VI. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KĨ THUẬT
6.1.4. Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khác
- Đối với khu vực hành lang cách ly các khu vực thuộc dự án với mặt nước sông Cái và sông Đồng Nai cần có giải pháp ổn định mái dốc bằng taluy mềm hoặc là kè cứng tại những vị trí xung yếu. Nên giữ vững và phát huy thảm thực vật tự nhiên vốn sẵn có ở hai bên bờ sông để làm giảm tác động dòng chảy gây sói lở.
- Nạo vét kênh rạch để đảm bảo cho việc tiêu thoát nước nhanh chóng, hạn chế đến mức thấp nhất việc ngập úng cục bộ.
- Cần có các biện pháp gia cố bờ đối với khu vực hồ cảnh quan, kênh rạch qua khu đô thị.
- Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng động đất cấp 8 (theo tài liệu của viện Vật
lý Địa cầu Quốc gia), khi xây dựng các công trình lớn cần tính đến kháng chấn của cấp
động đất đã được cảnh báo.
- Giải pháp đối với hồ điều hòa: căn cứ vào chế độ thủy văn và hải văn trên sông Đồng Nai, mực nước triều cao nhất của sông Đồng Nai là 1,58m, và thấp nhất là -2,48m (theo hệ cao độ Quốc Gia). Vậy khống chế mực nước lớn nhất cho các hồ là 2,0m; Hthường xuyên = 1,8m; Htối thiểu = 1,5m; Cao độ đáy hồ Hđáy = 0,0m; Cao độ bờ Hbờ = 2,3m.
---
QHPK TL 1/5.000 Phân khu 3-3 Khu đô thị du lịch theo ĐCQHCĐTM Nhơn Trạch 93
- Thiết kế xây dựng nên hạn chế tình trạng bê tông hóa, gia tăng kết cấu thẩm thẩu tốt như: gạch, trồng cỏ...làm tăng khả năng thu nước ngầm để hạn chế lượng nước chảy tràn gây úng ngập khi mưa lớn kéo dài.
Ảnh minh họa kết cấu dễ thấm khu vực sân Ảnh minh họa kết cấu dễ thấm khu vực vườn