Phát triển kinh tế xã hội cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản XUẤT RAU hữu cơ tại địa bàn THÀNH PHỐ bắc kạn – TỈNH bắc kạn (Trang 85 - 90)

Cơ sở hạ tầng là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và quá trình hình thành và phát triển các mô hình rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn nói riêng. Như đã phân tích ở chương 3, cơ sở hạ tầng tại địa phương trong những năm gần đây đang được đầu tư theo hướng hiện đại nhưng vẫn còn nhiều công trình đang xuống cấp ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất rau hữu cơ. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn là thực sự cần thiết và cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau:

- Thực hiện rà soát, tu sửa lại các khu chợ đã xuống cấp, tiến hành đầu tư xây dựng mới thêm tại những vùng còn thiếu để tạo môi trường tốt nhất cho bà con nông dân, các tổ chức, cá nhân được trao đổi, buôn bán các sản phẩm rau hữu cơ của địa phương qua đó tăng sản lượng rau tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận.

-Chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống tưới tiêu cho cây trồng nhằm cung cấp đầy đủ, hợp lý, chống ngập úng cho các vùng sản xuất rau hữu cơ.

- Tiếp tục thực hiện xây mới, tu sửa, nâng cấp thêm nhiều tuyến đường giao thông nội thành và ngoại tỉnh nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc thông thương, vận chuyển các sản phẩm rau hữu cơ ra các thị trường tiêu thụ trong

và ngoài tỉnh.

4.3.3. Xây dựng, hoàn thiện đường lối chính sách cho phát triển nôngnghiệp hữu cơ nghiệp hữu cơ

Để phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn, việc xây dựng và hoàn thiện đường lối chính sách là vô cùng quan trọng. Các chính sách nên tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

- Sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn còn quá “non trẻ” trong khi mức độ rủi ro về thị trường với ngành hàng này là rất cao. Để khắc phục tình trạng thiếu vốn, thiếu đất, thiếu kiến thức kỹ thuật canh tác, thiếu thị trường tiêu thụ… đã phân tích ở chương thực trạng, chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ vốn sản xuất, ưu đãi trong giao và cho thuê đất cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm rau hữu cơ nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này, cụ thể như:

+ Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư các mô hình sản xuất rau hữu cơ, quy định cụ thể mức hỗ trợ đầu tư cho từng mô hình khoảng bao nhiêu phần trăm chi phí hoặc không quá bao nhiêu tiền theo nguồn ngân sách của địa phương.

+ Xây dựng các đề án để phát triển sản xuất rau hữu cơ theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ hoặc thực hiện tổ chức liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ với người sản xuất sẽ được hỗ trợ để phát triển những cây trồng mà địa phương có thế mạnh thành sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường gắn với thương hiệu sản phẩm. Cụ thể: Hỗ trợ kinh phí thực hiện gói kỹ thuật chuyển đổi từ đất lúa sang đất chuyên trồng rau, hỗ trợ bằng tiền cho các mô hình sản suất rau hữu cơ theo hướng công nghệ cao; hỗ trợ

trong quy trình vay vốn và ưu đãi về thời gian cũng như mức lãi suất vay vốn ngân hàng.

+ Nhân rộng các mô hình sản xuất rau hữu cơ được tổ chức theo hình

thức hợp tác xã kiểu mới, đưa ra những chính sách hỗ trợ cụ thể, tạo thuận lợi tối đa cho các hợp tác xã đi vào hoạt động có hiệu quả, được tiếp cận một cách trực tiếp các chính sách hỗ trợ để phát triển, cụ thể như: Căn cứ vào nguồn ngân sách của địa phương để thực hiện hỗ trợ kinh phí cho các hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ vừa được thành lập mới, sáp nhập hoặc hợp nhất; thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã của thành phố để hỗ trợ các hợp tác xã được vay mua giống, vật tư nông nghiệp... khi sản xuất của hợp tác xã bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Các Hợp tác xã có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất rau hữu được ưu đãi về lãi suất và bảo lãnh tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, ưu tiên vay vốn tín dụng từ ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật; được vay ưu đãi theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ 70% giá trị tiền mua máy móc, thiết bị gieo trồng, thu hoạch, chế biến.

+ Hỗ trợ về diện tích đất thuê, thời gian thuê và thời gian trả tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã thuê đất để thực hiện các dự án phát triển sản xuất rau hữu cơ trên quan điểm tạo điều kiện thuân lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân.

- Như đã phân tích trong phần thực trạng, một trong những khó khăn lớn nhất trong sản xuất rau hữu cơ tại Bắc Kạn hiện nay chính là vấn đề về hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và chứng nhận chất lượng của sản phẩm. Chính vì vậy, UBND thành phố cần giao các phòng chức năng liên quan hỗ trợ các tổ chức cá nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ trong việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, qui chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng, đảm bảo toàn bộ nông sản khi đem ra thị trường được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn theo quy chuẩn trong nước hoặc quốc tế đối với các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, để mang lại hiệu quả cao, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát các hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ

tại địa phương.

- Thương hiệu là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của một sản phẩm trên thị trường. Hiện trên địa bàn thành phố Bắc Kạn chưa có cơ sở sản xuất kinh doanh nào tạo dựng được một thương hiệu rau hữu cơ có uy tín, tạo tiếng vang và sức hút trên thị trường. Do vậy, chính quyền địa phương cần giúp đỡ các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và quảng bá sản phẩm bằng những giải pháp cụ thể như: Tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, hội trợ thương mại để tạo điều kiện cho các sản phẩm rau hữu cơ của địa phương được giới thiệu rộng rãi đến nười tiêu dùng trong và ngoài tỉnh; Thực hiện các chuyên đề, phóng sự, tin bài đăng báo về các mô hình sản xuất rau hữu cơ tại địa phương nhằm quảng cáo, giới thiệu, tìm cơ hội phát triển thị trường cho các sản phẩm…

- Sản xuất rau hữu cơ cũng cần các yếu tố đầu vào đảm bảo. Do vậy, thành phố Bắc Kạn cũng cần quan tâm, hỗ trợ những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh liên quan đến phân bón hữu cơ, sinh học, vi sinh vật, chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học; đồng thời, tạo ra sự liên kết giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất rau hữu cơ với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

- Thị trường là yêu cầu quan trọng nhất cho phát triển sản xuất rau hữu cơ. Để hạn chế tình trạng “được mùa mất giá” hay tồn kho lớn do không đáp ứng được nhu cầu thị trường, thành phố Bắc Kạn cần giao Phòng Công thương nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, yêu cầu về chủng loại sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, số lượng sản phẩm để có phương án sản xuất sản phẩm phù hợp qua đó có thể giúp các nhà sản xuất rau hữu cơ đàm phán, kí kết được hợp đồng cung cấp rau ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, chính quyền thành phố Bắc Kạn cũng cần tổ chức nghiên cứu hệ thống chính sách, qui chuẩn, tiêu chuẩn, chứng nhận chất lượng và thương mại sản phẩm

rau hữu cơ của các mô hình sản xuất trong và ngoài nước để rút ra bài học cho địa phương trong việc hoạch định chiến lược phát triển.

- Để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ, thành phố Bắc Kạn cũng cần đánh giá toàn diện về kinh tế, tổ chức, quản lý, thương mại sản phẩm rau hữu cơ của các đơn vị để tìm ra các vấn đề vướng mắc, đề xuất giải pháp phù hợp cho phát triển sản xuất rau hữu cơ trong thời gian tới.

- Thực tế cho thấy, sự thành công của các mô hình sản xuất rau hữu cơ tại Sóc Sơn (Hà Nội) và Lương Sơn (Hòa Bình) có sự hỗ trợ rất lớn từ phía Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM). Hiện nay, IFOAM đang quan tâm đến các nước đang phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Đây là một thuận lợi lớn cho chúng ta. Thành phố Bắc Kạn nên nắm lấy cơ hội này để xây dựng kế hoạch đề nghị IFOAM hỗ trợ địa phương trong việc hoàn thiện thể chế, đề xuất chính sách, tăng cường năng lực về kiểm soát chất lượng, tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân được học hỏi kinh nghiệm, được đào tạo nguồn lực và hỗ trợ phát triển thị trường.

4.3.4. Nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức cho hộ nông dân về sản xuất rau hữu cơ xuất rau hữu cơ

Sản xuất rau hữu cơ đòi hỏi ở người lao động những tiêu chuẩn rất cao về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Tuy nhiên, phần lớn lao động nông nghiệp của thành phố Bắc Kạn đều không qua đào tạo, trình độ thấp, chủ yếu canh tác nông nghiệp bằng kinh nghiệm, không theo một quy trình kỹ thuật nhất định nào. Xuất phát từ thực trạng trên, thành phố Bắc Kạn cần có những giải pháp cụ thể để nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động đặc biệt là các hộ nông dân trực tiếp tham gia sản xuất rau hữu cơ. Cụ thể như:

- Nâng cao chất lượng nguồn lao động thông qua việc chú trọng xây dựng các trường nghề, trường trung kỹ thuật về nông nghiệp, áp dụng nhiều chính

sách hỗ trợ nhằm thu hút nguồn lao động có trình độ tham gia vào các mô hình sản xuất rau hữu cơ tại địa phương…

- Trên cơ sở tài liệu của nước ngoài, kinh nghiệm thực tiễn từ các mô hình sản xuất trong và ngoài nước, UBND thành phố Bắc Kạn cần giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn tài liệu kỹ thuật – khuyến nông phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tài liệu biên soạn phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, cụ thể và dễ dàng cho bà con nông dân trong việc tiếp thu.

- Thường xuyên kết hợp với các đơn vị, các tổ chức liên quan để tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, tập huấn về sản xuất rau hữu cơ dưới nhiều hình thức để thu hút đông đảo bà con nông dân, các tổ chức, cá nhân tham dự.

- Chính quyền địa phương các xã, phường cần thường xuyên cử cán bộ khuyến nông xuống tận nơi để trực tiếp hướng dẫn các quy trình kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân; đồng thời tích cực mở rộng các buổi gặp mặt để bà con nông dân được giải đáp thắc mắc, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể phối hợp với Hội nông dân thành phố tổ chức các cuộc thi liên quan đến sản xuất rau hữu cơ nhằm tạo ra một sân chơi bổ ích cho bà con nông dân được học tập, tích lũy thêm nhiều kiến thức hơn trong sản xuất.

- Đối với việc xây dựng các mô hình sản xuất rau hữu cơ tại địa phương, UBND thành phố cần giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Hội Nông dân và Trung tâm dạy nghề tổ chức huấn luyện trong thời gian 3 tháng về trồng, chăm sóc theo phương pháp hữu cơ; cấp chứng chỉ và chỉ những ai có chứng chỉ mới đủ điều kiện tham gia mô hình.

4.4 Khuyến nghị

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản XUẤT RAU hữu cơ tại địa bàn THÀNH PHỐ bắc kạn – TỈNH bắc kạn (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w