Kết luận về Tiêu chuẩn 3:
Nhà trường có diện tích khuôn viên rộng; cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi, bãi tập được thiết kế khoa học, thẩm mỹ. Bàn ghế học sinh đủ về số lượng, đảm bảo kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc theo quy định. Khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính quản trị, khu nhà ăn, nhà nghỉ, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lí, dạy và học đảm bảo theo quy định, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay.
Nhà trường sử dụng nguồn kinh phí hợp lý, hiệu quả, luôn quan tâm việc tu sửa, mua sắm bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học. Thư viện đạt thư viện xuất sắc; trang thiết bị phục vụ giảng dạy cơ bản đầy đủ. Việc quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị đạt hiệu quả. Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác của trường hợp vệ sinh.
Bên cạnh những mặt mạnh, nhà trường còn có một số điểm yếu cơ bản như sau: Một số phòng học, phòng chức năng vẫn còn thiếu. Sân chơi bãi tập còn bị ngập nước, sân trường trơn trượt về mùa mưa. Nhà vệ sinh ở dãy nhà hiệu bộ đang xuống cấp ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của giáo viên và học sinh.
- Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 6 tiêu chí; Trong đó: + Số lượng tiêu chí đạt mức 1: 6/6 tiêu chí
+ Số lượng tiêu chí đạt mức 2: 6/6 tiêu chí + Số lượng tiêu chí đạt mức 3: 6/6 tiêu chí - Số lượng tiêu chí không đạt: 0/6 tiêu chí
Mở đầu: Cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và nhân dân, các bậc cha mẹ
học sinh quan tâm đến công tác giáo dục của nhà trường. Lãnh đạo thị trấn Gio Linh đã thường xuyên chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trên địa bàn phối hợp tốt với nhà trường trong các hoạt động giáo dục.
Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường được thành lập theo Điều lệ cha mẹ học sinh, các bậc cha mẹ học sinh có điều kiện quan tâm sâu sát đến việc học tập của con em mình. Nhiều năm qua, hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường thực hiện đúng theo Điều lệ. Việc huy động các nguồn lực phục vụ công tác giáo dục đạt hiệu quả. Nhà trường, gia đình và xã hội đã có mối quan hệ mật thiết, phối kết hợp kịp thời trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.
Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ học sinh
Mức 1
a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học.
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ. Mức 2
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh; huy động học sinh đến trường, vận động học sinh đã bỏ học trở lại lớp.
Mức 3:
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
1. Mô tả hiện trạng: 1.1. Mức 1: 1.1. Mức 1:
Hằng năm, vào đầu năm học, nhà trường tổ chức họp phụ huynh để bầu Ban đại diện CMHS sinh lớp gồm 3 thành viên. Ban đại diện CMHS các lớp tiến hành tổ chức họp bầu Ban đại diện CMHS trường gồm 5 thành viên, trong đó: 01 trưởng ban, 01 phó ban và 03 thành viên. Ban đại diện CMHS là những phụ huynh nhiệt tình, tâm huyết với công tác giáo dục. Ban đại diện CMHS tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư số 55/2011/TT-BGD-ĐT ngày 22/11/2011 [H21-4.1-01]; [H21-4.1-02].
Ban đại diện CMHS đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động và phối hợp với Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; tuyên truyền về các chính sách giáo dục, huy động các nguồn lực đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng giáo dục [H21-4.1-03]; [H21-4.1-04].
Hằng năm, Ban đại diện CMHS chủ động lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động theo đúng tiến độ và có hiệu quả [H21-4.1-03]. Ngoài ra, Ban Đại diện CMHS tiếp thu ý kiến về công tác quản lí của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh; giải quyết các kiến nghị của CMHS phản ánh đến Ban Giám hiệu những vấn đề mà phụ huynh quan tâm [H21-4.1-04].
1.2. Mức 2:
Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh; làm tốt công tác vận động giúp đỡ học sinh chậm tiến, học sinh khó khăn, học sinh khuyết tật [H21-4.1-03]. Hằng năm, các hoạt động phối kết hợp của nhà trường với
CMHS được bàn bạc, đánh giá rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng cho năm học mới [H21-4.1-03]. Tuy nhiên, hằng năm, do sự thay đổi nhân sự nên Ban ĐDCMHS chưa chủ động trong công việc của hội.
1.3. Mức 3:
Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện tốt công tác phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các sân chơi kĩ năng, hoạt động ngoại khóa; phối hợp tốt công tác tuyên truyền trong phụ huynh, nhân dân để thực hiện các chính sách về giáo dục nhằm hướng đến chất lượng giáo dục của nhà trường [H1-1.1-04]. Ngoài ra, Ban đại diện cha mẹ học sinh đã tích cực vận động phụ huynh, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp để hỗ trợ nhà trường ngày công, kinh phí xây dựng cảnh quan, khuôn viên, cơ sở vật chất [H21-4.2-02].
2. Điểm mạnh:
Ban đại diện CMHS thực hiện tốt vai trò phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, các hoạt động giáo dục; tích cực vận động, giúp đỡ, động viên, khuyến khích các đối tượng học sinh, góp phần giữ vững, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
3. Điểm yếu:
BĐDCMHS chưa thực sự chủ động phối hợp với nhà trường thực hiện các nội dung giáo dục; sự tham gia của BĐDCMHS trong công tác tuyên tuyền, phổ biến chủ trương chính sách, pháp luật đến CMHS chưa thật rõ nét.