Truy xuất nguồn gốc

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 31 - 32)

2. Tỷ lệ % cơ sở SXKD thủy sản được kiểm tra

5.3.2.Truy xuất nguồn gốc

Cá tra là đối tượng nuôi thủy sản đầu tiên được thực hiện cấp mã số nhận diện ao nuôi, phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc theo chuỗi từ năm 2014 (Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 và Nghị định số 55/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ). Các đối tượng nuôi như tôm nước lợ, thủy sản nuôi lồng bè bắt đầu thực hiện cấp mã số nhận diện ao nuôi theo quy định tại Luật Thủy sản 2017 (có hiệc lực thi hành từ ngày 01/01/2019)

Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản 2017 quy định phải đăng ký đối với hình thức NTTS lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; Quyết định số 50/2018/QĐ-TTg ngày 13/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; Tại Điều 36 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản 2017, Chính phủ quy định “Nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký NTTS lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực”; thẩm quyền thực hiện là “Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh là cơ quan tiếp nhận, thẩm định và cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực”.

Tính đến ngày 30/7/2021, kết quả cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi đối với các đối tượng nuôi chủ lực, cụ thể như sau:

- Đối với nuôi cá tra: Theo báo cáo kết quả thực hiện của 10/10 tỉnh nuôi cá tra, đã cấp 1.206 Giấy xác nhận cơ sở nuôi cá tra (còn hiệu lực) trên diện tích 5.226 ha, tương ứng 6.495 ao nuôi, gần đạt 100% diện tích nuôi.

- Đối với nuôi tôm nước lợ: Theo báo cáo của 24/28 tỉnh ven biển có khoảng 477.324 cơ sở nuôi tôm nước lợ, với diện tích mặt nước khoảng 700 nghìn ha thuộc đối tượng phải đăng ký; đã cấp được 6.531 Giấy xác nhận cơ sở nuôi tôm sú, tôm chân trắng.

- Đối với nuôi trồng thủy sản lồng bè: Theo báo cáo của 35/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, đã có khoảng 11.343 cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè thuộc đối tượng phải đăng ký; đã cấp 393 Giấy xác nhận cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè.

Nhìn chung việc cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP và cấp mã số nhận diện ao nuôi đã được triển khai thực hiện trong những năm gần đây và đã đạt được những kết quả nhất định góp phần vào việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo yêu cầu của các nước nhập khẩu. Tuy nhiên số lượng cấp chúng nhận trên tôm nước lợ đang đạt được ở mức rất thấp, cần đẩy mạnh hoạt động này trong giai đoạn tới.

32

Hoạt động cấp các chứng nhận tự nguyện góp phần sản xuất an toàn, bền vững, cho các đối tượng nuôi, đặc biệt là các đối tượng phục vụ xuất khẩu, tuy nhiên hiệu quả về mặt kinh tế mang lại từ các chứng nhận tiêu chuẩn chưa cao, do đó việc mở rộng diện tích gặp nhiều khó khăn. Cần tiếp tục tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm chứng nhận ra các thị trường cho người dân để tăng giá so với mặt bằng chung, khi có lợi ích người dân sẽ tham ra nhiều hơn.

Cấp mã số nhận diện ao nuôi cũng đang vướng về quy trình thủ tục, do đó cần nhanh chóng sửa đổi để có thể triển khai trên diện rộng, phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng các đòi hỏi của thị trường.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 31 - 32)