8.1. Ô nhiễm nguồn nước nuôi, dịch bệnh
45
trang trại chăn nuôi, từ sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học chưa hợp lý trong sản xuất nông nghiệp và từ chính hoạt động nuôi trồng là nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước dùng cho nuôi trồng thủy sản. Ô nhiễm nguồn nước sẽ tác động rất lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản; rủi ro dịch bệnh tăng cao, chi phí sản xuất gia tăng, trong khi hiệu quả và chất lượng sản phẩm NTTS giảm xuống.
- Dịch bệnh trên các đối tượng chủ lực hiện đang là rủi ro lớn nhất, gây thiệt hại kinh tế, chi phí sản xuất cao, dùng nhiều hóa chất, kháng sinh, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nuôi và tác động xấu đến môi trường. Các tác nhân mới gây bệnh, thủy sản nuôi bị nhiễm kép, đa nhiễm các tác nhân gây bệnh ngày càng nhiều, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
8.2. Diện tích nuôi trồng thủy sản bị thu hẹp
Sự chồng chéo, mâu thuẫn trong việc sử dụng tài nguyên, phát triển các ngành kinh tế như nông nghiệp, du lịch, công nghiệp và thủy sản, đặc biệt là ở các vùng ven biển ngày càng trở nên gay gắt, phức tạp và khó giải quyết.
- Tình trạng đô thị hóa, xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động du lịch giải trí đã làm thu hẹp diện tích NTTS ở nhiều nơi, đặc biệt khu vực ven biển; đồng thời đô thị hóa làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động NTTS cơ những khu vực lân cận. Hoạt động tham quan, du lịch cũng làm ảnh hưởng đến số lượng, nơi cư trú và sinh sản của một số giống loài ở các khu rừng ngập mặn, vùng đất ngập nước ven bờ. Việc khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng của các vùng đất ven biển làm mất đi khu hệ cư trú của các loài hoang dã, phá vỡ các nhân tố sinh sản, nuôi dưỡng, làm tuyệt chủng cục bộ, làm chết các cá thể sinh vật, tác động tiêu cực đến môi trường, nguồn lợi và hoạt động NTTS.
- Do tăng nhanh dân số, cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp cư trú và sinh sản của một số giống nhu cầu lương thực, thực phẩm, chất đốt, nguyên vật liệuu xây dựng, nơi ở,... vì vậy nhiều nơi đã phá hủy rừng ngập mặn để lấy đất sản xuất nông nghiệp, nuô trồng thủy sản, xâ dựng thành phố mới, bến cảng,... Hậu quả là thu hẹp diện tích rừng ngập mạnh nhanh chóng, tài nguyên lam, thủy sản cạn kiệt dần, nạn xói lở bờ sông, bờ biển tăng làm cho môi trường ngày càng xấu đi.
8.3. Cạnh tranh quốc tế
- Các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều yêu cầu chặt chẽ về kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Một số thị trường tăng cường kiểm soát hàng đông lạnh (bao bì, bề mặt tiếp xúc với thực phẩm), số lô hàng bị cảnh báo gia tăng.
- Các nước sản xuất thủy sản chính để cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ toàn cầu cũng không ngừng phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng và giải giá thành sản phẩm, đây tiếp tục là những khó khăn, thách thức rất lớn cho chúng ta trong tương lai. Một số sản phẩm chúng ta đang phải nhập nguyên liệu về để chế biến xuất khâu do giá nguyên liệu nhập về thấp hơn sản xuất trong nước, hiện nay tôm chân trắng Ecuador đã thâm nhập và chiếm tỷ trọng rất lớn trên nhiều
46
thị trường đang được xác định là trọng điểm của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc,...
- Chính sách bảo hộ các nền sản xuất trong nước của các quốc gia nhập khẩu thông qua việc đánh thuế, dựng các rào cản kỹ thuật,... vẫn là những thách thức mà chúng ta tiếp tục phải đối mặt trong giai đoạn tới.
- Cá tra hiện nay Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và một số nước đã và đang đầu tư rất mạnh vào sản xuất, sẽ phá thế độc quyền của chúng ta trong tương lai không xa.
- Bên cạnh đó, con giống, thức ăn và nhiều vật tư, máy móc thiết bị chúng ta đang phải nhập khẩu, bị động trong sản xuất và không chủ động kiểm soát được giá thành, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh trong tương lai.
- Trước bối cảnh đó, việc phát huy các lợi thế đã có (thị trường truyền thống, kinh nghiệm sản xuất,...) là đặc biệt cần thiết, đồng thời phải đón đầu được xu thế tiêu dùng, tập trung sản xuất ra những sản phẩm có lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý,...đặc thù của Việt Nam, đồng thời phải nâng chất lượng sản phẩm, giảm được giá thành,... sẽ giảm được mức độ cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.
8.4. Tác động của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản
Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu, trong đó có NTTS. Thách thức là làm thế nào để tiếp tục đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho dân số toàn cầu tăng lên khoảng 9,7 tỷ người vào năm 2050. Dự kiến nhu cầu lương thực toàn cầu sẽ tăng khoảng 60% so với thời điểm năm 2020 trong khi mỗi năm có khoảng 5-7 triệu ha (0,6%) đất nông nghiệp bị mất đi trên toàn thế giới cho quá trình công nghiệp hóa, đô thị hoá và biến đổi khí hậu.
BĐKH có thể gây ra lũ lụt ven biển, hạn hán, lượng nước ngọt giảm, thay đổi lượng mưa hàng năm, độ mặn của đại dương, mực nước biển dâng, bão lũ…ảnh hướng trực tiếp đến hoạt động NTTS. Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu, có nhiều nguy cơ và rủi ro cao do biến đổi khí hậu.
Theo 4 kịch bản dự báo về ngập nước khu vực ven biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khu vực Mũi Kê Gà - Cà Mau và Cà Mau Kiên Giang đến năm 2030 ngập từ 11-13cm, năm 2040 ngập từ 16-18cm và đến năm 2050 ngập từ 21- 25cm. Mức nước tăng 2-2,5m được dự báo sẽ ảnh hưởng đến 62% ao nuôi cá tra ở An Giang. Lũ gia tăng cần có bờ kè cao hơn, chi phí xây dựng và bảo trì trang trại do đó cũng tăng (DARA, 2014).
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy tác động trực tiếp của BĐKH đối với nghề nuôi cá tra sẽ rất tiêu cực; nếu nước biển dâng, xâm nhập mặn tiến vào sâu vào trong đất liền, sẽ tạo cơ hội để phát triển nuôi mặn lợ, nhưng thu nhập của người nuôi cá tra có thể giảm đáng kể vào năm 2050, thách thức hơn nữa là có thể làm suy thoái ngành sản xuất cá tra. Do đó, nếu không có sự thích ứng, không có sự đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu đồng bộ, nuôi trồng thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn tới.
47 Bảng 14. Dự báo và tác động của BĐKH đến NTTS Dự báo về khí hậu Nhiệt độ tăng 1-2o C vào năm 2050
Tăng cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm hạn hán, bão, lụt
Mực nước biển tăng thêm 28-33 cm vào năm 2050
Tác động của BĐKH lên NTTS