5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
3.2 Hạn chế của đề tài và kiến nghị đối với nghiên cứu tương lai
Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua mô hình năng lực cạnh tranh động với số mẫu 172 khách hàng thực sự vẫn chưa bao quát được hết bản chất của vấn đề nghiên cứu. Do hạn chế về khả năng cũng như thời gian nên không thể đa dạng thêm sốmẫu. Do đó cần có những nghiên cứu với sốmẫu lớn hơn, tránh sửdụng mẫu thuận tiện như nghiên cứu này.
Hạn chếthứhai của đề tài là mô hình nghiên cứu chỉtập trung phân tích các yếu tố vô hình, do đó chưa phản ánh chính xác năng lực cạnh tranh hiện có của công ty. Bởi vì ngoài yếu tố vô hình, các yếu tố hữu hình như cơ sở vật chất, khả năng tài chính,… cũng có tác động lớn đến năng lực cạnh tranh hiện có của công ty. Do đó, nhóm giải pháp đưa ra đối với vấn đề nghiên cứu cũng chỉ giải quyết được một mặt của vấn đề đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Hạn chế tiếp theo là đề tài là chỉ đi vào xem xét, tìm hiểu cũng như phỏng vấn các khách hàng của công ty mà chưa đi sâu vào hoạt động cũng như tình hình kinh doanh của các đối thủ của công ty trong cùng thị trường Đà Nẵng. Do đó, gây sự đánh giá một chiều, chưa bộc lộ được hết năng lực hiện tại của công ty để đưa ra các giải pháp sâu và thiết thực hơn.
Trong quá trình phân tích Cronbach’s có các biến MK6, MK7, DH4, NNL1, NNL5 đã bị loại khỏi thang đo. Do hạn chếvềkinh nghiệm nên trong quá trìnhđặt câu hỏi, nội dung các câu đã không hỗ trợ cho nhau. Riêng hai biến NNL1, NNL5 được đưa ra đểxem xét mức độ, khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực đối với khách hàng
nhưng bịloại mặc dù khi đưa vào bảng nghiên cứu điều tra, tác giảcũng đã nghien cứu và khẳng định đây sẽlà một trong những yếu tốquan trọng đóng vai trò góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, cần có các nghiên cứu tìm hiều và xác định những khía cạnh nào đó khả năng phản ánh tầm quan trọng của các biến này đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh đó, trong bảng câu hỏi cũng thiếu các câu hỏi đặt ra mang tính đối chứng để giúp đối chiếu, đo lường, so sánh năng lực cạnh tranh của mình đối với đối thủcạnh tranh.