Công tác chứng nhận xuất khẩu

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 25 - 26)

2. Tỷ lệ % cơ sở SXKD thủy sản được kiểm tra

5.2.4.3.Công tác chứng nhận xuất khẩu

Các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng trực thuộc Cục Quản lý chất lượng thẩm định, cấp chứng thư cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Cơ quan thẩm quyền có yêu cầu Cục Quản lý chất lượng thẩm định, cấp chứng thư.

- Đối với thị trường Trung Quốc: Cơ sở nuôi tôm sú, tôm chân trắng phải được kiểm tra, chứng nhận điều kiện ATTP/vệ sinh thú y, được cấp mã số, được giám sát các bệnh bệnh còi, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu, bệnh đốm trắng và virus gây hội chứng Taura của 03 giai đoạn nuôi.

26

- Đối với thị trường Hàn Quốc: Tôm phải được kiểm dịch (các bệnh IHHN,

YHD, WSD, Taura, IMN, WTD) theo quy định của Hàn Quốc; sản phẩm tôm phải

đáp ứng các điều kiện về kiểm soát dịch bệnh được cụ thể hóa tại Quyết định số 1701/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/5/2019 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

- Đối với thị trường Úc: Sản phẩm tôm chưa nấu chín xuất khẩu sang Úc phải đáp ứng: Được kiểm tra, phân hạng tại cơ sở chế biến đã được chứng nhận; được bỏ đầu và vỏ (có thể để nguyên đuôi và đốt cuối); không có các dấu hiệu mắc bệnh; mỗi lô được lấy mẫu xét nghiệm âm tính đối với virus đốm trắng, đầu vàng. Phương pháp lấy mẫu, xét nghiệm được công nhận bởi OIE; phù hợp làm thực phẩm cho người; được ghi nhãn “chỉ dùng làm thực phẩm cho người, không sử dụng làm mồi câu hoặc thức ăn thủy sản”; Yêu cầu về kiểm soát dịch bệnh trong quá trình chế biến, xuất khẩu tôm sang Úc được cụ thể hóa tại Quyết định số 1701/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/5/2019 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

- Đối với thị trường Braxin: Sản phẩm thủy sản nuôi phải được chứng nhận về an toàn dịch bệnh gồm: Nguyên liệu dùng chế biến phải nằm trong Chương trình giám sát dịch bệnh quốc gia; Nước xuất khẩu phải thông báo về các bệnh động vật trong danh mục của OIE; Cơ quan thú y phải có các biện pháp an toàn trong trường hợp nghi ngờ có bệnh; Nguyên liệu chế biến phải từ vùng không bị nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh; Động vật dùng làm nguyên liệu không bị bệnh hoặc được giết mổ chạy bệnh; Động vật dùng làm nguyên liệu phải được kiểm tra tách biệt; Sản phẩm xuất khẩu không bị nhiễm bệnh hoặc ký sinh trùng.

- Đối với thị trường Hoa Kỳ: Tôm và sản phẩm tôm nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải kèm theo Giấy khai báo của nhà nhập khẩu/xuất khẩu theo mẫu DS 2031.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 25 - 26)