đẩy mạnh

Một phần của tài liệu Chính phủ điện tử (e government) – mô hình của thế giới và thực tiễn ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)