Giải pháp về hoàn thiện thể chế và tăng cường sự quản lý của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại 2 xã ba lòng và hải phúc thuộc vùng đệm khu BTTN đakrông quảng trị​ (Trang 83 - 85)

Hoàn thiện cơ chế chính sách trong phát triển, bảo tồn, kinh doanh, khai thác, lưu thông tiêu thụ nguồn tài nguyên rừng một cách chặt chẽ. Nhà nước đã từng bước hoàn thiện và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp như: Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý các loại rừng; Thông tư số 35/2011/QĐ-BNN ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác... Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể nào đó các văn bản củng chưa thể hiện đầy đủ nên cần thể chế hoá các văn bản như xây dựng các quy trình quy phạm cụ thể hơn.

- Sau khi nghiên cứu cụ thể, các cấp chính quyền và cơ quan quản lý lâm nghiệp ở địa phương cần ban hành các quy trình gây trồng, chăm sóc, khai thác, chế

biến cho từng loài cây cho LSNG, ban hành các quy định, quy ước, hương ước về khai thác, quản lý, sử dụng và lưu thông LSNG trên địa bàn.

- Việc xây dựng các quy trình, quy phạm cho khai thác, chế biến, gây trồng, chăm sóc thực vật cho LSNG tại vùng đệm Khu BTTN Đakrông vẫn chưa được quan tâm. Mặt khác đối tượng rừng tự nhiên là rừng đặc dụng hiện luật pháp không cho phép khai thác tất cả các loại lâm sản kể cả các loài LSNG thông thường, không thuộc diện quý hiếm, nên lợi ích của người dân bị hạn chế và dẫn đến gây ra mâu thuẫn giữa người dân địa phương và các cơ quan quản lý, dẫn đến rừng đặc dụng rất dể bị bị xâm hại, vì vậy việc sớm soạn thảo, ban hành những văn bản về khai thác, sử dụng và lưu thông LSNG trong rừng đặc dụng một cách hợp lý vừa khai thác giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập và vừa đảm bảo bảo tồn đa dạng sinh học cho rừng đặc dụng vừa bảo vệ môi trường là yêu cầu rất cần thiết

- Nâng cao năng lực của chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đầu tư kinh phí, trang thiết bị phù hợp. - Đối với xã có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn như xã các xã miền núi cần bố trí một cán bộ phụ trách quản lý lâm nghiệp trên địa bàn,

- Những vấn đề về chính sách thuế: Hiện nay trên địa bàn tình trạng quản lý thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên và các chính sách thuế thực hiện chưa đầy đủ. Việc khai thác tài nguyên của các hộ chủ yếu là tự phát và trái phép nên không thực hiện các khoản đóng nộp thuế cho nhà nước. Điều này làm cho người dân thiếu trách nhiệm trong việc sử dụng bền vững tài nuyên đất đai và nhà nước không giám sát được quá trình sử dụng đất và tài nguyên ở địa phương. Thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên và thuế giá trị gia tăng... được coi như là một nghĩa vụ bắt buộc của mọi tổ chức, cá nhân có tham gia. Vấn đề đặt ra ở đây là chính sách

thuế phải khuyến khích được nhu cầu sản xuất, nhu cầu đầu tư nên cần có chủ trương miễn giảm, ưu đãi thuế trong thời kỳ đầu, hay những lĩnh vực ưu tiên đầu tư, nhưng đồng thời phải công bằng, phải thu đúng, thu đủ khi hết thời gian ưu đãi đối với tất cả các cá nhân, tổ chức theo quy định của nhà nước. Phải đóng thuế người dân mới có trách nhiệm hơn trong trong sử dụng đất đai và trong quản lý tài nguyên một cách có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại 2 xã ba lòng và hải phúc thuộc vùng đệm khu BTTN đakrông quảng trị​ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)