5. Việc làm và giảm nghèo
3.3.1. Yếu tố điều kiện tự nhiên
Đất đai
Theo số liệu thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Kạn, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của địa phương qua các năm như sau:
Bảng 3.7: Diện tích đất nông nghiệp của thành phố Bắc Kạn, 2015- 2017 Năm
Diện tích (ha)
Từ bảng
Kạn không lớn, chỉ chiếm khoảng 10% diện tích đất tự nhiên và có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Đối với ngành nông nghiệp nói chung thì diện tích đất là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự phát triển. Tuy nhiên hiện nay, thực trạng đất sản xuất nông nghiệp của thành phố Bắc Kạn đang tồn tại
một số vấn đề ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất rau hữu cơ, đó là: Diện tích đất nhỏ, manh mún, chủ yếu là đất trồng lúa nước (chiếm khoảng 50% đất sản xuất nông nghiệp) và có xu hướng giảm dần trong 3 năm gần đây. Đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất rau hữu cơ. Diện tích đất nhỏ, manh mún, có xu hướng giảm dần tất yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa phương. Theo đó, công tác các quy hoạch các vùng sản xuất rau hữu cơ tập trung sẽ gặp khó khăn, thiếu đất để canh tác.
Nguyên nhân của tình trạng này là do:
Bắc Kạn là một tỉnh có đến trên 80% diện tích là đồi núi với địa hình bị chia cắt mạnh. Điều này làm cho diện tích đất nông nghiệp tại địa phương bị hạn chế và manh mún. Mặt khác địa hình đồi núi cao cũng gây ra nhiều khó khăn trở ngại cho người dân trong việc khai phá các vùng đất đất hoang để mở rộng diện tích canh tác.
Việt Nam là đất nước có nền văn minh lúa nước phát triển từ lâu đời. Cho đến nay, truyền thống đó vẫn ảnh hưởng đến thói quen, tập quán canh tác của bà con nông dân. Tại Bắc Kạn, đa số người nông dân vẫn lấy lúa nước làm cây trồng chính trong canh tác và thường ngại thay đổi sang một loại cây trồng khác. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cho khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp tại địa phương là đất trồng lúa. Bên cạnh đó, để đảm bảo an ninh lương thực thì việc duy trì một diện tích đất phù hợp để trồng lúa cũng là một vấn đề cần thiết và phải cân nhắc.
Với vai trò là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của toàn tỉnh, thành phố Bắc Kạn luôn đặt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội lên hàng đầu. Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên quá trình đô thị hóa dẫn tới đất nông nghiệp bị thu hẹp khá lớn để phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở đô thị của dân cư, của các đơn vị cơ quan Nhà nước và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khi quỹ đất lại có hạn. Bên cạnh đó, tác động của quá trình
đô thị hóa, dân cư biến động cơ học dẫn đến tăng nhu cầu về đất xây dựng, tình trạng mua bán đất trái phép, mua bán đất nông nghiệp để xây dựng nhà ở phát sinh rất phức tạp. Hiện tượng vi phạm pháp luật đất đai của các cá nhân, tổ chức... kèm theo đó là tình trạng vi phạm về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị xuất hiện ngày càng nhiều. Mặt khác, quá trình phát triển kinh tế xuất hiện tình trạng lấy đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp. Tuy nhiên các khu công nghiệp hoạt động thua lỗ, không hiệu quả dẫn nhiều vùng đất hiện nay đang bị bỏ hoang gây lãng phí. Điều này làm cho diện tích đất bỏ hoang ngày càng tăng lên trong khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp của địa phương lại giảm xuống.
Về mặt thổ nhưỡng: Đánh giá theo địa hình và mức độ thích nghi đối với loại cây trồng, vật nuôi, đất đai của thành phố Bắc Kạn được chia thành 6 nhóm chính sau:
- Đất phù sa sông: Nằm trên các khu vực có địa hình thấp, nơi tích tụ phù sa do xói mòn từ đồi núi dọc theo triền sông Cầu và phân bố dọc theo các triền suối. Đây là các loại đất tốt nhất cho canh tác, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Hiện loại đất này đang được sử dụng trồng lúa nước và các loại rau màu.
- Đất phù sa ngòi suối: Về thành phần hoá học, tỷ lệ mùn trong đất trung bình, đạm tổng số và dễ tiêu khá, đất có phản ứng chua, chất dinh dưỡng trung bình, tỷ lệ canxi trong đất thấp, lượng sắt, nhôm di động cao. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp.
- Đất dốc tụ trồng lúa nước: Phân bố xen kẽ, rải rác khắp các đồi núi, chứa nhiều sỏi cát sắc cạnh, thành phần cơ giới thịt nhẹ, đôi khi tầng mặt là thịt trung bình. Đất có phản ứng chua, thiếu lân, nghèo chất dinh dưỡng.
- Đất Feralít biến đổi do trồng lúa: Đây là loại đất do san đồi thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Tầng đất mỏng, các chất đạm, mùn tổng số khá, Lân, Kali tổng số bình thường, các chất dễ tiêu nghèo, đất rất chua. Do địa
hình bậc thang nên khả năng giữ nước, giữ màu kém. Hiện nay loại đất này đang được cấy 2 vụ lúa hoặc một lúa một màu, nhưng bị hạn hán do không chủ động nước nên thường xuyên bỏ hoá vụ đông xuân.
- Đất Feralít nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: Phân bố rải rác ở ven sông suối của địa hình đồi núi thoải. Đất chua, nghèo dinh dưỡng, lượng
nhôm di động trong đất cao, H+ chiếm ưu thế nên ảnh hưởng đến quá trình phân giải chất hữu cơ do vậy các chất dinh dưỡng nghèo.
- Đất feralít vàng đỏ phát triển trên đá granit: Ở thị xã loại đất này chủ yếu phân bố ở độ cao 200 – 700m, tầng đất từ trung bình đến dày nhưng có nhiều đá lộ đầu, thành phần cơ giới ở tầng mặt có tỷ lệ cát cao và nhiều cát thô, càng xuống dưới cát càng giảm dần, tỷ lệ sét tăng. Thích hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả, cây lâm nghiệp.
Trong sản xuất rau hữu cơ, chất lượng đất phải đảm bảo có các chỉ tiêu sau:
- Đất có chất hữu cơ và mùn cao, chất lượng tốt
- Đất có khối lượng và cường độ hoạt động của sinh vật sống trong đất cao
- Đất có kết cấu tốt
- Đất có chế độ nước, không khí và nhiệt độ thích ứng với cây trồng
- Đất không bị ô nhiễm
Sản xuất nông nghiệp tại Bắc Kạn khi còn ở thời kỳ lạc hậu, chưa phát triển đã từng có thời gian sử dụng phân chuồng, bèo dâu, điền thanh là những loại phân bón chính cho cây lương thực hay phân bắc, nước tiểu là những loại phân bón chính cho rau… Tuy nhiên hiện nay, cùng với việc gieo trồng các giống mới và tăng 2-4 vụ/năm thì dinh dưỡng cung ứng từ phân chuồng và đất không đáp ứng đủ, trong khi việc sản xuất phân xanh lại thu hẹp, do thiếu lao động cũng như diện tích đất trồng. Chính vì vậy, việc sử dụng các loại phân bón hóa học là giải pháp tất yếu phải áp dụng đến. Việc sử dụng các loại phân hóa học quá nhiều và không tuân thủ theo các quy trình, các tiêu chuẩn kỹ thuật cùng với quá trình xói mòn rửa trôi diễn ra đã khiến cho đất bị
thoái hóa nghiêm trọng.
Như vậy, theo những đặc điểm về thổ nhưỡng ở thành phố Bắc Kạn hiện nay thì chất lượng đất đang giảm đi rất nhiều. Diện tích đất khô cằn, kém màu chiếm diện tích lớn và có xu hướng tăng lên do thoái hóa. Nhóm đất phù sa sông là thích hợp nhất để phát triển sản xuất rau hữu cơ nhưng diện tích lại không lớn, chỉ tập trung ở ven bờ sông Cầu.
Có thể nói, đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, quỹ đất sản xuất nông nghiệp của thành phố Bắc Kạn không lớn, trong những năm gần đây có xu hướng giảm, chất lượng đất kém, bị thoái hóa nhiều. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng không có chính sách quy hoạch đất cụ thể cho việc hình thành và phát triển các vùng sản xuất rau hữu cơ.
Qua khảo sát đối với các nông hộ, kết quả cho thấy có khoảng 74% câu trả lời rằng thiếu đất để sản xuất. Điều này đòi hỏi phải có phương pháp, kế hoạch sử dụng, cải tạo đất phù hợp nếu muốn phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa phương.
Yếu tố nguồn nước
Hiện tại trên địa bàn thành phố Bắc Kạn có hai nguồn nước là nước mặt và nước ngầm. Trong đó nước mặt là nguồn chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Thành phố Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Cầu và các con suối chảy qua địa bàn như suối Nông Thượng, suối Bắc Kạn, suối Pá Danh, suối Nặm Cắt, suối Xuất Hóa.
- Sông Cầu có chiều dài chảy qua địa phận thành phố khoảng 20 km, rộng trung bình 40m, lưu lượng dòng chảy bình quân năm là 73 m3/s, mùa lũ là 123 m3/s, mùa khô là 8,05 m3/s. Độ dốc dòng chảy trung bình là 1,750. Đây là con sông lớn của vùng Đông Bắc được bắt nguồn từ nhiều con suối chảy ra thuộc địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn.
- Suối Nông Thượng có diện tích lưu vực 14,2 km2, chiều dài suối 4,7 km,
có chức năng tiêu toàn bộ lượng nước mưa, nước thải của lưu vực phía Nam và phía Tây thành phố
- Suối Bắc Kạn có diện tích lưu vực 2,3 km2, chiều dài suối 2,8 km.
- Suối Pá Danh có diện tích lưu vực 2,8 km2, chiều dài suối 2,7 km.
- Suối Nặm Cắt có diện tích lưu vực 110 km2, chiều dài nhánh chính của suối 25 km, là phụ lưu lớn nhất của sông Cầu. Lưu lượng nước trung bình là 1,43 m3/s và lưu lượng tối đa là 1,65 m3/s.
Các sông và suối chảy qua địa bàn đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do đặc trưng của địa hình đồi núi nên hệ thống sông suối ở đây thường ngắn, dốc, lưu lượng nước không đồng đều, thường ngập úng vào mua mưa và cạn nước vào mùa khô. Đây cũng là một khó khăn cho quá trình sản xuất rau hữu cơ tại địa phương, đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống tưới tiêu hợp lý, vừa đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây trồng vào mùa khô và không bị ngập úng vào mùa mưa.
Khí hậu
Thành phố Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân hoá theo độ cao của địa hình và hướng núi. Với chế độ nhiệt đới gió mùa, một năm ở Bắc Kạn có hai mùa rõ rệt: mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 – 25% tổng lượng mưa trong năm, tháng mưa ít nhất là tháng 12. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 – 22oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối -1oC gây băng giá ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với sản xuất rau hữu cơ.
Số giờ nắng trung bình của thành phố là 1400 - 1600 giờ. Lượng mưa trung bình năm ở mức 1400 - 1600mm và tập trung nhiều vào mùa hạ. Độ ẩm trung bình khoảng 80%. Khí hậu Bắc Kạn có sự phân hoá theo mùa. Mùa hạ nhiệt độ cao, mưa nhiều. Mùa đông nhiệt độ thấp, mưa ít và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Tính chất phân hóa theo 2 mùa nóng lạnh tạo điều kiện cho Thành phố Bắc Kạn phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm theo mùa, đặc biệt là các loại rau, củ, quả. Khí hậu của thành phố có nhiều thuận lợi cho việc phát triển một số loại rau củ cận nhiệt và ôn đới như su hào, cải bắp, xu xu, cà chua, xà lách, rau cải các loại, rau muống….
Bên cạnh những thuận lợi, Bắc Kạn cũng có nhiều khó khăn do khí hậu như sương muối, mưa đá, lốc xoáy... làm ảnh hưởng quá trình sản xuất nông nghiệp đặc biệt là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa phương. Hàng năm vào mùa đông, tình trạng băng giá, sương muối xảy ra khiến cho cây trồng không thể sinh trưởng và phát triển. Vào mùa mưa bão, những cơn mưa đá, lốc xoáy hay lũ quét gây ra thiệt hại cho người dân trồng rau hàng chục triệu đồng.
Cùng với sự biến đổi chung của khí hậu toàn cầu, khí hậu tại thành phố Bắc Kạn đang ngày càng trờ nên khắc nghiệt và thay đổi rõ rệt. Việc áp dụng các mô hình sản xuất rau hữu cơ cũng là một phương pháp mang lại nhiều lợi ích nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.