Biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 40 - 41)

VI. ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG GĐ 2011-

6.4.Biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thủy lợi, đợt xâm nhập mặn năm 2016 đã gây thiệt hại cho khoảng 3.771 ha nuôi thủy sản, chưa kể diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại. Đặc biệt, Cà Mau có 2.700 ha thuỷ sản bị thiệt hại, Trà Vinh, Bến Tre có diện tích bị thiệt hại từ 30-70%.

Tình trạng hạn mặn trong mùa khô 2019-2020 ở ĐBSCL có tác động nghiêm trọng hơn năm 2015-2016. Nước mặn đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL (trừ Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ). Năm tỉnh miền Tây phải công bố tình huống khẩn cấp vì hạn mặn là Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Long An. Không chỉ vậy, mùa nước mặn cuối 2019 đầu 2020 đến rất sớm, từ tháng 11/2019 (bình thường phải qua tết Nguyên Đán thì nước mặn mới xâm nhập). Nếu năm 2016 được coi là đợt mặn kỷ lục, 100 năm mới có 1 lần thì năm 2020 hạn mặn đã thâm nhập vào sâu hơn, tác động lớn hơn so với 2016. Một số tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp đến NTTS từ đợt xâm nhập mặn đầu năm 2020:

- Tỉnh Cà Mau: Thiệt hại được ghi nhận là 2.161,31ha, trong đó tôm sú 2.138,75ha, tôm TCT 17,06ha, nghêu 1ha và cá 4,5ha.

- Tỉnh Bạc Liêu: Tổng diện tích thiệt hại từ đầu năm 2020 đến thời điểm thống kê do thiệt hại là 6.203ha, thiệt hại từ 30-70% là 4.455 ha và trên 70% là 1.748ha.

- Tỉnh An Giang: Mực nước thấp, lưu tốc dòng chảy nhỏ làm hàm lượng oxy trong nước thấp, nhiệt độ tăng gây ảnh hưởng đến nuôi NTTS, thủy sản nuôi bị chết ở những lồng bè nuôi mật độ dày ở khu vực Sông Cái Vừng, huyện Phú Tân. Địa phương đã tổ chức di dời lòng bè đến nơi an toàn bảo vệ sản xuất của nông dân.

- Tỉnh Kiên Giang: Toàn tỉnh đã có 6.949,6ha nuôi tôm bị thiệt hại do hạn mặn diễn ra gay gắt là biến động đột ngột các yếu tố môi trường trong ao nuôi, ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng đề kháng của tôm.

- Tỉnh Đồng Tháp: Tính thời điểm từ đầu mùa kiệt đến nay có khoảng 59 tấn cá nuôi bè bị chết, đánh giá bước đầu nguyên nhân chủ yếu là do nắng nóng, không khí khô hanh, lượng mưa không đáng kể, mực nước trên kênh rạch xuống thấp hơn trung bình so với trung bình nhiều năm khoảng từ 0,1 đến 0,2 m, lưu thông dòng

41

chảy kém là nguyên nhân chính dẫn đến thiệ hại về thủy sản.

- Tỉnh Bến Tre: diện tích bị ảnh hưởng 1.890 ha, trong đó: tôm càng xanh nuôi xen, quảng canh: 1.476 ha; cá tra thâm canh: 134 ha; cá tra, trê, mè,... nuôi xen, quảng canh: 280 ha.

Như vậy, tác động của BĐKH và xâm nhập mặn đối với NTTS là rất lớn, vừa trực tiếp ảnh hưởng đến diện tích, đối tượng, năng suất,... nuôi trồng, vừa gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường, dịch bệnh, chi phí,... làm giảm năng lực cạnh tranh và tính bền vững trong sản xuất.

6.5. Cơ sở hạ tầng

- Hạ tầng thiết yếu cho nuôi trồng thủy sản ở nhiều vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung và cơ sở nuôi chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, đặc biệt là hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, đường giao thông… là khó khăn và thách thức rất lớn đến phát triển ổn định và bền vững nuôi trồng thủy sản.

- Cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu còn yếu kém, chậm được nâng cấp, hoàn thiện; trong khi việc thu hút đầu tư từ khối ngoài nhà nước chưa có chính sách thỏa đáng, kịp thời.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 40 - 41)