Mô hình Chính phủ điện tử của một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu Chính phủ điện tử (e government) – mô hình của thế giới và thực tiễn ở việt nam hiện nay (Trang 34)

1.3.1. Nhật Bản

1.3.1.1. Sơ lược sự phát triển31

29 https://www.idc.com/promo/global-ict-spending/forecast (truy cập ngày 22/4/2021).

30 https://www.idc.com/promo/global-ict-spending/forecast (truy cập ngày 22/4/2021).

31 https://vietnamhoinhap.vn/article/kinh-nghiem-phat-trien-chinh-phu-dien-tu-o-nhat-ban---n-21278 (truy cập ngày 16/4/2021).

Sự phát triển của mô hình Chính phủ điện tử tại Nhật Bản bắt đầu với chiến lược “Nhật Bản điện tử” được phê duyệt bởi Nội các Yoshiro Mori năm 2001. Chiến lược này bao gồm 04 lĩnh vực chính sách: thiết lập chính phủ điện tử; cơ sở hạ tầng mạng tốc độ cực cao; tạo điều kiện cho thương mại điện tử; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử có mục tiêu là tất cả các thủ tục hành chính phải được cung cấp qua Internet vào năm 2003. Các chiến lược công nghệ thông tin được đặt ra, cùng với đó là việc triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Theo chiến lược ban đầu, một loạt các Sách Trắng về công nghệ thông tin, chính sách và hành động đã được thiết lập để đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia kết nối tiên tiến nhất. Chiến lược điện tử Nhật Bản II (năm 2003) cho phép chính quyền trung ương và chính quyền địa phương xây dựng các cổng thông tin điện tử hành chính để cung cấp các dịch vụ một cửa. Đến năm 2010, Chiến lược cải cách công nghệ thông tin mới (năm 2006) đã nhắm tới 50% số ứng dụng được xử lý trực tuyến bởi cả chính quyền trung ương và địa phương. Nhật Bản đã triển khai nhiều dự án thí điểm nhằm giúp người già, người không có điều kiện tiếp cận Internet có thêm hiểu biết và kỹ năng sử dụng các thiết bị này thông qua các tổ chức phục vụ cộng đồng, các tình nguyện viên tại các trường đại học trong cả nước. Quốc gia này đã phát triển song song giữa việc vừa đẩy mạnh triển khai mô hình Chính phủ điện tử trên phạm vi toàn quốc, vừa thực hiện các dự án hỗ trợ người dân sử dụng và tiếp cận. Nhờ vậy mà “khoảng cách số” được rút ngắn, xã hội và công nghệ thông tin phát triển với nhau một cách đồng bộ, nhất quán.

Đầu tiên phải kể đến sáng kiến nổi bật được triển khai từ rất sớm giúp mô hình Chính phủ điện tử ở Nhật Bản có vị thế vững chắc, đó là phát triển “Hệ thống hướng đến công dân”. Năm 2013, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua dự luật để thành lập hệ thống số hóa và bổ nhiệm Giám đốc thông tin của Chính phủ, tiếp theo đó là ban hành tuyên bố “Phát triển một quốc gia công nghệ thông tin tiên tiến”. Mạng LAN, điện toán đám mây Kasumigaseki, nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng LGWAN – ASP, các dịch vụ công nghệ thông tin khác là những phương tiện hỗ trợ đắc lực giúp Chính phủ Nhật Bản tiếp cận và kết nối thành công thông tin thống nhất từ trung ương đến địa phương, kết nối các bộ ngành với nhau, cắt giảm các chi phí không cần thiết. Nhờ vậy mà các cơ sở hạ tầng của cả nước đều được kết nối mạng Internet, người dân có thể truy cập bất cứ nơi đâu, bất kỳ thời gian nào trong ngày, cho phép họ thực hiện các thủ tục hành chính miễn phí.

Chính phủ Nhật Bản triển khai mô hình “Bài đăng của tôi” thông qua hộp thư điện tử bằng tài khoản cá nhân. Theo đó, thông qua dữ liệu an toàn và miễn phí này,

người dân sẽ được nhận các văn bản, thông tin cần thiết mới nhất từ các cơ quan của Chính phủ hoặc tổ chức, doanh nghiệp tư nhân ngoài nhà nước mà họ đã đăng ký sẽ được gửi trực tiếp qua tài khoản cá nhân. Người dùng “Bài đăng của tôi” sẽ được nhận, lưu trữ hồ sơ, báo cáo trên tài khoản của mình. Việc áp dụng thành công mô hình này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển tốt dịch vụ chăm sóc khách hàng, củng cố niềm tin cũng như có sự kết nối đồng bộ giữa nhà nước và tư nhân mà không bị ảnh hưởng bởi quá trình tự do hóa bên ngoài tác động vào.

Về các điểm truy cập thông tin hiện nay ở Nhật Bản, thông qua các kênh thông tin truy cập khác nhau, như điện thoại di động, máy tính, truyền hình cap… người dân có thể theo dõi và đăng nhập vào để tìm kiếm thông tin tại nhà hoặc các cửa hàng tiện lợi. Như chúng ta đã biết, “cửa hàng tiện lợi” được xem là một nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản, thời gian mở cửa suốt 24/24 giờ, trải đều trên khắp đất nước, từ vùng quê cho đến các thành phố lớn, với các thương hiệu nổi tiếng như: Family Mart, Seven – Eleven, Circle K… Theo đó, tận dụng mô hình này, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai dịch vụ công tại các cửa hàng tiện lợi. Người dân có thể chuyển tiền, đặt vé và trả tiền điện nước thông qua các Ki-ốt hành chính, tương tự như máy ATM bằng số định danh và mật khẩu cá nhân, người dùng có thể nhận và thanh toán qua hệ thống này.

Với những dự án triển khai nói trên, Chính phủ Nhật Bản đang từng bước nâng cao và chuyển hóa từ mô hình “Chính phủ điện tử” sang mô hình “Chính phủ số”, “Chính phủ thông minh”. Theo đó, “Chuyển đổi số thân thiện với con người” là mục tiêu của nước này. Mười nguyên tắc cơ bản trong định hướng xã hội số mà quốc gia này đặt ra là: Mở, minh bạch; công bằng, đạo lý; an toàn, an tâm; liên tục, ổn định, tăng cường; giải quyết các vấn đề xã hội; nhanh chóng, linh hoạt; bao trùm, đa dạng; sự xâm nhập vào cuộc sống; tạo ra giá trị mới; sự nhảy vọt, đóng góp cho cộng đồng quốc tế32. Tương lai không xa, một mô hình Chính phủ “lý tưởng” có thể sẽ hiện diện ở Nhật Bản nếu Chính phủ nước này đạt được những thành công, mục tiêu mà các dự án dự định triển khai.

1.3.1.2. Bài học kinh nghiệm

Một là, Chính phủ Nhật Bản luôn lấy nguyên tắc “hướng đến người dân” làm kim chỉ nam trong suốt quá trình xây dựng và triển khai mô hình Chính phủ điện tử trên thực tế. Điều này được thể hiện rõ qua việc các chính sách, kế hoạch đều luôn tham khảo ý kiến, nguyện vọng của người dân; cung cấp dịch vụ công thông qua

32 https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/19449/chuyen-doi-so-than-thien--lay-con-nguoi-lam-trung-tam.aspx (truy cập ngày 16/4/2021).

nhiều kênh khác nhau để tất cả mọi người đều có điều kiện tiếp cận thông tin dễ dàng; triển khai số định danh cá nhân, cổng thông tin cá nhân giúp họ thoải mái, tin tưởng vào các dịch vụ, đồng thời yên tâm không sợ tình trạng đánh cắp thông tin của mình; thực hiện đề án “một cửa” điện tử hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại. Việt Nam ta cũng đang triển khai mô hình Chính phủ điện tử theo hướng lấy người dân làm trung tâm, doanh nghiệp làm nền tảng hoạt động. Qua đó, phải có sự nhất trí từ hai phía thì việc triển khai mới hiệu quả và vững chắc.

Hai là, Chính phủ điện tử Nhật Bản có sự phát triển từ dưới lên, nơi Chính phủ trung ương tạo ra các quy định và hướng dẫn lập pháp để chính quyền địa

phương tuân theo. Theo đó, các cấp ban ngành ở trung ương đưa ra các quy trình cụ

thể cho việc tạo ra các mô hình, phương tiện. Từ đó, mỗi đô thị, quận và văn phòng quốc gia sẽ dựa vào nguyên tắc ấy, có thể tự đầu tư và tạo ra phần mềm riêng tại nơi họ đang làm việc để phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như sự phát triển hiện tại của địa phương mình. Như vậy, với kinh nghiệm làm việc này vừa tạo ra sự thống nhất từ dưới lên, vừa không bị “gò bó” về phương hướng làm việc, tránh sự khuôn mẫu quá mức khiến cho việc thực hiện dự án trở nên cứng nhắc hay khó áp dụng vào thực tiễn, giúp cho từng địa phương có thể chủ động, sáng tạo hơn. Bởi lẽ mỗi vùng sẽ có tốc độ tương tác khác nhau giữa người dân, doanh nghiệp và Chính phủ.

Ba là, Chính phủ Nhật Bản là một mô hình được xây dựng theo hướng “Chính

phủ mở”, hoạt động 24/24 giờ trong suốt 365 ngày/năm. Theo đó, mọi thông tin hoạt

động của Chính phủ đều được công khai trên trang điện tử trực tuyến, các thủ tục hành chính được tin học hóa và thể hiện rõ ràng. Ngoài ra, các đề án triển khai thành công trên thực tế góp phần vào sự thành công của mô hình Chính phủ điện tử ở Nhật Bản đã được giám đốc khối giải pháp Chính phủ của công ty trách nhiệm hữu hạn Fujitsu, ông Hiroaki Yoshida chia sẻ với Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam gồm: điện tử hóa các báo cáo chứng khoán; xây dựng hệ thống bảng dự toán ngân sách của nhà nước hàng năm; hệ thống đăng ký bất động sản; hệ thống đăng ký việc làm33… Như vậy, các mô hình ứng dụng thực tế đã được triển khai từ rất sớm và đáp ứng tối đa nhu cầu của người dân, qua đó Chính phủ cũng dễ dàng hơn trong việc quản lý và đánh giá khách quan tình hình tiếp cận thông tin mà mỗi dự án đề ra.

1.3.2. Singapore

1.3.2.1. Sơ lược sự phát triển

33 https://www.vietnamplus.vn/nhat-chia-se-kinh-nghiem-phat-trien-chinh-phu-dien-tu/112434.vnp (truy cập ngày 17/4/2021).

Singapore quan niệm rằng: “Chính phủ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phải là Chính phủ thông minh” (Smart Government)34. “Smart” này bao gồm: chiến lược (stratery), giám sát (mornitoring), giải trình (accountability), tư duy lại (rethinking), niềm tin (trust). Trong đó quan trọng nhất là đề cao trách nhiệm giải trình và tư duy lại. Chính bởi quan niệm đó mà quốc gia này từ lâu đã áp dụng các chính sách hỗ trợ hoạt động thương mại, thuế cạnh tranh, một cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mạnh và lực lượng lao động chất lượng cao, có khả năng thích ứng được với mọi tình thế. Do đó, Singapore luôn ở trong tư thế sẵn sàng đón đầu và sử dụng hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng thành công, Singapore đã bắt đầu triển khai mô hình Chính phủ điện tử từ những năm 80 của thế kỷ XX thông qua việc tiến hành rất nhiều hành động, chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển Chính phủ điện tử. Với việc không ngừng hoàn thiện, cải tiến bởi cách thức lãnh đạo, hoạch định chính sách hợp lý, nhờ vậy mà hiện nay ở quốc gia này đã hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung tích hợp tất cả các dịch vụ công của cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân, tổ chức. Họ chỉ cần truy cập vào một cổng thông tin duy nhất của Chính phủ để thực hiện tất cả các dịch vụ hành chính mà không cần phải qua bất cứ thủ tục nào khác. Tuy nhiên, để có một hạ tầng số phát triển như ngày nay, Chính phủ Singapore đã ký quyết định thành lập từ rất sớm các mô hình, các dự án về áp dụng công nghệ 4.0 để triển khai vào thực tế. Điển hình có thể kể đến việc Singapore đã bắt đầu sử dụng mạng cáp quang vào năm 2010; sử dụng mạng di động 4G năm 2011; nghiên cứu, đánh giá tác động mạng 5G để chuẩn bị triển khai trên thực tiễn vào năm 2019. Và có thể kể đến gần đây nhất là “Kế hoạch nghiên cứu, đổi mới và doanh nghiệp năm 2020”35, thông qua chỉ số SSIRI (chỉ số này bao gồm các nội dung về tổ chức, công nghệ và quy trình) giúp doanh nghiệp đánh giá tốt hơn thực trạng hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các giải pháp tiếp theo để nâng cao lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh trong toàn bộ ngành. Tất cả những dự án nói trên đều thực hiện với mục đích là góp phần cải thiện tốt hơn hoạt động của ngành công nghiệp trong tương lai, xây dựng năng lực và hỗ trợ về mặt tài chính, ngân sách cho hoạt động.

Nổi bật trong quá trình xây dựng mô hình Chính phủ điện tử ở quốc gia này đó là việc thực hiện “Kế hoạch hành động Chính phủ điện tử” (E-Government Action

34 Đặng Hoàng Linh (2020), “Mức độ sẵn sàng với cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước”, Quản lý Nhà nước, (291), tr. 97 – 101.

35 Đặng Hoàng Linh (2020), “Mức độ sẵn sàng với cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước”, Quản lý Nhà nước, (291), tr. 97 – 101.

Plan) qua các giai đoạn khác nhau, viết tắt là e-GAP36. Theo đó, e-GAP I bắt đầu triển khai từ năm 2000 – 2003 với mục tiêu là khai thác toàn bộ tiềm năng của công nghệ web, tạo điều kiện trong giao dịch, cung cấp dịch vụ giữa người dân, doanh nghiệp và Chính phủ. Với 05 định hướng gồm: (1) Đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ điện tử; (2) Xây dựng các khả năng mới và phát triển năng lực mới; (3) Khuyến khích đổi mới với công nghệ thông tin và truyền thông; (4) Phát triển khả năng dự đoán và nhạy bén để trở thành một Chính phủ chủ động và nhanh nhạy; (5) Xây dựng ý chí của lãnh đạo về Chính phủ điện tử. Tiếp theo đó là e-GAP II giai đoạn từ năm 2004 – 2006 hướng tới ba mục tiêu chính là: (1) Sự hài lòng của khách hàng; (2) Công dân kết nối; (3) Chính phủ kết nối. Chính vì vậy mà trong giai đoạn này đã cho ra đời Cổng thông tin trực tuyến Chính phủ Singapore (www.gov.sg) vào tháng 10 năm 2004. Với sự thành công vượt bậc của hai kế hoạch nói trên, Singapore đã tiếp tục triển khai Kế hoạch tổng thể 05 năm iGov 2010 giai đoạn từ năm 2006 – 2010 thông qua Cổng điện tử quốc gia giúp người dân dễ dàng hơn trong việc đưa ra ý kiến, đối thoại với nhà nước, tăng cường khả năng tương tác lẫn nhau.

Chính bởi những tiền đề của việc xây dựng thành công mô hình Chính phủ điện tử đã mở ra cơ hội thuận lợi cho Singapore trong quá trình tạo nên một “quốc gia thông minh” hoàn chỉnh trong thời gian tới. Khởi động từ tháng 11 năm 2014 với mục tiêu phục vụ tối đa các yêu cầu, nguyện vọng của người dân, ứng dụng các công nghệ mới, thiết bị di động, Internet vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo đó quốc gia này đang phát triển các dự án sau: nhận dạng số quốc gia (viết tắt NDI); cảm biến thông minh quốc gia (viết tắt SNSP); thanh toán điện tử, di chuyển thông minh; đẩy mạnh giáo dục về trí tuệ nhân tạo (AI). Với tầm nhìn rộng, có định hướng, mục tiêu rõ ràng, Singapore đã, đang và sẽ trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới trong việc áp dụng thành công những thành tựu của khoa học, công nghệ vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Sự phát triển này góp phần quan trọng vào sự thịnh vượng chung của khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, tạo nhiều cơ hội cho các quốc gia khác học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu, áp dụng có chọn lọc vào tiến trình phát triển của mỗi đất nước. Theo khảo sát về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI của Liên Hợp quốc năm 2020, Singapore đứng vị thứ 11 trên tổng số 193 nước thành viên của tổ chức này và là một trong ba quốc gia châu Á

36 https://ictvietnam.vn/phat-trien-chinh-phu-dien-tu-huong-den-chinh-phu-so-kinh-nghiem-cua-singapore- 20201112105342939.htm (truy cập ngày 23/4/2021).

góp mặt trong 14 quốc gia đứng đầu bảng thống kê, với con số cụ thể EGDI là 0.9150 cao hơn so với năm 2018 EGDI là 0.881237.

1.3.2.2. Bài học kinh nghiệm

Để có được những thành tựu như hiện tại, Singapore đã phải đi qua rất nhiều bước tiến hành, hoàn thiện rất nhiều mô hình và chấp nhận những thách thức, hình

Một phần của tài liệu Chính phủ điện tử (e government) – mô hình của thế giới và thực tiễn ở việt nam hiện nay (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)