Mục tiêu và yêu cầu phát triển nông nghiệp hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản XUẤT RAU hữu cơ tại địa bàn THÀNH PHỐ bắc kạn – TỈNH bắc kạn (Trang 80 - 83)

Có thể nói, nông nghiệp hữu cơ là phương thức sản xuất còn khá mới, đỏi hỏi những yêu cầu khắt khe với người sản xuất và do vậy thị trường rất hạn chế. Nhìn vào sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ trên thế giới có thể thấy rất rõ, thị trường nông nghiệp hữu cơ tập trung ở các nước phát triển, dân

số không cao, còn sản xuất hữu cơ lại chủ yếu ở các nước đất rộng, người thưa, không chịu áp lực về dân số, an ninh lương thực. Chính vì vậy, để có thể phát triển sản xuất rau hữu cơ ở thành phố Bắc Kạn cần xác định được mục tiêu và quan điểm rõ ràng để từ đó xây dựng được hệ thống các giải pháp cụ thể, khả thi. Trong đó, cần xác định rõ những quan điểm sau:

Thứ nhất, Bắc Kạn là địa phương có diện tích đất canh tác nông nghiệp trên đầu người không lớn, trong đó sản xuất theo hướng thâm canh, hóa học hóa vẫn là chủ yếu. Do vậy, phát triển nông nghiệp cần hài hòa, bền vững.

Thứ hai là cần nắm bắt cơ hội phát triển cho nông nghiệp hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn với sự lựa chọn chính xác chủng loại sản phẩm và vùng sản phẩm thích hợp cho các thị trường xác định. Bài học thành công của nông nghiệp Việt Nam thời gian qua là biết khai thác lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, xã hội. Do vậy, phát triển nông nghiệp hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn nên tập trung sản xuất sản phẩm rau hữu cơ với các loại giống bản địa, gắn nông nghiệp với du lịch sinh thái.

Thứ ba, cần xác định phát triển nông nghiệp là quá trình đòi hỏi sự quan tâm ủng hộ của Nhà nước và chính quyền địa phương trong qui hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ chế biến và thương mại sản phẩm. Thị trường là yếu tố quyết định nhất đến sự thành bại của nông nghiệp hữu cơ.

Với quan điểm trên, từ nay đến năm 2020, thành phố Bắc Kạn sẽ bố trí 10 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, trong đó chủ yếu là người dân tộc thiểu số ở địa phương.

HĐND thành phố Bắc Kạn vừa ban hành Nghị quyết Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa giai đoạn 2017 - 2020, nhằm: “Khuyến khích người dân tham gia liên doanh, liên kết, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng

canh tác hữu cơ, sản xuất hàng hóa, từng bước xây dựng các sản phẩm có thương hiệu của thành phố. Duy trì và phát triển các loài cây, con, sản phẩm địa phương có thế mạnh, có giá trị kinh tế cao; hình thành các khu sản xuất ứng dụng công nghệ, sản xuất rau hữu cơ, rau sạch. Đồng thời, thông qua việc hỗ trợ của thành phố, nhằm chuyển giao các quy trình sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của địa phương, tạo ra sản phẩm có chất lượng được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới.”

Các nhóm đối tượng và mức được hỗ trợ, bao gồm: Hỗ trợ xây dựng mười mô hình HTX kiểu mới, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, thực hiện việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, đầu tư sản xuất theo chuỗi giá trị, mức hỗ trợ là 300 triệu đồng/HTX. Các HTX, tổ hợp tác, trang trại, gia trại vay vốn từ các tổ chức tín dụng, có quy mô sản xuất từ 0,3 ha rau trở lên/điểm; sản xuất cam, quýt từ 5 ha trở lên/điểm; sản xuất hồng không hạt, mơ vàng, chè có quy mô từ 3 ha trở lên/điểm; gia trại chăn nuôi có quy mô từ 10 con trâu, bò trở lên, đàn dê từ 50 con trở lên, đàn lợn từ 10 con lợn nái sinh sản trở lên, 300 con lợn thịt trở lên; trồng cây gỗ lớn từ 5 ha trở lên, trồng cây dược liệu từ 0,5 ha trở lên thì được hỗ trợ lãi suất 6%/năm, thời gian được hỗ trợ, mức vay tối đa được hỗ trợ tùy theo loại hình cụ thể. Bên cạnh đó, thành phố hỗ trợ lãi suất 6%/năm đối với các doanh nghiệp, HTX chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả, cây dược liệu, chăn nuôi; hỗ trợ chi phí xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho hai điểm trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm nêu trên.

Chủ tịch UBND thành phố Bắc Kạn cho biết: “Với những chính sách hỗ trợ cụ thể, thiết thực, phù hợp thực tế, mang tính chất khuyến khích sản xuất hàng hóa, chúng tôi kỳ vọng đến năm 2020, thành phố sẽ có mười HTX kiểu mới sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ gắn với chuỗi giá trị; 25 ha sản xuất rau áp dụng công nghệ cao; 500 ha rau, 1.000 ha cam - quýt,

200 ha hồng không hạt, 100 ha mơ vàng, 300 ha chè đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; ít nhất bốn khu đất (từ 3 ha trở lên) sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hơn 500 trang trại và gia trại chăn nuôi có quy mô; 7.000 ha rừng kinh doanh cây gỗ lớn...”

Ngoài phát triển trang trại, gia trại, thành phố sẽ chuyển đổi phương thức sản xuất, góp phần khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, chưa gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ như hiện nay để nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa nông, lâm nghiệp; tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân mà chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

4.2. Giải pháp phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản XUẤT RAU hữu cơ tại địa bàn THÀNH PHỐ bắc kạn – TỈNH bắc kạn (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w