Đánh giá hiện trạng, tiềm năng và các nhân tố ảnh hưởng đến tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại 2 xã ba lòng và hải phúc thuộc vùng đệm khu BTTN đakrông quảng trị​ (Trang 45 - 56)

nguyên thực vật cho LSNG tại khu vực nghiên cứu

4.2.1, Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng đất đai và tài nguyên LSNG

4.2.1.1, Đánh giá hiện trạng khai thác

Tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên LSNG tại khu vực 2 xã Ba Lòng và Hải Phúc đã trở thành một nhu cầu lớn đối với một bộ phân người dân sinh sống trong vùng. Việc khai thác các nguồn LSNG ở đây, một phần

dùng để sử dụng tại chỗ, còn mục đích chính để bán lấy tiền phục vụ cho các yêu cầu của đời sống và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Các loại LSNG được khai thác phổ biến nhất ở khu vực này là: Lá nón, các loại Sông, Mây, Tre, Nứa, Lá tro và các loại dược liệu như Lá Vằng, Hoàng đằng, huyết dụ, Thiên niên kiện, Bách bệnh…

Hình thức khai thác các loai LSNG củng khác nhau tuỳ theo từng loài cây và bộ phận sử dụng của chúng mà có cây khai thác để lấy quả, có loài lấy thân, có loài lấy rể, lấy củ, lấy vỏ có loài thì lấy toàn thân...

Cường độ khai thác chủ yếu là người dân đi khai thác chọn các sản phẩm đủ quy cách theo mục đích sử dụng của họ và theo yêu cầu đáp ứng của thị trường và của các đối tượng thu mua. Mặt khác vì LSNG chủ yếu nằm trong rừng tự nhiên là rừng đặc dụng khu BTTN Đakrông và rừng tự nhiên là rừng sản xuất do UBND xã quản lý, chưa giao cho hộ gia đình cá nhân, nhận thức của người dân về mức độ và cường độ khai thác đảm bảo hợp lý không theo yêu cầu phát triển bền vũng mà khai thác mang tính huỷ diệt, chạy theo ngày công và lợi nhuận trước mắt nên dẫn đến làm suy giảm diện tích và trữ lượng qua các năm khai thác.

Tình hình khai thác LSNG tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở biểu 4.3.

Biểu 4.3. Hình thức khai thác của LSNG

STT Tên LSNG Hình thức khai thác Bộ phận khai thác Khả năng tái sinh

Nhóm cây làm dược liệu

1 Hà thủ ô, Ngũ gia bì… Chặt thân, lá Lá, thân Không có khả năng tái sinh 2 Hoàng đằng, huyết dụ, Chặt thân,

đào rể Thân, rể

Có khả năng tái sinh thân ngầm

3 Riềng, gừng, nghệ đen, Nghệ

vàng, sả, Chanh, sa nhân Chặt cây Củ

Có khả năng tái sinh

Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ

1 Tre, Nứa, Lồ ô Chặt thân cây

trưởng thành Thân cây

Tái sinh chồi, thân ngầm

2

Song mật, mây nếp, Mây đắng, mây rã, mây tắt, mây

voi

Chặt thân cây

trưởng thành Thân cây

Tái sinh chồi, thân ngầm

3 Cỏ tranh Lá Lá Tái sinh chồi

4 Lá nón, Lá tro Lá Lá Tái sinh chồi

Nhóm cây làm cảnh

1 Lan Thất học, lan kim tuyết,

lan đuôi cáo, Thu cả dò Gốc cây

sống

Không còn khả năng tái sinh

2 Tuế, thiên tuế, Bứng cả gốc Gốc cây sống

Không còn khả năng tái sinh

3 Lộc vừng, Lội, Mò cua,

Bằng lăng, Bứng cả gốc Cả cây Tái sinh hạt

4 Si, Đa, Đề, Đẻn Bứng cả gốc Cả cây Ít khã năng tái sinh

Nhóm cây làm thực phẩm

1 Măng, Đoác Lấy mầm Mầm Tái sinh thân

ngầm

2 Củ mài, Củ nâu, Củ từ, Đào cả cây Lấy củ Không còn khả năng tái sinh

3 Đoác Hái lấy ngọn Lấy ngọn Tái sinh chồi,

thân ngầm

Qua kết quả nghiên cứu về khai thác LSNG của người dân nơi đây còn cho thấy còn nhiều bất cập đối với công tác quản lý sử dụng nguồn tài nguyên. Theo kết quả điều tra phỏng vấn của người dân được biết, việc khai thác LSNG như hiện nay là bất hợp lý, nguồn tài nguyên sẻ rơi vào cạn kiệt và thu nhập của người trực tiếp đi khai thác sẻ giảm đi rất nhiều. Nguyên nhân chính do cường độ khai thác, kỹ thuật khai thác không hợp lý, công tác quản lý còn chưa rõ ràng chưa có một giải pháp cụ thể nào... Để quản lý nguồn tài nguyên quý giá này. Vấn đề đặt ra ở đây là, làm thế nào để khai thác LSNG tăng thu nhập giải quyết công ăn việc làm, xoá được đói, giảm được nghèo mà vẫn đảm bảo được việc phát triển và cung cấp LSNG một cách bền vững. Vì vậy, mọi hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên rừng đều phải cân nhắc, mối quan hệ giữa lượng khai thác và lượng để lại, vừa khai thác vừa bảo vệ, vừa phát triển cũng như cần phải phát triển công nghệ khai thác, công nghệ chế biến sau khai thác...Hình thức khai thác LSNG có thể khai thác từ nhiều bộ phận khác nhau trên trên cơ thể thực vật, như lá, thân rễ, ngọn, hoa, quả... vì vậy tính bền vững của khai thác có thể phụ thuộc vào bộ phận lấy đi, khả năng tái sinh. Các công nghệ khai thác, công nghệ chế biến sau khai thác, cường độ khai thác, mùa khai thác... có ảnh hưởng rất lớn đối với cả thực vật cho LSNG trong tự nhiên đặc biệt là tiềm năng LSNG tại khu vực nghiên cứu.

4.2.1.2, Hiện trạng quản lý sử dụng đất đai và tài nguyên

a) Hiện trạng quản lý sử dụng đất

Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn hai xã Ba Lòng và Hải Phúc được tổng hợp ở biểu 4.4

Biểu 4.4. Hiện trạng sử dụng đất Loại đất Tổng (ha) Tỷ lệ (%) Ba Lòng (ha) Hải Phúc (ha) Tổng diện tích TN 7.316,85 8.430,08 15.746,93 100 I. Đất nông nghiệp 6.875,59 8.143,57 15.019,16 95,38 1. Đất SX nông nghiệp 524,85 77,86 602,71 3,83 1.1- Đát trồng cây hàng năm 432,42 66,04 498,46 3,17 - Lúa nước 56,58 26,2 82,78 0,53 - Đất trồng cây hàng năm khác 375,84 38,82 414,66 2,64

1.2- Đất trông cây lâu năm 92,43 11,75 104,18 0,66

2. Đất SX lâm nghiệp 6.350,74 8.065,51 14.416,25 91,55 - Đất rừng sản xuất 1.161,71 808,54 1.970,25 12,50 - Đất rừng phòng hộ 21,66 0,00 21,66 0,14 - Đất rừng đặc dụng 5.167,37 7.258,97 12.426,34 78,91 II. Đất phi NN 311,08 157,17 468,25 2,97 1. Đất ở 17,91 73,10 91,01 0,57 2. Đất chuyên dùng 35,36 19,84 55,2 0,35 3- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 20,10 11,60 31,70 0,20 4- Đất sông suối, mặt nước 237,71 52,63 290,34 1,85

III.Đất chưa sử dụng 130,18 129,34 259,52 1,65

- Đất bằng chưa sử dụng 121,98 55,52 177,50 1,13 - Đất đồi núi chưa sử dụng 8,20 73,82 82,02 0,52

(Nguồn: UBND xã Ba Lòng và UBND xã Hải Phúc năm 2010)

Diện tích đất tự nhiên bình quân trên đầu người ở cả 2 xã là rất cao, đạt 4,6 ha/người. Trong đó xã Ba Lòng đạt khoảng 2.55ha/1người xã Hải Phúc đạt khoảng 15,0 ha/1người. Đây là một tiềm năng lớn để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực nếu được khai thác sử dụng một cách có hiệu quả.

Tổng điện tích nông nghiệp trên địa bàn chỉ có 602,71ha, chiếm 3,83% tổng điện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp tính trên đầu người là 383 m2/người, trong đó diện tích canh tác lúa nước chiếm tỷ lệ rất thấp. Đây chính là trở ngại lớn để đảm bảo an toàn lương thực và giải quyết việc làm cho lực lượng lạo động tại chỗ. Tuy trong những năm gần đây có nhiều dự án cải tạo đất trống, đất vườn tạp kém hiệu quả thành ruộng nước song vẫn chưa thoả mãn được nhu cầu đất canh tác lúa nước cho người dân nơi đây. Sản lượng lương thực quy thóc trên địa bàn hai xã chỉ đạt khoảng 3-4 tấn/ha, lương thực sản xuất tại địa bàn, đặc biệt là lúa nước không đáp ứng được nhu cầu, nên hàng năm phải thu mua lương thực từ nơi khác chuyển đến. Để đảm bảo lương thực nhu cầu còn lại của cuộc sống, người dân phải canh tác trên đất dốc, trên đất lâm nghệp, cùng với các sản phẩm khai thác từ rừng tự nhiên người dân vào rừng khai thác lâm sản và lâm sản ngoài gỗ để tăng thu nhập nên làm cho tài nguyên rừng ngày một suy kiệt, các sản phẩm lấy ra từ rừng ngày một ít đi. Đây là một thách thức không nhỏ về vấn đề ổn định lương thực cho người dân.

Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn là 14.416,25 ha, chiếm tới 91,55% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích rừng và đất rừng đặc dụng

12.426,34ha chiếm 78,91% rừng, rừng và đất rừng sản xuất 1.970,25ha chiếm 12,50% đất tự nhiên. Điều này cho thấy tiềm năng đất lâm nghiệp ở đây khá dồi dào. Tuy nhiên, hầu hết diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn 2 xã đều

được quy hoạch vào hệ thống rừng đặc dụng khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông, nên không tạo ra nguồn thu nào đáng kể cho người dân, ngoại trừ nguồn thu khai thác lâm sản như: gỗ và LSNG trái pháp luật và nguồn thu từ công nhận khoán trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng theo dự án 661 và Nghị quyết 30a đang áp dụng trên rừng đặc dụng. Tuy nhiên, tiềm năng về rừng và đất rừng tự nhiên sản xuất chiếm trên 12% là một tiềm năng lớn cho người dân địa phương phát triển lâm nghiệp nhưng chưa được phát huy khai thác một cách có hiệu quả cần phải tận dụng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và kiến thức bản địa để khai thác tối đa nguồn tài nguyên này nhất là nguồn tài nguyên LSNG.

Tóm lại, đất đai trên địa bàn 2 xã có tiềm năng lớn nhưng cơ cấu các loại đất chưa thật sự hợp lý quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp còn quá ít không đáp ứng được nhu cầu. Diện tích lâm nghiệp chưa phát huy được hiệu quả và việc sử dụng đất đai ở khu vực còn lãng phí, diện tích đất trống còn nhiều, phương thức canh tác còn lạc hậu, tiềm năng sinh vật chưa được phát huy, tình trạng người dân lợi dụng vào rừng còn nhiều, nên nguy cơ và mối đe doạ lớn nhất đối với việc bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, môi trường và cuộc sống của người dân. Vì vậy, làm thế nào để vừa vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ, phát triển được rừng, vừa cải thiện được chất lượng cuộc sống của người dân là một vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và cho chính người dân.

b)Hiện trạng quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn

Trên địa bàn của 2 xã, công tác quản lý tài nguyên có những thay đổi về hiện trạng, từ quản lý tài nguyên mang tính tự phát, ít ai quan tâm đến tài nguyên rừng, coi rừng là tài sản chung nên việc khai thác chặt phá rừng, hiện tượng du canh du cư, phát rừng làm rẫy dẫn đến rừng bị suy giảm mạnh về diện tích và chất lượng. Công tác quản lý rừng được quan tâm hơn khi có sự

đầu tư của một số chương trình dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, như dự án trồng rừng 327, dự án trồng rừng phòng hộ JBIC, dự án 661..bước đầu đã đem lại hiệu quả. Cùng với phần lớn diện tích rừng có quyết định giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng khu BTTN Đakrông năm 2002.

Bảng 4.5. Hiện trạng trồng rừng và giao khoán rừng

Dự án đầu tư Xã Ba Lòng Xã Hải Phúc Đơn vị Giao rừng Khoán BVR Trồng rừng Giao rừng Khoán BVR Trồng rừng Dự án 327 Ha 0,0 0,0 62,5 0,0 0,0 200,0 Dự án 661 Ha 0,0 1.000,0 0,0 0,0 500,0 250,0 Dự án Jbích Ha 0,0 450,0 450,0 0,0 0,0 147,0 Nghị quyết 30a Ha 0,0 250,0 20,0 0,0 0,0 5,0 Hướng tới người nghèo Ha 0,0 160,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Hộ gia đình Ha 0,0 0,0 174,0 0,0 00, 60,7 Cộng Ha 0,0 1.860 706,5 0,0 500 662,7

Qua bảng trên cho thấy công tác trồng rừng được thực hiện từ rất sớm thông qua dự án trồng rừng 327 thực hiện từ năm 1996 đến 1998 và công tác quản lý bảo vệ rừng ở đây được quan tâm nhiều, bởi nhiều chương trình, dự án như: dự án JBIC, dự án 661, dự án giảm nghèo… đặc biệt là sự đầu tư trồng rừng của hộ gia đình cá nhân. Các hoạt động trồng rừng đến nay đã bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể từ khai thác rừng.

Công tác quản lý tài nguyên rừng ngoài sự quan tâm của nhà nước thông qua các chương trình trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng. Đặc biệt từ khi ban Quản lý khu BTTN Đakrông được thành lập, việc quản lý tài nguyên rừng và đất rừng trên địa bàn có sự giám sát quản lý chặt chẽ hơn. Để phát triển bền vững vùng đệm nhằm giảm áp lực của người dân tác động vào

rừng. Một số chương trình hành động của Khu bảo tồn nhằm quản lý bền vững tài nguyên thông qua một số hoạt đọng đã đầu tư như: khoán bảo vệ rừng cho 24 hộ gia đình với diện tích 1.500 ha. Tham mưu cho chính quyền địa phương giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng cho các hộ dân để phát triển rừng.

Ngoài ra trên địa bàn thông qua Khu bảo tồn còn có một số dự án nhỏ thành lập các tổ đội bảo vệ rừng cộng đồng, tham gia tuần tra giám sát bảo vệ tài nguyên rừng, như tổ chức Birdlife, dự án VCF (quỳ bảo tồn việt nam), dự án BCI( hành lang bảo tồn đa dạng sinh học thuộc tiểu vùng sông Mê Công), củng đã thành lập 6 nhóm bảo vệ rừng có trên 30 người tham gia công tác giám sát quản lý tài nguyên trên địa bàn.

Nhìn chung thực trạng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở 2 xã được quan tâm đáng kể. Nghề rừng bước đầu đem lại nhiều nguồn thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên do thu lợi bất chính từ tài nguyên rừng đem lại khá lớn nên việc khai thác trái phép, lấn chiếm rừng tự nhiên vẫn còn xảy ra. Trong đó khai thác nguồn tài nguyên LSNG từ rừng tự nhiên nói chung và rừng đặc dụng nói riêng, vẫn diễn ra ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương, dẫn đến nguồn tài nguyên rừng ngày một cạn kiệt dần, do đó cần có những giải pháp hữu hiệu để phát triển, khai thác quản lý nguồn tài nguyên LSNG một cách có hiệu quả.

4.2.1.3, Những mâu thuẫn trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên địa bàn nghiên cứu.

a) Mâu thuẫn giữa sự tồn tại của rừng với thu nhập và cuộc sống của người dân

Trong bối cảnh hiện nay khi mà chưa có những giải pháp hữu hiệu thay thế thì việc bảo tồn hệ sinh thái đồng nghĩa với việc làm mất đi nguồn thu

nhập kinh tế của người dân và ngược lại. Thực tế cho thấy, cộng đồng dân cư ở đây sống chủ yếu dựa vào rừng, họ khai thác LSNG để dùng làm lương thực, thực phẩm hàng ngày hoặc làm hàng hoá trao đổi. Kết quả phỏng vấn trong 60 hộ gia đình thuộc 2 thôn cho thấy, có trên 60% số hộ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào rừng. Nếu khai thác một cách triệt để thì thu nhập hiện tại của người dân tăng cao, nhưng rừng thì lại bị khai thác cạn kiệt gây ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại của rừng. Ngược lại nếu khai thác có quy hoạch, gắn liền với bảo tồn hệ sinh thái rừng ít bị tác động thì lơi nhuận hiện tại trước mắt của họ sẽ không cao nhưng lại có thu nhập được lâu dài.

b) Mâu thuẫn giữa quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên rừng bền vững

Đây là mâu thuẫn giữa cái lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài. Trong thực tế chính các hoạt động sản xuất canh tác cùng với sự quản lý thiếu thống nhất đối với các nguồn tài nguyên LSNG hiện nay ở khu vực là những nguyên nhân chủ yếu trong việc phá vỡ cân bằng, tạo ra các bất lợi cho sự phát triển bền vững. Vì lợi ích kinh tế trước mắt, các hoạt động như phá rừng tự nhiên để canh tác cây nông nghiệp ngắn ngày, hay phá rừng để kinh doanh rừng trồng thuần loài. Nếu nguồn tài nguyên rừng bị khai thác quá mức cho phép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại 2 xã ba lòng và hải phúc thuộc vùng đệm khu BTTN đakrông quảng trị​ (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)