2. Cở sở thực tiễn
2.1. Các vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên thế giới
Theo các nhà nghiên cứu cho biết, hầu hết các doanh nghiệp thành công trên thế giới đều duy trì và gìn giữ nếp văn hóa doanh nghiệp của mình thành nếp sinh hoạt truyền thống để giáo dục cho cán bộ, công nhân, người lao động của doanh nghiệp đó. Điều cần nói đến đây là sự khác biệt giữa các nên văn hóa của các dân tộc khác nhau nên văn hóa doanh nghiệp ở mỗi nơi cũng khác nhau, theo đó kéo theo tác động ảnh hưởng cũng khác nhau.
Trên thực tế, mỗi nền văn hóa khác nhau đều đưa đến nhận thức khác nhau và tác động đến hệ thống văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Ở Nhật Bản, những người lao động thường làm việc suốt đời ở một DN, công sở, họ được xếp hạng theo trình độ tay nghề và bề dày công tác. Chính văn hóa này đã tạo ra cho các doanh nghiệp tại Nhật Bản một không khí làm việc dựa trên cơ sở quan hệ với các thành viên như một gia đình, họ gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình làm việc cũng như sinh hoạt. Lãnh đạo luôn quan tâm đến các thành viên về mọi mặt, các về vật chất và tinh thần, người lao động được tạo điều kiện để học hỏi và đào tạo từ nguồn vốn của doanh nghiệp.
Còn tại Mỹ và các nước phương Tây, do việc quyết định số phận của một
DN là các cổ đông. Cổ đông thì luôn yêu cầu nhà quản lý phải nâng cao lợi
nhuận của DN thông qua việc nâng cao chỉ số cổ tức. Vì mục đích lợi nhuận được đặt lên hàng đầu nên văn hoá DN được đặt sang hàng thứ yếu, và vì vậy
ngày càng xuất hiện nhiều người bị thất nghiệp do không có công việc làm. Đây
là mặt trái, nhưng qua đó cũng cho thấy, người lao động dù bất cứ sở lĩnh vực
nào cũng phải luôn cố gắng, tự nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề để đảm
bảo có công ăn việc làm, đảm bảo cuộc sống cho cá nhân, gia đình.
So với Châu Âu, văn hóa doanh nghiệp tại Mỹ cũng có những điểm khác biệt. Mặc dù đa số người Mỹ là người Anh và người châu Âu di cư, nhưng khi sang lục địa mới, họ nuôi dưỡng trong mình chí tiến thủ mạnh mẽ, tinh thần chú trọng thực tế cộng với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc. Tất cả những điều đó đã tạo nên một bản sắc văn hóa mới – bản sắc văn hóa Mỹ. Người Mỹ cho rằng, ai cũng có quyền lợi hưởng cuộc sống hạnh phúc tự do bằng chính sức lao động chính đáng của họ. Bản sắc văn hóa Mỹ làm cho người ta học được chữ “Tín” trong khế ước và tất cả mọi người đều bình đẳng về cơ hội phát triển: ai nhanh hơn, thức thời hơn, giỏi cạnh tranh hơn thì người đó giành thắng lợi. Có thể nói, ý thức suy tôn tự do, chú trọng hiểu quả thực tế, phóng khoáng, khuyến khích phấn đấu cá nhân trở thành nhịp điệu chung của văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ. Đây là những bài học kinh nghiệm hết sức quý bàu cho các nước phát triển trong quá trình tạo dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm phát triển đất nước.
Đối với Ấn Độ, thì những người đứng đầu doanh nghiệp tại đây coi doanh nghiệp như một thức thể sống và việc duy trì tinh thần làm việc của người lao động xây dựng văn hóa DN được coi như là những nhiệm vụ quan trọng hàng dầu và là nền tảng cơ bản cho sự thành công của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực được xem như một tài sản cần được phát triển, không phải là chi phí cần phải giảm; như là nguồn ý tưởng sáng tạo và các giải pháp thiết thực.
Trong đó, bí quyết thành công của Sakichi Toyoda với Toyota là không ngừng sáng tạo, không bao giờ thỏa hiệp trước khó khăn, kiên trì chinh phục thị trường ô tô trong và ngoài nước bằng những sản phẩm chất lượng hàng đầu thế giới, phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất và thực hiện nghiêm túc các cam kết trở thành công dân toàn cầu. Còn sự thành công của Lee Byoung-chul với
Samsung lại nằm ở 5 quy tắc: Tìm tòi, nghiên cứu và khảo sát chính xác, chi tiết sự
thay đổi kinh tế trong nước và thế giới; Biết rõ năng lực bản thân; Luôn nỗ lực cố gắng, không bao giờ tin vào vận may; Rèn luyện được cái nhìn trực quan, nhanh
chóng, rõ ràng; Luôn sẵn sàng thực hiện các chiến lược kinh doanh khác nhau.
Đối với Steve Jobs và Apple, bí mật tuyệt đối là nguyên tắc đầu tiên và
quan trọng số 1. Mặt khác, không ngừng sáng tạo, đột phá về công nghệ cũng là
nguyên tắc mấu chốt cho thành công của các sản phẩm Apple trên toàn thế giới.
Một ví dụ thành công khác là Gordon Moore và Robert Noyce với Intel. Tuân thủ Trường Đại học Kinh tế Huế
nghiêm túc 3 nguyên tắc: Đột phá trong xây dựng thương hiệu; Tăng cường chia sẻ lợi ích chung bằng những sáng kiến; Đổi mới để vượt lên chính mình, Gordon Moore và Robert Noyce đã lãnh đạo Intel trở thành thương hiệu nhà sản xuất
chip hùng mạnh nhất trên thế giới hiện nay.
Những ví dụ trên đã phần nào làm rõ hơn vai trò của các doanh nhân trong
câu chuyện thành công của các thương hiệu mạnh trên phạm vi toàn cầu. Câu
chuyện của các tập đoàn dưới đây sẽ là những minh chứng khẳng định, khi văn
hóa DN gắn với bản sắc văn hóa dân tộc và dựa trên tinh thần tôn trọng sự đa
dạng văn hóa của các quốc gia khác nhau thìđó sẽ là chìa khóa mở ra con đường
thành công của DN trong quá trình hội nhập quốc tế.