Định hướng phát triển kinh tế xã hội chung của thành phố Bắc Kạn

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản XUẤT RAU hữu cơ tại địa bàn THÀNH PHỐ bắc kạn – TỈNH bắc kạn (Trang 79 - 80)

Với vai trò là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa xã hội của cả tỉnh, thành phố Bắc Kạn luôn xây dựng cho địa phương những kế hoạch, định hướng phát triển cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân Thành phố Bắc Kạn về phát triển kinh tế xã hội tại thành phố giai đoạn 2015-2020 đã nêu rõ:

Thứ nhất, phát triển kinh tế xã hội phải chú trọng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh, đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài; phát huy cao độ các lợi thế, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và từng bước nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Thứ hai, cần tập trung phát triển những ngành, lĩnh vực có thế mạnh và lợi thế của từng tiểu vùng, từng lĩnh vực. Ưu tiên khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lợi thế của địa phương, trước hết là các sản phẩm chủ lực, tạo ra các đột phá làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và tăng nhanh tích luỹ.

Thứ ba là đặt sự phát triển của thành phố Bắc Kạn trong Chiến lược phát triển chung của cả tỉnh. Xây dựng thành phố Bắc Kạn thành một trung tâm kinh tế mở, thông thương với các tỉnh. Mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế…, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, dựa vào hội nhập để phát triển.

Thứ tư là tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá xã hội; đảm bảo cho mọi người dân có cơ hội tham gia vào công việc chung và hưởng thụ các thành quả của sự phát triển; giảm khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng trong tỉnh. Ưu tiên tạo việc làm,

đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, trong đó đặc biệt chú ý đến các vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều đối tượng chính sách. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hoá và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát huy các giá trị văn hoá lịch sử của địa phương..

Thứ năm, phải kết hợp giữa phát triển đô thị như một trung tâm phát triển, gắn với vành đai nông thôn. Đẩy nhanh phát triển đô thị theo hướng hiện đại; xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, bảo tồn được các giá trị văn hoá của các làng/bản, xã. Kết hợp công nghiệp hóa nông nghiệp - nông thôn với mở rộng, xây dựng mới các khu đô thị và các vùng kinh tế trọng điểm.

Thứ sáu, cần hát huy tối đa nhân tố con người, coi chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung ưu tiên đào tạo phát triển nguồn nhân lực và có chính sách phù hợp để phát huy mạnh mẽ khả năng sáng tạo của nguồn nhân lực và thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Thứ bảy, phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo đảm phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn tỉnh. Khai thác tài nguyên không làm tổn hại và suy thoái môi trường và cảnh quan thiên nhiên, giữ cân bằng sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững.

Cuối cùng là phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt chẽ với củng cố quốc phòng, an ninh; xây dựng hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh; tăng cường khả năng phòng, chống thiên tai, lũ lụt trên địa bàn.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản XUẤT RAU hữu cơ tại địa bàn THÀNH PHỐ bắc kạn – TỈNH bắc kạn (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w