Hiện trạng tiềm năng tài nguyên thực vật cho LSNG tại vùng đệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại 2 xã ba lòng và hải phúc thuộc vùng đệm khu BTTN đakrông quảng trị​ (Trang 92 - 93)

Chương V : Kết luận, Tồn tại, Khuyến nghị

5.1.1, Hiện trạng tiềm năng tài nguyên thực vật cho LSNG tại vùng đệm

Qua kết quả điều tra thu thập phân tích tài nguyên về thực vật tại khu BTTN Đakrông cho thấy nguồn tài nguyên này rất đa dạng và phong phú về thành phần loài củng như cấu trúc tổ thành, trong tổng số 1.412 loài thực vật được phát hiện. Tại hai các xã vùng đệm riêng tại 2 xã Ba Lòng, Hải Phúc đã điều tra được 358 loài, thuộc 109 họ thực vật, có tác dụng cho LSNG, chiếm khoảng 25,3 %. Ngồi ra thực vật cho LSNG đóng vai trị quan trọng trong cấu trúc các hệ sinh thái rừng ở đây. các lồi thực vật cho LSNG rất có giá trị đối với đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên còn được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau trong đời sống của xã hội và đặc biệt là đối với cộng đồng dân tộc sống phù thuộc vào rừng. Căn cứ vào mục đích sử dụng tài nguyên LSNG tại vùng nghiên cứu cung cấp một số công dụng như:

- LSNG sử dụng làm dược liệu có 186 loài chiếm 51,9%

- LSNG sử dụng làm đồ thủ cơng mỹ nghệ có 24 lồi chiếm 6,7 % - LSNG sử dụng làm lương thực thực phẩm có 27 lồi chiếm 7,5 % - LSNG sử dụng làm cây cảnh và bóng mát có 55 lồi chiếm 15.4 % - LSNG sử dụng làm tinh dầu có 34 lồi chiếm 9,5 %

- LSNG sử dụng làm thuốc nhuộm có 15 lồi chiếm 4,2% - LSNG sử dụng làm Tananh có 15 lồi chiếm 4,2 % - LSNG đa mục đích có 13 lồi chiếm 3,7%.

Các loài thực vật cho LSNG ở vùng nghiên cứu rất đa dạng về hình thái và dạng sống, bao gồm: Cây gỗ lớn, gỗ nhỡ và gỗ nhỏ, thân thảo, dây leo, thân đốt, cây bụi và các loại cỏ.

Trong số 381 loài thực vật cho LSNG điều tra được tại vùng đệm, có 15 lồi q hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam: Cẩu tích, Thiên tuế chìm, Lan kim tuyến, Thuỷ tiên hường, Ba gạc lá vòng, Ba gạc cam bốt, Tung, Dây củ chi, Lá khơi, Song bột, Re, Vàng đắng, Hồng đằng, Rau sắng, Thổ phục linh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại 2 xã ba lòng và hải phúc thuộc vùng đệm khu BTTN đakrông quảng trị​ (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)