Điều kiện tự nhiên 2 xã Ba lòng và Hải Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại 2 xã ba lòng và hải phúc thuộc vùng đệm khu BTTN đakrông quảng trị​ (Trang 25 - 30)

Chương 3 : Tổng quan về khu vực nghiên cứu

3.2.1, Điều kiện tự nhiên 2 xã Ba lòng và Hải Phúc

3.2.1.1 Vị trí địa lý

Vị trí địa lý của vùng nghiên cứu đề tài nằm trên địa bàn hai xã Ba Lòng và Hải Phúc thuộc huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, cách trung tâm huyện lỵ 18 km về phía Nam.

- Phía Bắc giáp với xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng trị. - Phía Nam giáp với huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Phía Đơng giáp với xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông, tỉnh Quảng trị - Phía Tây giáp với xã Tà Long, Húc Nghì, huyện Đakrơng

3.2.1.2 Đặc điểm địa hình

Địa hình của 2 xã khu vực nghiên cứu có kiểu địa hình đồi núi thấp bị chia cắt mạnh bởi nhiều sông, suối, kênh rạch rất phức tạp. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và được bao bọc bởi 2 dãy núi và bị chia cắt bởi con sơng Ba Lịng nên tạo thành dãy thung lũng ở giữa kéo dài qua 4 xã từ Mị Ĩ, Triệu Ngun, Ba Lịng và Hải Phúc và nơi tập trung dân cư, đất sản xuất và chăn

ni. Địa hình nơi cao nhất là Động Chè có độ cao 800m so với mặt nước biển, độ cao bình quân của khu vực là 200- 300m. Độ dốc bình quân là 250, một số nơi độ dốc trên 300. Đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu có ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất và sinh hoạt của người dân. Những tác động thiếu thận trọng của con người sẽ làm biến đổi tính chất của khu vực. Hoạt động sản xuất canh tác nông nghiệp cũng như trồng rừng, nếu không chú ý đến biện pháp bảo vệ đất sẽ gây ra xói mịn, rửa trơi nghiêm trọng, đất đai mất dần sức sản xuất, nguồn nước bị suy thối nhanh chóng, ngày càng bị bồi lắng. 3.2.1.3 Điều kiện thổ nhưỡng

a) Đất

Đất trong khu vực nghiên cứu được hình thành chủ yếu gồm 4 nhóm đất chính sau: đất đỏ vàng trên đá phiến sét Fs), đất nâu tím trên đá phiến sét (Fe), đất đỏ vàng trên đá mác ma axit (Fa), đất vàng nhạt trên đá cát (Fq). - Đất đỏ vàng trên phiến đá sét (Fs): Loại độ dốc từ 3 - 80 thích hợp cho việc phát triển cây lương thực và cây lâu năm, loại đất có độ dốc lớn hơn 200 thích hợp cho việc khoanh nuôi, bảo vệ phát triển rừng.

- Đất nâu tím trên đá phiến sét (Fe): Độ dốc phổ biến lớn hơn 200 thành phần cơ giới thịt nặng thích hợp cho việc khoanh ni bảo vệ rừng.

- Đất đỏ vàng trên đá mácma axit (Fa): Loại độ dốc từ 30 - 80 thích hợp cho việc phát triển cây lương thực và cây màu, Loại đất có độ dốc từ 80 - 150 thích hợp cho việc trồng cây lâu năm, cây cơng nghiệp. Loại đất có độ dốc > 200 thích hợp cho việc khoanh ni bảo vệ, trồng rừng.

b) Khí hậu

Vùng nghiên cứu nằm trong vùng đồi núi thấp chịu ảnh hưởng lớn của loại hình khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia thành bốn mùa tương đối rõ rệt, song khí hậu ở đây có đặc điểm là mùa Đơng lạnh và mưa nhiều, mùa hè khơ nóng và chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa tây nam. Tính

chất nhiệt đới thể hiện rõ ràng, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,3 0C. Nhiệt độ cao nhất vào khoảng tháng 6 từ 270- 290C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 410C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ từ 180- 200C, nhiệt độ tối thấp là 90-100C.

- Vào mùa khô nền nhiệt độ cao cộng với độ ẩm thấp thường làm nước bốc hơi rất nhanh làm thiếu nước tưới, gây khô hạn ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

- Độ ẩm trung bình hàng năm 74%, đô ̣ ẩm qua các tháng dao đô ̣ng không lớn. Đô ̣ ẩm cao nhất 84% vào tháng 8 và thấp nhất 66% vào tháng 3.

- Lượng bố c hơi trung bình hàng năm khoảng 774,3 mm.

- Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 2.260 mm, lượng mưa phân bố không đều tập trung chủ yếu từ tháng 8 đến tháng 12. Tổng số ngày mưa trung bình cả năm là 122 ngày.

- Gió Tây nam khơ, nóng thường phát triển mạnh từ tháng 4 đến tháng 8. Hoạt động của gió Tây nam thường gây nên hạn hán trong thời kỳ đầu. Trong những tháng này nhiệt độ tối cao có thể vượt 390C và độ ẩm thấp nhất có thể xuống dưới 30%.

- Mưa bão: Hai tháng xuất hiện nhiều bão nhất là tháng 9 và tháng 10. Bão thường kèm mưa lớn lụt lội gây thiệt hại khá nghiêm trọng.

3.2.1.5 Chế độ thuỷ văn

a) Nguồ n nướ c mặt:

Vùng nghiên cứu có nguồn nước mặt khá phong phú, trên địa bàn có nhiều khe suối, mật độ các khe suối dày và hầu hết đổ ra con sông lớn chảy qua địa bàn xã Ba Lịng, đoạn sơng này dài khoảng 9 km. Là con sơng chính cung cấp nước cho sản xuất nơng nghiệp và sinh hoạt cho vùng hạ lưu thuộc hai huyện Hải Lăng và Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị thơng qua cơng trình thuỷ lọi lớn Nam Thạch Hãn.

- Các khe nhánh cung cấp các cơng trình thuỷ lợi nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp sinh hoạt tại chỗ trên địa bàn 2 xã gồm: Khe cây, khe Thụ Lụ, khe Gió, khe Tà lang, Khe Su...

- Hệ thống sông suối trên đã cung cấp nguồn nước khá phong phú phu ̣c vu ̣ cho sản xuất và sinh hoa ̣t của người dân trong xã.

b) Nguồ n nướ c ngầm:

Qua khảo sát trên đi ̣a bàn xã qua mô ̣t số giếng khơi cho thấy mực nước ngầm tương đố i sâu, thườ ng từ 7 - 15 m. Hiê ̣n nay khai thác chủ yếu phu ̣c vu ̣ sinh hoạt, chất lươ ̣ng nước tương đới tớt.

3.2.1.7, Tài ngun thực vật

Hiện có 1412 lồi thực vật bậc cao, thuộc 528 chi và 149 họ

- Một số lồi có giá trị cao về kinh tế và khoa học, trong đó có 24 loài được ghi trong sách đỏ việt Nam gồm 1lồi thuộc nhóm đang nguy cấp (E), 5 lồi thuộc nhóm sẽ nguy cấp (V), 7 lồi thuộc nhóm hiếm(R) và 9 loài thuộc nhóm khơng biết chính xác(K), 2 lồi thuộc nhóm bị đe doạ (T). Trong đó có một số loài đại diện như Cẩu tích, hồng đàn giả, Trầm hương, Vũ hương, Kimh giao, Huyết đằng, Vàng đắng, Hoàng đằng, Tuế, Rau Sắng....

- Trong số 149 họ thì 10 họ có số lượng lồi khá cao như họ Đậu Fabaceae (70), Thầu dầu Euphorbiaceae (64), Cà phê Rubiaceae(36) họ Long nảo Lauraceae (36), họ Dâu tằm Moracae (35) họ Lan Orehidaceae (35), họ Hoà thảo Paoceae (24)...

- Trong khu vực có tổ thành lồi cây thuốc phong phú, được chia ra làm 8 nhóm cơng dụng khác nhau. Nhóm cây cho gỗ, nhóm cây làm thuốc, nhóm cây có tinh dầu, nhóm cây làm đồ thủ cơng mỹ nghệ, nhóm cây cảnh và bóng mát, nhóm cây có dầu béo, nghóm cây cho tamin, và làm thuốc nhuộm, nhóm cây thực.

Tuy nhiên tài nguyên thực vật có nguy cơ bị giảm mạnh về chủng loại, số lượng do nạn khai thác trái phép, khai thác thiếu bền vững và một số hoạt động tiêu cực khác....

3.2.1.8, Tài nguyên động vật

Theo kết quả điều tra của dự án tăng cường công tác quản lý và bảo tồn khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông- Quảng Trị và vùng phụ cận (SACODA- 76053) đã được phát hiện có tới 193 loài chim, 67 loài thú, 71 loài cá, 69 loài mối, 210 loài bướm, 17 lồi ếch nhái và 32 lồi bị sát.

- Với tài nguyên động vật tự nhiên hoang dã phong phú và đa dạng như vậy đã góp phần lớn trong bảo tồn ĐDSH và bảo tồn nguồn gen, trong đó có nhiều lồi được ghi trong sách đỏ Việt nam, sách đỏ thế giới và ghi trong nghị định 32. Tuy nhiên, độ đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng bởi tình trạng săn, bẫy bắt trái phép của người dân địa phương vẫn diễn ra thường xuyên. - Thành phần động vật nuôi: đàn gia súc, gia cầm của các xã vùng đệm chủ yếu là các lồi Trâu, Bị, lợn, Ngan, Gà, Dê, vv

- Với diện tích mặt nước khá lớn, đặc biệt là con sơng Ba Lịng cá, tơm được coi là nguồn tài nguyên quan trọng trong đời sống người dân một số thôn của xã Ba Lịng trong đó có nhiều lồi cá khai thác phổ biến như: cá chép, cá quả, cá mương, cá thát lát, cá trắm, cá mè,…

Qua đó cho thấy tài nguyên về động vật có tiềm năng to lớn để giải quyết khó khăn trong q trình phát triển ở vùng đệm nói chung cũng như ở khu vực 2 xã nói riêng. Chúng khơng những đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm thuốc men, củi gỗ và nhiều loại sản phẩm thiết yếu khác mà cịn góp phần làm tăng thêm sự phong phú và đa dạng của hệ sinh thái nơi đây.Vì thế cần có các chính sách để bảo vệ nghiêm ngặt và quản lý, khai thác chúng bền vững có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại 2 xã ba lòng và hải phúc thuộc vùng đệm khu BTTN đakrông quảng trị​ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)