Định hình văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần sông đà 9 (Trang 98 - 100)

- Tăng cường đào tạo và phát triển tài nguyên văn hóa trong Công ty

3.3.1. Định hình văn hóa doanh nghiệp

3.3.1.1.Xây dựng văn hoá tổ chức

Văn hóa của tổ chức được xem là một nhận thức chỉ tồn tại trong một tổ chức chứ không phải trong một cá nhân. Vì vậy, các cá nhân có những nền tảng văn hóa, lối sống, nhận thức khác nhau, ở những vị trí làm việc khác nhau trong một tổ chức, có khuynh hướng hiển thị văn hóa tổ chức đó theo cùng một cách hoặc ít nhất có một mẫu số chung.

Văn hóa của tổ chức có liên quan đến cách nhận thức và lối hành xử của các thành viên đối với bên trong và bên ngoài tổ chức đó.

Đồng thời, văn hóa của tổ chức chính là sự hiện diện sinh động và cụ thể nhất của tổ chức đó mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra. Hình ảnh đó có thể do nhiều yếu tố cấu thành nên. Vì thế, chỉ cần một yếu tố có sự thay đổi, thì về lý thuyết, hình ảnh về tổ chức đó sẽ bị khác đi. Do đó, trên phương diện lý thuyết, sẽ không có tổ chức này có văn hóa giống tổ chức kia, dù họ có thể giống nhau nhiều điểm.

3.3.1.2. Xây dựng văn hoá ứng xử

Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc được xây dựng trên những giá trị và mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp có văn hóa ứng xử riêng, mang đặc điểm riêng, phù hợp với văn hóa ứng xử của cộng đồng. Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một trong những nhân tố góp phần tạo nên hình ảnh doanh nghiệp được thể hiện thông qua cách ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công việc và sự thành công của doanh nghiệp. Văn hóa ứng xử là một phần của văn hóa doanh nghiệp. Xây

dựng, củng cố các mối quan hệ trong doanh nghiệp, chính là cách xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Người lãnh đạo doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và hình thành văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp. Họ phải biết phát hiện tài năng, tuyển chọn và sử dụng nhân viên “dụng nhân như dụng mộc” như người xưa đã nói, đưa ra chế độ trả lương, thưởng - phạt công minh, biết cách thu phục nhân viên, lắng nghe, tiếp nhận thông tin phản hồi từ nhân viên, biết giải quyết mâu thuẫn, xung đột nội bộ có hiệu quả.

Nhân viên cũng phải chứng minh được năng lực, vai trò của mình, phải hoàn thành tốt công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Không chỉ hoàn thành phận sự của mình một cách hoàn hảo, mà phải thể hiện là người trợ lý đắc lực, hiệu quả cho cấp trên của mình trong quá trình giải quyết công việc.

Dù là nhà lãnh đạo hay là nhân viên đều phải có thái độ ứng xử tôn trọng công việc của mình. Chỉ khi đó mới làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm, hiệu quả và tìm thấy niềm vui trong công việc. Tất cả phải hoàn thành nhiệm vụ đúng và vượt kế hoạch, tiến độ đề ra, với sự sáng tạo và nỗ lực cao nhất, đạt được kết quả tốt nhất. Thái độ tôn trọng với công việc được thể hiện ở mọi lúc mọi nơi: tôn trọng kỷ luật lao động, quy trình nghiệp vụ, sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, giữ gìn tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí...

Xây dựng thái độ cởi mở, hợp tác với nhau giữa các cấp và các thành viên trong doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, không thể chỉ là những câu nói, cử chỉ mang tính xã giao, mà phải dựa trên sự hợp tác, thúc đẩy cùng hướng tới mục tiêu chung. Năng động, có khả năng tư duy độc lập, có kinh nghiệm...vẫn chưa đủ tạo nên tác phong làm việc chuyên nghiệp mà còn phải biết hợp tác, phối hợp chặt chẽ với cá nhân và đơn vị liên

quan và phương pháp làm việc theo nhóm mới tạo nên hiệu quả công việc. Vì vậy, khi và chỉ khi có thái độ cởi mở, chia sẻ thông tin cho nhau, thẳng thắn góp ý và tiếp nhận ý kiến phản hồi của nhau…doanh nghiệp mới xây dựng được các mối quan hệ tin cậy trong nội bộ.

Có thể nói văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là tạo ra các quy tắc, chuẩn mực ứng xử chứ không phải tạo ra các chỉ thị, mệnh lệnh hành chính. Cách làm này đối với các doanh nghiệp không chỉ có tác dụng thúc đẩy cho doanh nghiệp thực hiện được phương thức kinh doanh "lấy con người làm trung tâm", mà còn làm cho năng suất lao động tăng cao, năng lực sản xuất kinh doanh phát triển và năng lực đoàn kết, hiệp đồng tập thể của doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ, tăng thêm sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiêp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Văn hóa ứng xử sẽ giúp cho mỗi cá nhân hoàn thiện mình hơn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, tạo dựng được lòng tin đối với lãnh đạo và đồng nghiệp, từ đó sẽ tạo nên sức mạnh chung đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Đối với Công ty cổ phần Sông Đà 9 (SĐ9) sau hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, văn hóa doanh nghiệp SĐ9 đã bắt đầu hình thành và hòa nhập vào văn hóa Sông Đà. Từ buổi đầu mới thành lập đến nay đội ngũ CBCNV của SĐ9 đã lên tới hơn 3000 người và sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới. Để tìm được tiếng nói chung, đảm bảo sự liêm chính, trách nhiệm của CBCNV và xây dựng đội ngũ CBCNV của SĐ9 có phẩm chất đạo đức trong sáng, ý thức tổ chức kỷ luật cao, tận tụy với công việc, có lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp, tâm huyết, gắn bó với sự nghiệp phát triển SĐ9 và tập đoàn Công nghiệp Việt Nam, việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ công nhân viên SĐ9 là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần sông đà 9 (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w