VII. MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
7.4.1. Phân vùng bảo vệ môi trường
a. Khu vực dân cư và công cộng đô thị
Bảo vệ môi trường tự nhiên thông qua các gia chương trình, nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, làm sạch môi trường ngay tại khu vực sinh sống.
Quy hoạch hệ thống cống thu nước thải đến từng đối tượng thải, đảm bảo thu gom hết lượng nước thải phát sinh. Sử dụng nghệ AAO xử lý nước thải cho các khu dân cư, công cộng đô thị. Là quy trình xử lý sinh học liên tục, kết hợp 3 hệ vi sinh: kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí để xử lý nước thải. Dưới tác dụng phân hủy chất ô nhiễm của vi sinh vật, nước thải sẽ được xử lý trước khi thải ra môi trường.
Các công trình xây dựng trong khu vực phải có biện pháp che chắn bảo đảm không phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá tiêu chuẩn cho phép và hoạt động xây dựng theo quy định. Các tuyến đường mới cần được trồng cây xanh tường chắn ồn đặc biệt các tuyến đường sát khu dân cư. Việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải được thực hiện bằng các phương tiện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường.
Quy hoạch hệ thống điểm thu gom chất thải rắn phù hợp quy định về vệ sinh môi trường cho từng cụm dân cư và cho các công trình công cộng, đảm bảo khoảng cách hợp lý giữa nguồn phát sinh chất thải và điểm tập trung; Bố trí các thùng chứa chất thải rắn loại thùng kép hoặc thùng 2 ngăn để thực hiện công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn. Triển khai áp dụng 3R trong công tác quản lý chất thải rắn.
Khuyến khích sự phát triển các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch như khí thiên nhiên, khí hóa lỏng, cồn nhiên liệu, biodiesel và điện. Triển khai có hiệu quả việc áp dụng tiêu chuẩn Euro2, thực hiện chương trình kiểm tra và bảo dưỡng các phương tiện xe cộ đã đăng ký, không cho lưu hành những xe quá cũ, không đảm bảo chất lượng phương tiện.
Nghiêm cấm việc xả thải trên lưu vực sông Cái, sông Đồng Nai trong điều kiện có sự quản lý, giám sát của cơ quan chức năng; các hoạt động xả nước thải từ các khu dân cư, dịch vụ vui chơi và các công trình công cộng nước thải sinh hoạt phải đảm bảo được xử lý sơ bộ sau đó đưa về hệ thống thoát nước chung xử lý tiếp trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là các hệ thống sông Cái, Đồng Nai.
Đối với khu vực sông Đồng Nai, sông Cái đảm bảo chống sạt lở bờ, xây dựng hệ thống kè, công trình bảo vệ bờ sông với vật liệu công nghệ mới như vải địa kỹ thuật dưới dạng tầng lọc hoặc thảm túi bê tông vừa tăng tính ổn định bờ vừa tạo điều kiện để thảm thực vật phát triển - tạo cảnh quan môi trường.
Mặc dù đã có khoảng cây xanh cách ly giữa các công trình xây dựng nhà ở, hành lang cách ly khu vực các tuyến sông đảm bảo ổn định bờ sông chống sạt lở và đảm bảo
---
QHPK TL 1/5.000 Phân khu 3-3 Khu đô thị du lịch theo ĐCQHCĐTM Nhơn Trạch 147
việc xây dựng các công trình trên nền đất yếu; các công trình đặc biệt đối với tuyến đường điện cao thế phải đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Các vấn đề về xây dựng nhằm đảm bảo phát triển bền vững và thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của môi trường cần phải lưu ý các vấn đề sau đây như các biện pháp xử lý về kết cấu công trình:
- Các biện pháp xử lý về móng - Các biện pháp xử lý nền
- Cao độ đảm bảo chống ngập lũ
- Có giải pháp phù hợp trong điều kiện cốt nền xây dựng mới với khu vực hiện hữu, có lồng ghép các giải pháp thích ứng với BĐKH như giảm hiện tượng đảo nhiệt đô thị bằng giải pháp phát triển cây xanh: Quy hoạch công viên cây xanh đảm bảo theo QCXD 01:2008/BXD và đạt mục tiêu quốc gia.
b. Công trình giao thông và đầu mối hạ tầng kỹ thuật: tuân thủ theo QCXDVN07:2016/BXD
c. Khu vực cây xanh, mặt nước, và các hoạt động du lich
Chăm sóc theo các chu kỳ phát triển của cây xanh đô thị cùng với sự tham gia tích cực, bảo vệ của cộng đồng.
Tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước
Điều hành các hồ chứa thuộc quy trình vận hành liên hồ; giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải một cách hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững, hiệu quả, tiết kiệm.
Tăng cuờng công tác quan trắc, giám sát môi trường nước mặt đặc biệt là vấn đề triển khai hệ thống quan trắc tự động liên tục
Cần tăng cường hơn nữa công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước, dự báo tình hình suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước… nhất là các nguồn nước liên quốc gia để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thích ứng với những hậu quả do biến đổi khí hậu… bảo đảm nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt.