- Tiếp tục đầu tư để phát triển các đối tượng nuôi chủ lực, các loài thủy sản có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tận dụng các khu vực đất nông nghiệp hoang hóa, nhiễm mặn, các khu vực mặt nước lớn (hồ chứa, hồ tự nhiên, sông, ven bờ, ven các đảo…) để phát triển NTTS phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập của người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
- Phát triển hệ thống sản xuất giống thủy sản chất lượng cao để chủ động cung cấp cho các vùng nuôi thương phẩm. Ưu tiên phát triển giống các đối tượng nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế cao, các loài mới có tiềm năng phát triển sản xuất.
- Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng về an toàn thực phẩm và dịch bệnh để cung cấp nguyên liệu cho chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu ở các tỉnh ven biển có tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, môi trường.
- Từng bước áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển các mô hình nuôi hữu cơ, nuôi sinh thái; áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) vào trong tất cả các mô hình, hình thức, đối tượng nuôi để nâng cao giá trị và phát triển bền vững.
- Tổ chức phát triển nuôi trồng các giống loài thủy sản phục vụ mục đích làm dược phẩm, đồ mỹ nghệ, làm cảnh, giải trí ở các thành phố, khu đô thị, khu du lịch. Gắn hoạt động nuôi trồng thủy sản, bảo vệ môi trường nguồn lợi với các hoạt động giáo dục, du lịch, tham quan.
- Phát triển nuôi các giống loài thủy sản có giá trị cao hiện nay đang phải nhập khẩu: cá nước lạnh, cá biển,... để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, vừa giảm được nguồn ngoại tệ nhập khẩu từ nước ngoài, vừa khai thác được tiềm
48
năng về điều kiện tự nhiên để sản xuất và đáp ứng cho thị trường nội địa có tiềm năng lớn.
- Đẩy mạnh phát triển các hình thức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường tiêu thụ. Đồng thời ứng dụng các công nghệ mới trong quản lý, tổ chức sản xuất để nâng cao hiệu quả.
- Nâng cao năng lực, vai trò, trách nhiệm của công tác quản lý và hoạt động nuôi trồng thủy sản phù hợp với xu thế chung của quản lý nghề cá hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 trong quản lý, trong sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản đáp ứng các yêu cầu: Kịp thời, chính xác, hiệu quả cao.
- Tổ chức phát triển NTTS dựa trên sự phù hợp với điều kiện sản xuất từng vùng, khu vực, đối tượng và đảm bảo có sự liên kết, hỗ trợ, phối hợp hài hoà, không gây xung đột, mâu thuẫn với hoạt động các ngành kinh tế khác đặc biệt là khu vực ven biển.