Triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần sông đà 9 (Trang 100 - 106)

- Tăng cường đào tạo và phát triển tài nguyên văn hóa trong Công ty

3.3.2. Triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp

3.3.2.1. Các bước xây dựng Văn hóa doanh nghiệp

Các nhà quản trị doanh nghiệp đã đưa ra 7 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp: tạo dựng và truyền bá những giá trị chung, tuyển chọn nhân viên, hòa nhập, đào tạo, đánh giá, tuyên truyền những giai thoại, huyền thoại doanh nghipệ, xây dựng các hình tượng điển hình.

7 bước này cần được tiến hành liên tục trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp để luôn luôn củng cố, bồi đắp văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, thứ tự các bước có thể thay đổi, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp.

STT Các bước Nội dung

1 Tạo dựng và truyền bá những giá trị chung

Lãnh đạo DN phải xây dựng được giá trị cốt lõi, mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp và truyền bá để mọi nhân viên tin tưởng vào những giá trị chung đó. Những giá trị này cần được coi như là nguyên tắc hướng dẫn mọi hoạt động của tất cả nhân viên doanh nghiệp, phải ăn sâu vào tiềm thức của mọi nhân viên.

2 Tuyển chọn nhân viên

Tuyển chọn những người phù hợp với công ty. Thứ nhất, nhân viên phải có kỹ năng, kiến thức phù hợp với tính chất công việc của công ty. Thứ hai, nhân viên phải có tính cách, giá trị đạo đức...phù hợp với giá trị chung của công ty. Nhân viên làm việc cho những công ty kinh doanh trực tuyến phải là người có kiến thức cơ bản về kinh doanh, tin học...là người làm việc được độc lập , nhanh nhạy, có khả năng hợp tác với những đối tác làm ăn qua mạng

3 Hòa nhập

Lựa chọn những nhân viên cũ tích cực, gương mẫu để hướng dẫn cho những nhân viên mới vào công ty, giúp các nhân viên mới nhanh chóng hiểu được những giá trị, nguyên tắc làm việc...của công ty.

4 Đào tạo

Đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc cho nhân viên, để nhân viên thực sự trở thành tài sản của công ty.

5 Đánh giá

Cần lập một hệ thống đánh giá thưởng phạt nghiêm minh. Đây là động lực để nhân viên nỗ lực hoàn thành công việc, gắn bó lâu dài với công ty.

6

Tuyên truyền những giai thoại, huyền thoại

trong công ty

Đây được coi là phần văn hóa truyền miệng của công ty. Những câu chuyện góp phần tạo nên hình ảnh công ty, đem lại niềm tự hào cho các thành viên. Đó thường là những câu chuyện về người sáng lập, và mỗi câu chuyện sẽ là một thông điệp gửi tới các thành viên..

7

Xây dựng những hình tượng điển hình trong

công ty

Chọn ra những người làm việc tốt nhất để biểu dương, khen thưởng theo tháng, quý hoặc năm. Đây là bằng chứng sinh động cụ thể hóa những giá trị của công ty.

3.3.2.2. Các nội dung cơ bản khi xây dựng Văn hóa doanh nghiệp

VHDN không tự nó hình thành. Để có được VHDN, chủ doanh nghiệp và những người lao động trong doanh nghiệp phải kiên trì, bền bỉ trong một thời gian không ngắn. Thực tiễn ở các nước phát triển cho thấy, việc xây dựng VHDN bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

Quan niệm giá trị của DN hiện đại là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng VHDN. Nó lạo ra niềm tin và hướng dẫn hành động của DN.Niềm tin là tiêu chuẩn của giá trị. Sự hình thành quan niệm giá trị của DN bao gồm những yếu tố sau:

Tính thời đại: Tính thời đại có tác động rất rõ tới sự hình thành quan niệm giá trị của DN. Chẳng hạn, trong giai đoạn sơ khai của kinh tế thị trường, giá trị DN, giá trị con người được đo bằng phương tiện duy nhất là tiền. Ngược lại, khi kinh tế thị trường đã phát triển ở trình độ cao, giá trị DN, giá trị con người = sự phát triển bền vững + uy tín + sự tôn vinh + đãi ngộ vật chất.

Tính kinh tế: quan niệm giá trị của DN phải bao hàm tính kinh tế là vì DN là tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh. Không tạo ra lợi nhuận sẽ không thể xây dựng được VHDN. Tuy nhiên, tính kinh tế trong VHDN không thể hiện trực tiếp, thường ẩn sau những nội dung và hình thức khác.

Trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội của DN càng ngày càng trở thành tiêu chuẩn quan trọng để hình thành giá trị của DN. Bởi lẽ, DN là một thành viên trong xã hội và phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống; trách nhiệm hỗ trợ cộng đồng tôn trọng đạo đức kinh doanh . .

• Phương thức và chế độ quản lý

Phương thức và chế độ quản lý là nhân tố quan trọng để xây dựng VHDN. Với một DN hiện đại, khi xây dựng phương thức và chế độ quản lý cần chú trọng giải quyết hàng loạt vấn đề như: Mối quan hệ giữa những người đồng sở hữu, Chế độ lãnh đạo của DN, bao gồm: cơ cấu tổ chức lãnh đạo, hình thức lãnh đạo, phương thức lãnh đạo, các quan hệ ngang - dọc trong lãnh đạo . . . Xác định hợp lý cơ cấu DN, trong đó, đặc biệt quan trọng là phương thức lãnh đạo trong cơ cấu. Thông thường, với phương thức lãnh đạo tập trung, chuyên quyền sự hình thành VHDN bị hạn chế rất nhiều. Ngược lại,

phương thức lãnh đạo phân quyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự hình thành VHDN. Chính sách quản lý của DN là những quy định trong hoạt động quản lý về nhân sự, sản xuất, kinh doanh, đầu tư cũng ảnh hưởng lớn tới sự hình thành VHDN. Bởi lẽ, tính chuẩn mực của Chính sách quản lý DN trong một thời gian dài sẽ tạo thành thói quen của nhân viên, tạo ra sự gắn kết giữa nhân viên và DN. Ví dụ: Chính sách làm việc trọn đời trong các DN Nhật Bản • Sự thể hiện trong hành động của nhân viên

Văn hoá DN phải được thể hiện trong hành động của mọi nhân viên. Hành động của nhân viên có: hành động tập thể và hành động của cá thể. Để VHDN thể hiện trong hành động của từng nhân viên cần giải quyết 5 vấn đề.

Làm thay đổi quan niệm giá trị của cá nhân. Quan niệm giá trị của cá nhân hình thành từ rất sớm và tương đối ổn định. Vì vậy, làm thay đổi quan niệm giá trị của cá nhân là nội dung rất quan trọng trong việc xây dựng VHDN. Làm thay đổi quan niệm giá trị của cá nhân phải qua từng bước, chi tiết cho từng cá nhân và có thời gian nhất định.

Đáp ứng đến mức cao nhất và hợp lý các nhu cầu của cá nhân. Các cá nhân khác nhau luôn luôn có những nhu cầu khác nhau do đó đế xây dựng VHDN cần tìm hiểu kỹ nhu cầu cá nhân và đáp ứng trong phạm vi và mức độ hợp lý.

Xây dựng chuẩn mực hành động: Hành động của các cá nhân luôn luôn có xu hướng tự do, tự phát. Vì vậy, để VHDN đi vào từng hành động của cá nhân, phải xây dựng các chuẩn mực của hành động. Các chuẩn mực là cưỡng bức trong giai đoạn đầu, sau đó sẽ trở thành ý thức tự giác của mọi người.

Thực hiện những hoạt động khuyến khích phù hợp: Để các chuẩn mực hành động nhanh chóng trở thành ý thức tự giác của nhân viên, cần có những hoạt động khuyến khích phù hợp. Có thể bàng vật chất và tinh thần như: Khen thưởng, biểu dương . . .

Nâng cao trình độ văn hoá của nhân viên: Mọi hành vi của cá nhân phụ thuộc vào trình độ văn hoá của cá nhân. Trình độ văn hoá không chỉ là học vấn mà bao gồm cả nhận thức xã hội. Vì vậy, để xây dựng VHDN phải chú ý nâng cao trình độ văn hoá của nhân viên ngay từ khi tuyển dụng và trong quá trình làm việc. Thực tiễn phát triển các DN trong lịch sử cho thấy, không thể xây dựng được VHDN trong một cộng đồng mà trình độ văn hóa của nhân viên quá thấp.

• Tạo lập giá trị văn hoá vật chất

Giá trị văn hoá vật chất của DN bao gồm:

Giá trị văn hoá nằm trong các cơ sở vật chất của DN giá trị văn hoá nằm trong sản phẩm của DN và hình tượng của DN.

Giá trị văn hoá của cơ sở vật chất của DN bao gồm: loại hình kiến trúc trang trí màu sác; cấu trúc không gian của nhà, xưởng, độ sạch sẽ của môi trường, cách bài trí các đồ vật trong phòng làm việc, trang phục của nhân viên; cách bố trí các dây chuyền sản xuất; tổ chức ca sản xuất thiết bị bảo hiểm, bảo vệ, địa điểm vui chơi, giải trí, hoạt động thể thao, nhà ăn, thư viện, trường học dành cho nhân viên . . .

Giá trị văn hoá trong sản phẩm của DN gồm: giá trị sử dụng của sản phẩm cao hay thấp, sự thừa nhận và đánh giá của người tiêu dùng đặc điểm bên ngoài của SP, chủ yếu là kiểu dáng, thương hiệu, nhãn mác, bao bì đóng gói và tầng mở rộng của SP chỉ sự vượt trội của SP so với những SP cùng loại bao gồm: phương thức bán hàng, dịch vụ sau bán hàng.

Hình tượng doanh nghiệp bao gồm: Hình tượng hữu hình là những hình ảnh công chúng có thể cảm nhận trực quan về DN và hình tượng vô hình là danh tiếng của DN được tạo lập trên thị trường, bao gồm cả danh tiếng của chủ DN. Hình tượng doanh nghiệp có vai trò quan trọng nhằm tạo ra "hiệu ứng ban đầu để cảm nhận được VHDN”.

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần sông đà 9 (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w