hòa quan hệ lao động
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp vừa là mục tiêu vừa là thách thức lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng phát triển hiện nay. Văn hóa doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đặt các doanh nghiệp trước nhiều thời cơ và thách thức mới. Thách thức lớn nhất là nguy cơ tụt hậu, là hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh thấp. Sự tụt hậu về trình độ văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp của người lao động…dẫn đến sự yếu kém của sản phẩm, yếu kém của sản xuất kinh doanh và sức cánh tranh của hàng hóa. Để đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, có doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc mua sắm thay dổi công nghệ mà không quan tâm gì đến bồi dưỡng các phẩm chất văn hóa cho các thành viên nên cán bộ vẫn quản lý tồi, công nhân không phát huy được công suất của công nghệ mới…thậm chí có nơi máy móc nhập về vài năm nay vẫn “đắp chiếu” không vận hành được. Đáng chú ý là hàm lượng văn hóa thấp trong quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và công nhân, giữa công nhân với công nhân, giữa doanh nghiệp với khách hàng và xã hội.
Chúng ta phải bàn về văn hóa doanh nghiệp và xây dựng căn hóa doanh nghiệp vì hiện nay còn không ít cấp lãnh đạo, không ít doanh nghiệp và doanh nhân chưa nhận thức được vai trò động lực của văn hóa trong phát triển kinh tế, thậm chí còn coi xây dựng văn hóa doanh nghiệp văn hóa doanh nhân là vấn đề viển vông, nằm ngoài quá trình sản xuất, kinh doanh.
Việc không thực hiện xây dựng văn hóa doanh nghiệp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thực hiện những nội dung cần thiết của văn hóa doanh nghiệp như: không gây dựng chữ Tín, tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh tùy tiện không theo quy tắc chuẩn mực chung, không cần chú ý đến hoàn thiện sản phẩm hướng đến phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và thân thiện với môi trường v.v… Việc làm này tất yếu dẫn doanh nghiệp tới bờ vực của sự phá sản. Đặc biệt trong giai đoạn chúng ta gia nhập và hòa mình với nền kinh tế thế giới thì việc làm trên càng dẫn doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản và chấm dứt hoạt động nhanh hơn. Bởi lẽ, khi chúng ta gia nhập kinh tế toàn cầu đồng nghĩa với doanh nghiệp phải bước vào môi trường kinh doanh rộng lớn hơn và có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Bên cạnh đó, khách hàng của doanh nghiệp cũng trở nên khó tính và có nhiều đòi hỏi cao hơn, và tất nhiên họ cũng có nhiều lựa chọn hơn trong việc cùng đáp ứng nhu cầu của mình. Lúc này đây, thương hiệu và sản phẩm hàm chứa thông điệp văn hóa và mang bản sắc văn hóa riêng của doanh nghiệp sẽ được khách hàng lựa chọn nhiều hơn.
Một doanh nghiệp có nền tảng văn hóa bền vững đồng nghĩa với việc họ giữ được khách hàng và có thêm nhiều cơ hội thu hút thêm những khách hàng mới. Hơn nữa, doanh nghiệp có văn hóa góp phần khẳng định văn hóa kinh doanh của quốc gia, nâng cao uy tín, thương hiệu quốc gia trên thị trường quốc tế.
Do vậy, chú ý đến xây dựng và gìn giữ văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vừa là sự cần thiết vừa là sự đòi hỏi và là sứ mạng thực hiện của mỗi doanh nghiệp Việt Nam. Nhà nước luôn ủng hộ, công chúng nhân dân cũng luôn luôn ủng hộ những doanh nghiệp biết giữ gìn và chăm lo xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Diện mạo của
những doanh nghiệp có văn hóa sẽ làm gia tăng hình ảnh đẹp cho đất nước trên con đường hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Như trên đã đề cập, khi nghiên cứu về bí quyết thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản thì VHDN được coi là nguyên nhân số 1. Bất ký doanh nghiệp nào mà thiếu văn hóa, ngôn ngữ, trí tuệ, thông tin và nói chung là thiếu tri thức thì không sao có thể đứng vững được, nói cách khác, văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp.
Một câu hỏi vẫn còn đang chưa có câu trả lời thống nhất, đang còn nhiều tranh cãi hiện nay là: Thế nào là một doanh nghiệp có văn hóa(văn hóa mạnh) và thế nào là một doanh nghiệp thiếu văn hóa(văn hóa yếu) ? Đã có rất nhiều nhà khoa học đưa ra những tiêu chí, những hệ tiêu chí khác nhau để đánh giá văn hóa doanh nghiệp; nhưng tựu chung lại, một doanh nghiệp được coi là có văn hóa mạnh, văn hóa thúc đẩy năng lực cạnh tranh cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Một là, kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận, có tăng trưởng kinh tế cao; đây là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể thực hiện được các mục tiêu chăm lo đời sống vật chất cho người lao động và thực hiện các nghĩa vụ xã hội.
- Hai là, xây dựng được cơ cấu tổ chức phủ hợp, cơ chế quản lý nội bộ doanh nghiệp minh bạch, hợp lý, có tác dụng, khuyến khích, động viên tích cức và sáng tạo của người lao dộng.
- Ba là, xây dựng được tập thể lao động (bao gồm cả cán bộ quản lý và công nhân, cả chủ và thợ) đoàn kết, hợp tác, có tinh thần tương thân tương ái, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, cùng chung hưởng thành quả của doanh nghiệp, cùng chia sẻ khó khăn, cùng chung sức xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển, coi doanh nghiệp là gia đình lớn của mình.
- Bốn là, tuân thủ pháp luật, có đạo đức và văn hóa trong kinh doanh, tôn trọng khách hàng và có ý thức bảo vệ môi trường, thân thiện với thiên nhiên.
Mỗi doanh nghiệp có thể dựa vào những yêu cầu này để tự đánh giá VHDN của mình đang ở mức nào, yêu cầu nào còn chưa đảm bảo để có kế hoạch, biện pháp thực hiện, bổ sung, hoàn chỉnh. Một doanh nghiệp có văn hóa sẽ có ưu thế hơn những doanh nghiệp thiếu văn hóa trong thu hút nguồn nhân lục, thu hút được những người có tâm, có tài về với mình, động viên được sức mạnh tinh thần(điều này nhiều khi còn lớn hơn cả sức mạnh vật chất) để xâu dựng và phát triển doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp nếu tất cả đếu có mục tiêu chung phù hợp thì doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh, còn nếu mỗi người có một mục tiêu thì doanh nghiệp đó sẽ không phát triển được. Xây dựng VHDN chính là để xác định mục tiêu và thực hiện các giải pháp để mục tiêu chung đó trở thành hiện thực.