Kết luận về Tiêu chuẩn 4:
Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập theo đúng quy định của Điều lệ, có kế hoạch cụ thể, thực hiện tốt trao đổi thông tin hai chiều, là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động nhiệt tình, có những đóng góp về tinh thần, vật chất xây dựng nhà trường và giáo dục học sinh.
Nhà trường đã tạo mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể địa phương và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trao đổi thông tin học tập, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện.
Tuy nhiên, tại một số thời điểm, công tác tuyên truyền của Ban đại diện CMHS đối với toàn thể phụ huynh nhà trường còn thiếu gắn kết. Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa chủ động do các thành viên chưa có kinh nghiệm.
- Số lượng tiêu chí: 2. Trong đó; - Số lượng tiêu chí đạt mức 1: 2/2 - Số lượng tiêu chí đạt mức 2: 2/2 - Số lượng tiêu chí đạt mức 3: 2/2
- Số lượng tiêu chí không đạt: 0/2
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.
Mở đầu: Trường Tiểu học Thị Trấn Gio Linh được đóng trên địa bàn thị trấn Gio
Linh, là trường trung tâm của huyện. Nhiều năm qua, việc thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương đã trở thành kỷ cương nền nếp. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp, chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được chú trọng. Hoạt động chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, chất lượng giáo dục là vấn đề cốt lõi. Vì vậy, từ ngày thành lập đến nay, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng cao.
Tiêu chí 5.1: Kế hoạch giáo dục của nhà trường
Mức 1:
a) Đảm bảo theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, các quy
định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục;
b) Đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện thông qua các hoạt động giáo dục được
xây dựng trong kế hoạch;
c) Được giải trình và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Mức 2:
a) Đảm bảo tính cập nhật các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo
dục;
b) Được phổ biến, công khai để giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng biết và phối hợp, giám sát nhà trường thực hiện kế hoạch.
1. Mô tả hiện trạng: 1.1. Mức 1: 1.1. Mức 1:
Căn cứ văn bản hướng dẫn của các cấp, nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục, đảm bảo theo quy định Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Tổ chức dạy học đúng, đủ các môn học và các hoạt động giáo dục đảm bảo mục tiêu giáo dục [H22-5.1-02].
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm học với những mục tiêu phù hợp với tình hình thực tế. Các hoạt động dạy học, hoạt động NGLL; hoạt động VHVN-TDTT,… đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để phát triển năng lực cá nhân, hình thành nhân cách, chuẩn bị nền tảng cho học sinh [H6-1.6-02]; [H11-1.10-07].
Kế hoạch giáo dục của nhà trường được thông qua tại Hội nghị xây dựng kế hoạch năm học được Hội đồng sư phạm quyết nghị và lãnh đạo Phòng GD&ĐT, lãnh đạo địa phương trực tiếp góp ý xây dựng [H8-1.8-01].
1.2. Mức 2:
Kế hoạch giáo dục thường xuyên được điều chỉnh, cập nhật theo hướng dẫn của cấp trên nhằm đảm bảo tính khoa học, đổi mới và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục [H1-1.1-04].
Kế hoạch hoạt động giáo dục được phổ biến trong hội nghị xây dựng kế hoạch đầu năm, các cuộc họp hội đồng, công khai tại mail nội bộ và đưa lên cổng thông tin điện tử để toàn thể giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng biết và phối hợp, giám sát nhà trường thực hiện kế hoạch đề ra [H1-1.1-04]. Tuy nhiên, việc phản hồi của phụ huynh và cộng đồng xã hội đối với nhà trường còn mờ nhạt.
2. Điểm mạnh:
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng, xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đơn vị; kế hoạch được tham gia ý kiến của cấp trên và sự giám sát của cộng đồng xã hội.
3. Điểm yếu:
Việc giám sát, phản hồi của phụ huynh và cộng đồng xã hội để xây dựng, điều chỉnh, đánh giá kế hoạch và quá trình thực hiện kế hoạch của nhà trường còn mờ nhạt.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Kế hoạch của nhà trường được đăng tải lên Cổng thông tin điện tử, niêm yết công khai. Tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh, cộng đồng cùng tham gia giám sát, có ý kiến trong quá trình thực hiện kế hoạch.
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3
Tiêu chí 5.2: Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
Mức 1:
a) Tổ chức dạy học đúng, đủ các môn học và các hoạt động giáo dục đảm bảo mục tiêu giáo dục;
b) Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường;
c) Thực hiện đúng quy định về đánh giá học sinh tiểu học. Mức 2:
a) Thực hiện đúng chương trình, kế hoạch giáo dục; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh.
b) Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện.
Mức 3:
Hằng năm, rà soát, phân tích, đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp, giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh.
1. Mô tả hiện trạng: 1.1. Mức 1: 1.1. Mức 1:
Nhà trường tổ chức dạy học đúng chương trình và các môn học theo quy định hiện hành, đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng. Nhà trường quyết định lựa chọn những nội dung phù hợp với từng môn, bài học để tích hợp, lồng ghép giáo dục cho học sinh [H22-5.1-01]; [H4-1.5-04].
Nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo đến các bộ phận, triển khai đổi sinh hoạt chuyên môn, thực hiện chuyên đề, thống nhất lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh. Thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học; nắm bắt mức độ tiếp thu của học sinh để giúp các em khá giỏi phát triển tư duy, đồng thời giúp HS yếu hoàn thành kiến thức, kỹ năng bài học, môn học. Nhà trường khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin, vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới, tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối với học sinh và điều kiện nhà trường [H3-1.4-03]; [H1-1.1-
04]. Tuy nhiên, một số giáo viên chưa thực sự mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, việc ứng dụng CNTT chưa hiệu quả.
Nhà trường đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt việc đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT của Bộ GD&ĐT [H8-1.6-01].
1.2. Mức 2:
Nhà trường thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Cán bộ giáo viên chủ động trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phát huy năng lực của học sinh [H22-5.1-01]. Tuy nhiên, do thiếu giáo viên nên khối 1,2 chỉ tổ chức dạy 8 buổi/ tuần nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng
Nhà trường làm tốt công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu để tham gia các hội thi, giao lưu do các cấp tổ chức; phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện [H22-5.2-02]. Cuối năm, kết quả các hội thi, giao lưu học sinh các cấp luôn đạt kết quả cao, đứng tốp đầu của huyện [H22-5.2-01].
1.3. Mức 3:
Hằng năm, nhà trường tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và đưa ra giải pháp phù hợp, khả thi [H1-1.1-04].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường luôn thực hiện dạy học đúng, đủ các môn học, đảm bảo mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh. Hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh đa dạng theo hướng phát triển năng lực đúng theo tinh thần Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học.
Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện. Sau mỗi học kỳ, năm học nhà trường có rà soát đánh giá và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Điểm yếu:
Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy, kỹ thuật dạy - học ở một số ít giáo viên thiếu linh hoạt, sáng tạo.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; tổ chức nhiều chuyên đề dạy học, tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức dạy học. Giáo viên chủ động sáng tạo, dạy học đúng đối tượng để nâng cao chất lượng giáo dục, khẳng định thương hiệu nhà trường.
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3
Tiêu chí 5.3: Thực hiện các hoạt động giáo dục khác
Mức 1:
a) Đảm bảo theo kế hoạch;
b) Nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động phong phú, phù hợp điều kiện của nhà trường;
c) Đảm bảo cho tất cả học sinh được tham gia. Mức 2:
Được tổ chức có hiệu quả, tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo;
Mức 3:
Nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động phân hóa theo nhu cầu, năng lực sở trường của học sinh.
1. Mô tả hiện trạng: 1.1. Mức 1: 1.1. Mức 1:
Hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các tổ chuyên môn đăng kí các nội dung ngoại khóa, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm từng tháng cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục toàn diện [H1-1.1-04].
Nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, HĐNGLL, các sân chơi kĩ năng cho học sinh toàn trường tham gia và trải nghiệm. Các hoạt động luôn đổi mới, sáng tạo, phù hợp với lứa tuổi học sinh do cả tập thể hội đồng sư phạm góp ý, xây dựng, được phụ huynh đồng tình hưởng ứng, lãnh đạo các cấp đánh giá cao [H11-1.10-07].
Nhà trường tổ chức các hoạt động NGLL, các sân chơi kĩ năng cho 100% học sinh toàn trường tham gia. Qua quá trình tham gia các hoạt động, đa số học sinh tự tin trong giao tiếp, có kĩ năng làm việc nhóm, biết giúp đỡ bạn cùng tiến bộ [H11-1.10-07]; [H1- 1.1-04]; [H3-1.4-03]. Tuy nhiên, một số học sinh chưa tự tin để hòa đồng cùng bạn và chưa mạnh dạn khi tham gia các hoạt động.
1.2. Mức 2:
Các hoạt động trải nghiệm, sân chơi trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống được nhà trường lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức đa dạng, phong phú thu hút học sinh tham gia. Nhà trường làm tốt công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể giáo dục toàn diện cho học sinh [H1-1.1-04]; [H2-1.3-07]: [H11-1.10-07].
1.3. Mức 3:
Ngoài việc tổ chức các sân chơi kĩ năng, các hoạt động trải nghiệm, nhà trường mở các CLB Năng khiếu, khuyến khích học sinh đăng kí theo sở thích, sở trường như: CLB Tiếng Anh, CLB bóng đá, cầu lông, bóng bàn, Tin học, Mĩ thuật, Âm nhạc… Qua đó, phát hiện tài năng và bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng từng bộ môn [H22-5.2-02]. Tuy nhiên, do đặc thù chuyên môn nên thời gian dành cho các CLB hoạt động chưa được nhiều, nội dung sinh hoạt của các CLB còn ít đổi mới.
2. Điểm mạnh:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường đã trở thành nền nếp từ nhiều năm. Nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động phong phú, phù hợp, tạo được sức hút lớn với học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, được lãnh đạo các cấp đánh giá cao và ghi nhận.
3. Điểm yếu:
Thời gian dành cho các CLB kĩ năng sinh hoạt chưa được nhiều, nội dung sinh hoạt của một số CLB ít đổi mới.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Nhà trường chỉ đạo các đoàn thể, Liên đội, các tổ chuyên môn tiếp tục tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với các hình thức phong phú, hấp dẫn để thu hút sự tham gia của tất cả học sinh.
Chủ nhiệm các CLB xây dựng kế hoạch cụ thể, dành thời gian phù hợp để tổ chức sinh hoạt thường xuyên và hiệu quả.
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3
Mức 1:
a) Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục theo phân công
b) Trong địa bàn tuyển sinh của trường tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 90%. c) Quản lý hồ sơ, số liệu phổ cập giáo dục tiểu học đúng quy định.
Mức 2:
Trong địa bàn tuyển sinh của trường tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 95% Mức 3:
Trong địa bàn tuyển sinh của trường tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 98%
1. Mô tả hiện trạng: 1.1. Mức 1: 1.1. Mức 1:
Hằng năm, nhà trường triển khai, thực hiện công tác phổ cập giáo dục theo hướng dẫn, phân công CBGV-NV tham gia điều tra tận hộ, tập hợp, thống kê số liệu học sinh trong độ tuổi, cập nhật thông tin trên hệ thống kịp thời, chính xác. Trong những năm qua, địa phương được công nhận đơn vị đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3 [H23-5.4-01].
Hằng năm, nhà trường tham mưu với lãnh đạo các cấp, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể địa phương, Ban đại diện CMHS tuyên truyền vận động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100% [H23-5.4-02].
Hằng năm, nhà trường làm tốt công tác rà soát, điều chỉnh số liệu phổ cập giáo dục chính xác, có tính kế thừa từ năm này qua năm khác; công tác quản lý hồ sơ luôn được chú trọng tính khoa học, chính xác về nội dung, đẹp về hình thức, bền trong việc lưu trữ và đảm bảo tính pháp lý [H23-5.4-01]. Tuy vậy, việc điều tra tận hộ mất nhiều thời gian
do tách nhập hộ trên địa bàn nhiều, dân số địa phương biến động.
1.2. Mức 2:
Chỉ báo này đã mô tả ở chỉ báo b, Mức 1.
1.3. Mức 3:
Chỉ báo này đã mô tả ở chỉ báo b, Mức 1.
2. Điểm mạnh:
Nhà trường làm tốt công tác phổ cập giáo dục, chủ động rà soát, điều chỉnh số liệu phổ cập giáo dục chính xác, có tính kế thừa; công tác quản lý hồ sơ khoa học, chính xác đảm bảo tính pháp lý; huy động 100% học sinh trong độ tuổi đến trường.
3. Điểm yếu:
Việc điều tra tận hộ, cập nhật thông tin mất nhiều thời gian do địa bàn rộng, dân cư biến động.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trên địa bàn, đoàn thể địa phương, các khu phố trao đổi thông tin và điều tra nắm bắt số liệu kịp thời và chính xác.
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3
Tiêu chí 5.5: Kết quả giáo dục
Mức 1:
a) Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt ít nhất 70%;