Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích đánh giá của người lao động đối với văn hóa nhà hàng tại Nhà hàng Duyên Anh (Trang 27 - 28)

1. Cơ sở lý luận

1.3.10. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Cơ sở vật chất và trang thiết bị là “phần xác” của DN, còn văn hóa DN là “phần hồn” của DN. Văn hóa DN là tài sản vô hình của DN, góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của DN.

Văn hóa là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong quản lý điều

hành, bất kể đó là quản lý điều hành một quốc gia, một xã hội, một DNhay một

cơ quan. Người ta không thể quản lý điều hành tốt mà không sử dụng công cụ văn hóa

1.3.10.1. Đối với người lao động DN

 Văn hóa doanh nghiệp tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trị bản thân họ đối với DN: Một tổ chức chỉ có thể phát triển khi tất cả mọi thành viên đều hiểu được họ đang đi đâu? Họ đang làm gì? Và vai trò của họ đến đâu? Với những mục tiêu rất cụ thể, họ được sống trong một môi trường tự do cống hiến, chia sẻ ý tưởng, được ghi nhận khi thành công… tất cả đều được hiểu rằng, họ là

thành phần không thể thiếu của DN. Họ là một mắt xích trong một chuỗi dây

truyền đang hoạt động. Và nếu mắt xích đó ngừng hoạt động, toàn bộ hệ thống cũng phải ngừng theo.

 Văn hóa doanh nghiệp tạo cho tất cả mọi người trong cùng DN cùng chung thân làm việc, vượt qua giai đoạn thử thách, những tình thế khó khăn của

DN: Một sự đoàn kết, một khí thế làm việc của DN cần thiết nhất khi DN ấy

đang ở trong thời kỳ khó khăn, thử thách, đặc biệt là những DNđang trên bờ vực của sựphá sản. Tất cả mọi thành viên củaDN cần tinh thần đoàn kết và hy sinh. DN có cấp độ càng cao, có ảnh hưởng lớn thì các thành viên càng cần phải hy sinh nhiều hơn. Để vượt qua những tình thế khó khăn, DN cần một sức mạnh tổng lực để chống đỡ và sức mạnh ấy chỉ đạt được khi nó có một Văn hóa Doanh

nghiêp– văn hóa của sự hy sinh, văn hoá của sự đoàn kết.

 Văn hóa doanh nghiệp tạo được sự khích lệ, động lực cho mọi người và trên hết tạo nên khí thế cho một tập thể: Trong một thế giới, khi những chuẩn mực của xã hội về sự thành công không cònđược đo bằng sự thành công của một cá nhân nữa, mà nó được đẩy lên tầm tập thể. Và cho dù trên góc độ cá nhân, thì cá nhân đó sẽ không bao giờ được coi là thành công, nếu tập thể của anh ta

không thành công. Một quan niệm mới cho lãnh đạo hôm nay là, “team work is

dream work,” tức là chỉ có làm việc tập thể thì giấc mơ thành công của ta mới Trường Đại học Kinh tế Huế

thành hiện thực. Hay nói một cách khác, khả năng lãnh đạo được đo bằng khả năng lãnhđạo một tập thể. Một tập thể càng lớn thì khả năng lãnh đạo càng cao, và một công việc càng có nhiều người cùng tham gia thì công việc đó càng sớm được hoàn thành.

1.3.10.2. Đối với doanh nghiệp

 Định hình tính cách của doanh nghiệp: Bất cứ một DN nào cũng đều

xem việc xây dựng và quảng bá thương hiệu là nhân tố hết sức quan trọng trong

hoạt động kinh doanh, tạo nên sự khác biệt giữa các DN. Thương hiệu không chỉ đơn giản là các hệ thống và vật phẩm nhận diện như logo, poster, bao bì, nhãn

mác, catalog,... hay các phương tiện truyền thông như website, mạng xã hội; mà

nó còn phải chứa đựng cái hồn của DN trong việc thể hiện hình ảnh, màu sắc,

ngôn từ… Cái hồn ấy xuất phát từ những giá trị, niềm tin, tư tưởng, nguyên tắc trong văn hóa của DN. Đó chính là bản sắc riêng của DN, mang tính độc đáo và thể hiện tình cách DN, tầm nhìn và sứ mệnh của DN. Không bao giờ có hai DN

cùng một bản sắc văn hóa.

 Tạo môi trường làm việc hiệu quả, chế độ nhân sự rõ ràng:

 Giữ chân và thu hút nhân tài

 Phát huy chiến lược phục vụ tầm nhìn

1.3.10.3. Đối với khách hàng, cộng đồng

 Tạo dựng lòng tin và thu hút khách hàng và đối tác

 VHDN giúp doanh nghiệp xây dựng một hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng, cộng đồng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích đánh giá của người lao động đối với văn hóa nhà hàng tại Nhà hàng Duyên Anh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)