2. Tỷ lệ % cơ sở SXKD thủy sản được kiểm tra
5.2.5. Quan trắc môi trường
Trong giai đoạn 2015-2020, Tổng cục Thủy sản đã giao các Viện nghiên cứu NTTS I, II, III và Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm kiệm và Kiểm định NTTS phối hợp với một số địa phương triển khai quan trắc và giám sát môi trường định kỳ tại các vùng NTTS tập trung trên các đối tượng nuôi chủ lực (ngao, tôm nước lợ, tôm
27
hùm, cá tra, cá rô phi) tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Qua 5 năm triển khai công tác quan trắc cảnh báo môi trường trên cả nước đã phát hành được khoảng 2.000 bản tin cho tôm nước lợ, cá tra gần 1.000 bản tin, tôm hùm 506 bản tin, nhuyễn thể 400 bản tin, cá rô phi 351 bản tin, tôm càng xanh 98 bản tin, đột xuất hơn 101 bản tin.
Để việc truyền tải thông tin về quan trắc môi trường được thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Tổng cục Thủy sản đã xây dựng phần mềm http://csdlquantrac.tongcucthuysan.gov.vn:85/ để cập nhập và sử dụng cơ sở dữ liệu online về quan trắc môi trường. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ tại địa phương (2 tuần/lần) được tổng hợp trong bản tin và phát hành trong vòng 3-5 ngày kể từ khi thu mẫu; được thông báo qua Zalo/viber nhóm, email, công văn/gọi điện trực tiếp cho các đơn vị/cá nhân liên quan như: Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Thủy sản/Chi cục Chăn nuôi, Thú Y và Thủy sản, UBND xã, cộng tác viên tại địa phương, chủ cơ sở nuôi trong vùng. Đồng thời, đưa ra giải pháp kỹ thuật để hướng dẫn cơ sở nuôi cải thiện chất lượng môi trường nước cũng như đưa ra cảnh báo để Tổng cục Thủy sản làm căn cứ ban hành công văn chỉ đạo. Phối hợp với cơ quan quản lý địa phương cơ sở nuôi để xác định nguyên nhân gây biến động các yếu tố môi trường (nếu cần thiết).
- Đối với khu vực phía Bắc, hệ thống quan trắc được hình thành và triển khai ở khắp các tỉnh thành, trong đó quan trắc nuôi tôm nước lợ ở 6 tỉnh (Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế); nuôi nhuyễn thể ở 3 tỉnh (Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa); quan trắc nuôi cá rô phi, cá lồng ở 3 tỉnh (Hải Dương, Hòa Bình, Yên Bái)
- Khu vực ĐNB và ĐBSCL: Vùng nuôi tôm nước lợ quan trắc ở 4 tỉnh (Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau) với tổng cộng 20 điểm quan trắc. Đối với vùng nuôi tôm nước lợ phục vụ xuất khẩu và sản xuất giống cũng đã tổ chức quan trắc 17 điểm ở 4 tỉnh (Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau). Quan trắc vùng nuôi cá tra trọng điểm ở 5 tỉnh/thành phố (An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh Long) với tổng số 26 điểm. Riêng vùng nuôi cá tra xuất khẩu ở 4 tỉnh là An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long có 14 điểm quan trắc. Đối với vùng nuôi nghêu, đã quan trắc ở 2 tỉnh là Bến Tre và Trà Vinh với 3 điểm quan trắc.
- Khu vực Nam Trung bộ: Đã tổ chức quan trắc nuôi tôm nước lợ ở 7 tỉnh ven biển (Quảng Nam, Quảng Nghãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận) với 26 điểm quan trắc. Quan trắc nuôi tôm hùm ở Phú Yên và Khánh Hòa với 8 điểm quan trắc.
Đối với các địa phương ngoại trừ các tỉnh có kinh phí quan trắc lớn được đầu tư đầy đủ trang thiết bị, còn lại đa số các địa phương khác trang thiết bị rất thiếu và nghèo nàn, không đảm bảo cho hoạt động quan trắc diễn ra thường xuyên, đồng bộ và đầy đủ. Nhân lực tham gia vào quan trắc môi trường NTTS địa phương còn rất thiếu, chủ yếu là cán bộ quan trắc các Chi cục kiêm nhiệm, thiếu cán bộ quan trắc cấp huyện và vùng nuôi. Cán bộ quan trắc được đào tạo về các chuyên ngành liên quan đến NTTS, hóa học và môi trường tuy nhiên chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ quan trắc và cảnh báo môi trường. Chính các vấn đề này khiến hoạt động quan trắc tại các địa phương còn yếu. Trong khi đó kinh phí thực
28
hiện nhiệm vụ quan trắc của các Tổng cục Thủy sản giao các Viện thực hiện chỉ đáp ứng được ở phạm vi hẹp và tần suất thấp, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và khó có thể đưa ra các cảnh báo chi tiết cho toàn vùng nuôi. Điều này dẫn đến sự gián đoạn của cơ sở dữ liệu, chưa đưa ra được xu hướng diễn biến môi trường một cách tổng quan.
Theo quy định tại điều 9, Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 về quan trắc, cảnh báo môi trường trong NTTS giao Chi cục Thủy sản địa phương xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch quan trắc môi trường để triển khai thực hiện. Tuy nhiên một số địa phương Chi cục Thủy sản không được triển khai thực hiện. Do đó khó khăn cho công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện.
Có thể thấy, nhiệm vụ quan trắc môi trường đã được các cơ quan chức năng từ Trung ương xuống địa phương chủ động tổ chức thực hiện để hỗ trợ cho các hoạt động NTTS trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên công tác quan trắc môi trường cần xem xét xây dựng cơ chế xã hội hóa, áp dụng công nghệ tự động hóa và công nghệ thông tin để truyền tải kết quả phân tích nhanh hơn, sớm hơn đến người sản xuất để họ kịp thời xử lý nếu có những tình huống điều kiện môi trường không đảm bảo cho các đối tượng nuôi.
Ý thức quản lý môi trường vùng nuôi của người dân chưa cao. Công tác quản lý môi trường chỉ dừng lại ở mức cảnh báo chưa có giải pháp phòng chống hiệu quả, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục xảy ra tác động không nhỏ đến quá trình quản lý và phát triển sản xuất thủy sản.
Trong giai đoạn tới, cần đẩy mạnh hơn nữa việc tập huấn, tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa cho người dân, cảnh báo kịp thời các nguy cơ, tác nhân gây bệnh vào các thời điểm trong năm, trên các đối tượng và giai đoạn phát triển cụ thể để có biện pháp phòng, ngừa hiệu quả.