Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản XUẤT RAU hữu cơ tại địa bàn THÀNH PHỐ bắc kạn – TỈNH bắc kạn (Trang 43 - 45)

Về vị trí địa lý, Thành phố Bắc Kạn là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh Bắc Kạn, cách Thủ đô Hà Nội 160km theo đường Quốc lộ 3. Khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh

- tỉnh Lạng Sơn khoảng 200km; đến sân bay Nội Bai khoảng 150km; đến cảng Hải Phòng chỉ trên 200km. Do đó, việc giao thông, trao đổi hàng hóa từ Bắc Kạn đến các tỉnh lân cận là khá thuận tiện. Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) hiện đã được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt, tuyến đường Quốc lộ 3 mới Thái Nguyên - Chợ Mới đã được đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và thông thương hàng hóa nói chung và các sản phẩm rau hữu nói riêng.

Về đặc điểm địa hình, Địa hình thành phố Bắc Kạn bị chi phối bởi những dãy núi cánh cung lồi về phía Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau. Ở đây có địa hình chủ yếu là đồi núi và bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh. Trong đó, cánh cung Ngân Sơn nối liền 1 dải chạy suốt từ Nặm Quét (Cao Bằng) dich theo phía Đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (phía Bắc tỉnh Thái Nguyên) uốn thành hình cánh cung rõ rệt. Đây là cánh cung đóng vai trò quan trọng trong địa hình, đồng thời là ranh giới khí hậu quan trọng. Dãy núi này có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Cốc Xô cao 1.131m, đỉnh Phia Khau cao 1.061m. Cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phía Tây của tỉnh. Cấu tạo chủ yếu là đá phiến thạch anh, đá vôi, có lớp dài là đá kết tinh rất cổ. Khu vực này có nhiều đỉnh núi cao thấp khác nhau, trong đó có đỉnh Phja Boóc cao 1.502m và nhiều đỉnh cao trên 1.000m. Xen giữa hai cánh cung là nếp lõm

thuộc hệ thống thung lũng các con sông. Như vậy địa hình đặc trưng của thành phố Bắc Kạn là đồi núi cao và bị chia cắt. Đây là một trở ngại cho thành phố trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Về khí hậu, Thành phố Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền núi phía Bắc Việt Nam. Khí hậu ở đây có sự phân hóa rõ rệt. Mùa đông thường kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, trời khô hanh, có sương muối. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, nóng ẩm, mưa nhiều. Tính chất phân hóa theo 2 mùa nóng lạnh tạo điều kiện cho Thành phố Bắc Kạn phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm theo mùa, đặc biệt là các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu khắc nghiệt như giá lạnh, sương muối cũng là một khó khăn trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Về thủy văn: Thành phố Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Cầu và các suối lớn chảy qua địa bàn Thành phố như suối Nặm Cắt, suối Nông Thượng, suối Pá Danh, suối Xuất Hóa. Sông Cầu chảy qua địa phận thành phố Bắc Kạn dài khoảng 20km, rộng trung bình 40m. Hệ thống sông suối chảy qua thành phố tạo ra nguồn nước dồi dào cho tưới tiêu, phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, sông suối ở đây có độ dốc bị bồi lắng do đất đá ở thượng nguồn trôi về làm cho dòng chảy của sông, suối bị thu hẹp lại, mùa mưa gây úng ngập ở hai bên bờ sông, suối.

Về đất đai: Thành phố Bắc Kạn có khoảng 1.400ha đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở các xã, phường ngoại thành như Nông Thượng, Xuất Hóa, Dương Quang, Huyền Tụng… Tại đây có những cánh đồng diện tích khá lớn, ngay sát đường nên giao thông khá thuận tiện. Đây là một lợi thế cho địa phương trong việc phát triển các vùng sản xuất rau hữu cơ tập trung.

Có thể nói, mặc dù điều kiện tự nhiên ở Thành phố Bắc Kạn cũng có nhiều khó khăn như địa hình đồi núi cao, khí hậu khắc nghiệt nhưng nhìn chung vẫn có những tiềm năng để phát triển sản xuất rau hữu cơ.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản XUẤT RAU hữu cơ tại địa bàn THÀNH PHỐ bắc kạn – TỈNH bắc kạn (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w