Năng lực, quy mô hoạt động của các hợp tác xã thuỷ sản

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 32)

2. Tỷ lệ % cơ sở SXKD thủy sản được kiểm tra

5.4.1. Năng lực, quy mô hoạt động của các hợp tác xã thuỷ sản

Năm 2013, cả nước có 10.410 HTX nông nghiệp, đến năm 2020, đã đạt 17.642 HTX nông nghiệp, trong đó, có 4 Liên hiệp HTX nuôi thủy sản, 729 HTX nuôi thủy sản, 1.112 THT nuôi thủy sản. Tính đến tháng 6/2021, cả nước có 964 HTX hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản, trong tổng số 17.776 HTX nông nghiệp (chiếm 5,4%) và có khoảng 125 Liên hiệp HTX và tổ hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản.

HTX thuỷ sản chủ yếu hoạt động ở quy mô nhỏ, phương thức sản xuất thâm canh bán thâm canh còn ít, thiếu vốn sản xuất, thiếu tính cạnh tranh, chưa sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Tuy nhiên một số hợp tác xã bước đầu xây dựng thương hiệu và có sản phẩm OCOP. Trung bình vốn của 01 HTX hoạt động khoảng 29,39 tỷ đồng, cao so với HTX trong hoạt động nông nghiệp (2,32 tỷ đồng/HTX nông nghiệp). Thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong HTX trong lĩnh vực thuỷ sản khoảng 69 triệu đồng/năm.

Về trình độ cán bộ quản lý HTX lĩnh vực thủy sản: Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý HTX lĩnh vực thủy sản đã có sự chuyển biến tích cực. Từ người chưa qua đào tạo đến cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Cán bộ quản lý HTX được đào tạo, có kinh nghiệm, linh hoạt với cơ chế thị trường, mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng. HTX thủy sản đã tổ chức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ cao, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)