11.1. Nguồn vốn thực hiện
Tổng nhu cầu vốn thực hiện Chương trình khoảng 70.000 tỷ đồng, trong đó phân ra các nguồn vốn như sau:
- Vốn ngân sách nhà nước: Tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểu là 7.000 tỷ đồng (chiếm 10% tổng nhu cầu vốn). Trong quá trình điều hành, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình.
Trong đó:
+ Vốn trực tiếp để thực hiện các nội dung của Chương trình: khoảng 75% vốn ngân sách.
+ Vốn lồng ghép với các chương trình hỗ trợ có mục tiêu; các dự án vốn ODA thực hiện: khoảng 25%/ vốn ngân sách.
- Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: khoảng 70%, tương đương 49.000 tỷ đồng.
- Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại): khoảng 20%, tương đương 14.000 tỷ đồng.
56
11.2. Huy động nguồn vốn đầu tư
- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực.
- Huy động tối đa nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai Chương trình, đặc biệt là đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng đầu mối của các vùng nuôi tập trung.
- Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình phục vụ NTTS có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển sản xuất của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện hoặc theo quy định của các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động NTTS.
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư phát triển NTTS.
- Vốn vay ODA để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ NTTS. - Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.
11.3. Cơ chế đầu tư, giám sát và theo dõi các nguồn vốn
a) Cơ chế phân bổ nguồn vốn: Đối với các dự án cấp vùng giao nguồn vốn cho Bộ Nông nghiệp chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh/thành phố có liên quan để triển khai thực hiện. Đối với dự án cấp tỉnh, giao cho UNBD các tỉnh/thành phố sử dụng nguồn ngân sách địa phương và phối hợp với các đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện đúng quy định.
b) Cơ chế quản lý tài chính và giám sát việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực ở các cấp:
- Hoàn thiện và vận hành hệ thống thông tin quản lý nguồn vốn ngân sách của Chương trình.
- Xây dựng cơ chế giám sát và kiểm tra việc phân bổ và sử dụng nguồn lực thực hiện Chương trình dựa trên kết quả, trong đó, phân công rõ trách nhiệm cụ thể của Bộ, ngành Trung ương, các cấp, các ngành ở địa phương để chủ trì, phối hợp thực hiện.
- Thành lập bộ phận chuyên trách thuộc cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chương trình ở các cấp.
11.4. Cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất
a) Hỗ trợ 100% từ ngân sách Nhà nước cho: xây dựng hạ tầng thiết yếu vùng nuôi tập trung (đê bao, kênh mương, cống, đường, điện); các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho người dân tham gia vào chuỗi sản xuất; các nghiên cứu về giống mới, chất lượng cao, thức ăn, dịch bệnh, môi trường; nhập quy trình công nghệ tiên tiến; nâng cấp hạ tầng trang thiết bị cho các cơ sở nghiên cứu, các trung tâm và cơ sở sản xuất giống cấp vùng; xây dựng trạm quan
57
trắc môi trường cấp vùng và các trung tâm kiểm dịch; hoạt động khuyến ngư và quản lý và vận hành Chương trình.
b) Hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước cho các hoạt động: Nghiên cứu về vật tư đầu vào, công nghiệp hỗ trợ, quy trình công nghệ, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nghiên cứu và sản xuất các đối tượng mới, có giá trị kinh tế và có thị trường tiêu thụ.
c) Hỗ trợ lãi suất vay cho các hoạt động: Đầu tư nuôi công nghệ cao; phát triển đối tượng mới có giá trị cao; xây dựng các cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm các loại cá biển, rong tảo biển, sinh vật cảnh, nhuyễn thể, cá rô phi, tôm càng xanh,...
d) Kinh phí hoạt động của cơ quan chỉ đạo Chương trình được trích 1,0 - 1,5% nguồn ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình để hỗ trợ chi cho: Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổ chức họp triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện chương trình, công tác phí cho cán bộ đi dự các hội nghị, tập huấn của Trung ương, tỉnh, huyện và trang thiết bị văn phòng cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình.
đ) Kinh phí duy tu, bảo dưỡng và vận hành các công trình đầu tư sau khi đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng (Nguồn đầu tư tư ngân sách nhà nước): Khoảng 5-6% vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các hạng mục.