Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 38 - 39)

VI. ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG GĐ 2011-

6.1. Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

- Nuôi trồng thủy sinh vật cảnh, nuôi biển và một số giống loài đặc sản, đặc hữu, bản địa hiện chưa được quan tâm đầu tư phát triển.

- Tiềm năng tài nguyên mặt nước trên hồ chứa, ven biển, trên biển chưa được sử dụng có hiệu quả, năng suất nuôi còn thấp, chưa tạo được sản phẩm mang tính hàng hóa, giá trị thương phẩm cao để đóng góp cho sự phát triển của ngành.

- Hệ thống dữ liệu NTTS, thị trường còn hạn chế, thiếu cập nhật, do vậy ảnh hưởng đến tính chủ động trong quản lý sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả nuôi trồng, tiêu thụ sản phẩm. Chưa tối ưu hóa, tận dụng được hệ thống dữ liệu quan trắc của các bên có liên quan một cách có hiệu quả (Tổng cục Môi trường, Tổng cục Thủy sản, Ủy hội sông Mê Kong và địa phương).

- Tình trạng sản xuất manh mún, tự phát, phân tán đang còn phổ biến; tính tự giác trong việc tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến NTTS của một số cơ sở

39

nuôi chưa cao. Khả năng áp dụng công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng và bảo vệ môi trường sinh thái còn hạn chế.

- Nhiều hệ thống, công nghệ nuôi hiện nay vẫn sử dụng nhiều nước, nhiều năng lượng; công tác quản lý rác thải, chất thải từ NTTS ở một số vùng còn chưa tốt.

- Đầu tư cho NTTS giai đoạn 2011-2020 có tăng, nhưng tăng chậm, nhỏ so với cơ cấu vốn đầu tư trong nông nghiệp, vốn từ nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, điện, cấp thoát nước…) cho các vùng sản xuất giống, các vùng NTTS tập trung còn thấp, chưa đáp ứng phát triển trên phương diện mở rộng diện tích, tăng năng suất và giảm thiểu dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.

- Một số chính sách liên quan NTTS như tín dụng chưa phù hợp, chậm thay đổi hạn chế khả năng đầu tư tư nhân. Phát triển NTTS định hướng thị trường, nhưng nguồn lực nghiên cứu, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu hiện chủ yếu từ vốn ngân sách có hạn và nỗ lực riêng lẻ của từng doanh nghiệp, chưa có cơ chế chính sách để chủ động và thu hút đủ nguồn lực cho phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

- Hoạt động tổ chức sản xuất, xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm NTTS chưa được các bên quan tâm đúng mức. Đã có nhiều chuỗi liên kết hoạt động thành công nhưng chưa được tổng kết đánh giá các mô hình tổ chức sản xuất để có chính sách, giải pháp, các hành động phù hợp thúc đẩy tổ chức sản xuất, liên kết, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, hài hòa lợi ích giữa người nuôi và các doanh nghiệp dịch vụ cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản.

Quan trắc môi trường trong NTTS vẫn còn nhiều bất cập, thiếu hệ thống hạ tầng, cơ chế chia sẻ thông tin chưa phù hợp; thông tin kết quả quan trắc đến người nuôi còn vướng mắc, chậm so với yêu cầu, dẫn đến hiệu quả quan trắc còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)