Định hướng sử dụng không gian ngầm trong đô thị

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ DU LỊCH THEO ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ MỚI NHƠN TRẠCH, ĐẾN NĂM 2035,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 128 - 130)

VI. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KĨ THUẬT

6.7.2. Định hướng sử dụng không gian ngầm trong đô thị

1. Phân loại công trình ngầm theo mục đích sử dụng:

Công trình ngầm đô thị là những công trình được xây dựng dưới mặt đất tại đô thị bao gồm: công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ thuật.

- Công trình giao thông ngầm là các công trình đường tàu điện ngầm, nhà ga tàu điện ngầm, hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ và các công trình phụ trợ kết nối (kể cả phần đường nối phần ngầm với mặt đất).

- Công trình đầu mối kỹ thuật ngầm là các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, bao gồm: trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp, trạm gas… được xây dựng dưới mặt đất.

---

QHPK TL 1/5.000 Phân khu 3-3 Khu đô thị du lịch theo ĐCQHCĐTM Nhơn Trạch 129

- Công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm là các công trình đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất.

- Công trình công cộng ngầm là công trình phục vụ hoạt động công cộng được xây dựng dưới mặt đất.

- Phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất là tầng hầm (nếu có) và các bộ phận của công trình nằm dưới mặt đất.

2. Những lợi ích cơ bản của việc sử dụng không gian ngầm trong đô thị

- Nâng cao hiệu quả của quy hoạch tổ chức không gian xây dựng đô thị.

- Nâng cao giá trị sử dụng đất và sử dụng hợp lý quỹ đất đô thị để xây dựng nhà ở, các công trình công cộng, giải phóng những công trình phụ trợ khỏi mặt đất.

- Bố trí có hiệu quả các công trình hạ tầng kỹ thuật.

- Sử dụng hiệu quả các khu đất công cộng như đường phố, công viên..

- Góp phần giải quyết vấn đề giao thông đô thị

- Đảm bảo giao thông liên tục;

- Phân luồng đi bộ và các phương tiện giao thông;

- Tăng cường chất lượng dịch vụ vận tải;

- Giảm thiểu tai nạn và ách tắc giao thông.

- Tăng cường và bảo vệ môi trường. Giảm các tác động tiêu cực của môi trường như tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm không khí.

3. Những thách thức trong việc sử dụng không gian ngầm

- Việc sử dụng không gian ngầm để xây dựng các công trình ngầm có nhiều lợi thế nhưng cũng không ít thách thức cần phải được cân nhắc khi quyết định lựa chọn là: + Đầu tư ban đầu lớn, khả năng thu hồi vốn lâu dài, độ rủi ro cao trong quá trình xây dựng, thường bị chậm tiến độ, phần lớn tăng chi phí đầu tư so với dự kiến ban đầu.

+ Việc dỡ bỏ các công trình ngầm không dễ dàng như đối với các công trình trên mặt đất.

+ Các vấn đề an toàn sinh mạng cho con người như thông hơi, chiếu sáng, chống ngập, thoát nước, cấp nước, phòng chống cháy nổ, khí độc...

+ Các tác động tới môi trường trong quá trình xây dựng, khai thác, vận hành và những sự cố công trình hay sự cố môi trường có thể xảy ra là những thách thức không nhỏ.

---

QHPK TL 1/5.000 Phân khu 3-3 Khu đô thị du lịch theo ĐCQHCĐTM Nhơn Trạch 130

+ Đòi hỏi một hệ thống đồng bộ bao gồm: các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan đến quy hoạch, quản lý xây dựng, thi công xây dựng, nghiệm thu và bảo trì công trình ngầm trong đô thị và các quy định cụ thể về quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng công trình ngầm.

4. Sử dụng không gian ngầm theo độ sâu trong đô thị

- Tùy theo điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, điều kiện hiện trạng xây dựng của mỗi đô thị và ý đồ tổ chức không gian trên mặt đất và không gian ngầm, việc sử dụng không gian ngầm theo độ sâu có thể chia ra các tầng khác nhau như sau:

- Tầng thứ nhất (từ mặt đất xuống độ sâu 3 – 5m): bố trí các công trình đường dây, đường ống kỹ thuật ngầm, hào, cống bể cáp, hầm dành cho người đi bộ, bãi đỗ ôtô ngầm. - Tầng thứ hai (từ độ sâu 5 – 15m): bố trí bãi đỗ xe ngầm sâu, tuynel kỹ thuật, đường tàu điện ngầm nông, hầm đường ô tô đặt sâu, một số bể chứa ngầm.

- Tầng thứ ba (từ độ sâu > 20m): chủ yếu bố trí đường tàu điện ngầm đặt sâu, hầm đường ô tô đặt sâu.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ DU LỊCH THEO ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ MỚI NHƠN TRẠCH, ĐẾN NĂM 2035,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)