Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 53 - 54)

X. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

10.6.2.Phát triển nguồn nhân lực

- Rà soát, sắp xếp lại nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý ngành theo phương châm: phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường, tận dụng nguồn lực hiện có để phát huy cao nhất hiệu quả quản lý nhà nước, phù hợp với xu thế chung của quản lý nghề cá trong khu vực và trên thế giới.

- Rà soát, phân loại, sắp xếp, nâng cấp, phát triển các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về lĩnh vực NTTS trên phạm vi cả nước theo nguyên tắc kế thừa và đảm bảo đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu của phát triển sản xuất.

- Khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo gắn kết với các doanh nghiệp, cơ sở nuôi để nắm bắt nhu cầu thực tiễn và đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.

- Phấn đấu đến năm 2025 có 70% và đến năm 2030 có 100% lao động tham gia NTTS được đạo tạo, tập huấn chuyên môn ít nhất 01 lượt bằng các hình thức khác nhau.

54

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao phục vụ công tác nghiên cứu và quản lý NTTS; xã hội hóa công tác đào tạo, tập huấn; hướng tới đào tạo có địa chỉ, theo nhu cầu thị trường.

- Tổ chức tập huấn, đào tạo, hướng dẫn theo nhu cầu của các lực lượng lao động tham gia chuỗi sản xuất nhằm trang bị kiến thức cơ bản về sản xuất, công nghệ mới, thị trường, bảo vệ quyền lợi người lao động, quy định pháp lý có liên quan theo các hình thức khác nhau.

- Đào tạo đội ngũ lao động có thể ứng dụng được công nghệ mới, công nghệ thông tin vào quản lý và sản xuất.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 53 - 54)