Đánh giá tiềm năng phát triển thực vật cho LSNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại 2 xã ba lòng và hải phúc thuộc vùng đệm khu BTTN đakrông quảng trị​ (Trang 56 - 63)

4.2.2.1, Tiềm năng bên trong

a) Tiềm năng về điều kiện tự nhiên

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của 2 xã là 15.746,93 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 14.416,25 hachiếm 91,55%. Trong đó diện tích rừng và đất rừng sản xuất là 1.970,25 ha, chiếm 12,50% diện tích tự nhiên. Đất đai ở đây, là một tiềm năng lớn, đặc biệt là tài nguyên đất xã Hải Phúc, tuy nhiên nguồn tài nguyên này từ trước tới nay chưa được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả. Lý do bởi có nhiều yếu tố như, công tác khuyến nông, khuyến lâm, công tác quy hoạch chưa hợp lý, tập quán canh tác, sử dụng đất chưa thực sự phù hợp, nhất là công tác quản lý đất đai còn thiếu tính chặt chẽ, tính công bằng, dẫn đến người thừa kẻ thiếu, đất không phát huy hiệu quả. Đất đai tập trung một số đối tượng có tiền, có nhận thức sớm nên phần đông người dân và cộng đồng khi nhận thức ra vấn đề về tầm quan trọng, giá trị từ tiềm năng đất đai mang lại thì họ lại thiếu đất để sản xuất.

Đất trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất đồi núi được che phủ chủ yếu bới các trạng thái rừng tự nhiên thuộc rừng kính thường xanh vùng núi thấp rất đa dạng về thành phần loài thực vật, động vật và vi sinh vật. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển ngành lâm nghiệp nói chung và LSNG nói riêng. Tuy nhiên, do các biện pháp khai thác, sử dụng không hợp lý và một số yếu tố khác nên tiềm năng này chưa được phát huy một cách đầy đủ, thu nhập từ lâm nghiệp chưa được ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của người dân về rừng chưa đúng đắn. Người dân cho rằng, rừng là tài sản của của nhà nước cho nên khai thác không cần biết đến hậu quả.

- Tài nguyên khí hậu: Là vùng nằm trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa khi hậu được phân thành 4 mùa tương đói rõ rệt mùa hạ giàu ánh sáng, mùa

mưa có lượng mưa nhiều, mùa xuân ấm áp nên rất thuận lợi cho cây rừng phát triển nhất là tầng thảm tươi và điều kiện tốt để phát triển các loài LSNG. - Tài nguyên nước: Hai xã có tài nguyên nước tương đối phong phú nhất là có con Sông Thạch Hãn( Sông Ba Lòng) chảy qua địa bàn 2 xã với 10 km đây là điều kiện cần thiết cho việc phát triển các ngành nghề đánh bắt, nuôi trồng và sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn.

- Tiềm năng về tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái. Nhìn từ kết quả thống kê được về thành phần loài trên khu bảo tồn và vùng phụ cận trong tổng số 1412 loài được bước đầu được ghi nhận có trên 358 loài cho sản phẩm LSNG và các loài LSNG cũng rất đa dạng về hình thái về dạng sống. Đây có thể nói là một tiềm năng to lớn để khai thác lợi dụng và là một tập đoàn nguồn gen quý cần được bảo tồn và là điều kiện thuận lợi tạo ra cơ hội cho việc lựa chọn phát triẻn nguồn tài nguyên LSNG. Thông qua các chương trình chọn giống cây trồng, đa dạng hoá cây trồng và để làm cơ sở cho việc thuần hoá các loại giống cây trồng, để đưa vào sản xuất tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, góp phần giải quyết công ăn việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân sống phụ thuộc vào rừng.

b) Tiềm năng về kinh tế- xã hội và nhân văn

Nói đến tiềm năng về điều kiện kinh tế-xã hội và nhân văn liên quan đến quản lý tài nguyên LSNG, trước tiên phải kể đến tiềm năng về con người và các hoạt động sản xuất, kiến thức và kinh nghiệm mà con người đã tổng kết và tích luỹ được trong quá trình sinh sống. Ngoài ra, yếu tố thị trường cũng đóng vai trò rất quan trọng, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực, đối với việc phát triển LSNG.

- Về tiềm năng con người: Hai xã Ba Lòng, Hải Phúc có 1772 lao động chính. Đây là nguồn nhân lực dồi dào rất thuận lợi cho việc sản xuất, chế biến các sản phẩm LSNG. Để phát huy nguồn tiềm lực này cần có sự bố trí sắp xếp

hợp lý đội ngũ lao động thông qua các hội như: hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh hay các nhóm có đồng sở thích để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hướng dẫn sản xuất và chế biến sản phẩm. Điều đáng nói ở đây là qua điều tra đối tương đi khai thác chế biến LSNG chủ yếu là phụ nữ có trên 75% con số nói lên vai trò người phụ nữ trong các hoạt liên quan đến LSNG là rất quan trọng. Còn đối với đi khai thác trái phép gỗ chủ yếu là nam giới gần 100%, đều đó chứng tỏ cho thấy việc điều chỉnh tự cần bằng giới các ngành nghề, các hoạt động của con người liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp nói chung và rừng nói riêng là rất cao.

- Tiềm năng về kiến thức bản địa: Kiến thức bản địa trong hoạt động LSNG là những kiến thức của cộng đồng dân địa phương về LSNG như biết cách chọn lựa các loài cây làm thuốc, các bài thuốc dân tộc cổ truyền, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, thu hái chế biến bảo quản... kiến thức bản địa được hình thành, tồn tại và phát triển lâu dài cùng với lịch sử hình thành và phát triển cụ thể của cộng đồng với sự tham gia của tất cả các thành viên trong cộng đồng.. Kiến thức bản địa được ví như là một nguồn tài nguyên quý giá bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên khác để phát triển bền vững các cộng đồng ở địa phương[13]. Tuy nhiên, những kiến thức và kinh nghiệm này chỉ mới được áp dụng ở một số người và cho những loài quy hiếm mà chưa được nhân rộng và phổ biến cho nhiều người cùng áp dung, chưa có những quy định cụ thể về việc khái thác và sử dụng LSNG tại địa phương.

Với người dân ở 2 xã Ba Lòng và Hải Phúc có vốn kiến thức bản địa lâu đời, Cùng với sự hình thành làng bản và kiến thức bản địa tương đối phong phú do vùng đất này ngoài người dân bản địa là người dân tộc Vân Kiều còn có sự di cư lập nghiệp của người Kinh, từ nhiều vùng, nhiều làng xã khác nhau. Vì vậy vốn kiến thức bản địa củng rất đa dạng như các bài thuốc, các mô hình canh tác trên đất đồi, đất dốc, các món ăn...

Sau đây là một số kiến thức thông dụng về sử dụng LSNG được áp dụng tại địa phương:

 Kiến thức bản địa trong chế biến các món ăn:

Rau Dớn, dùng luộc chín sau đó mới đem xào

Lá Da hái vào buổi sáng rồi vò và nấu canh chua tránh có vị đắng khi hái vào buổi chiều, trưa

Rau Bún hái về dầm muối để thời gian khá lâu mới đem nấu canh hay xào mới có hương vị ngọt bùi.

Lá Trơng dùng để chế biến cùng với thịt Trâu mới ngon.

Ruột cá mát dùng để làm Len một loại nước chắm chỉ có người dân tộc Vân kiều, Pacô

 Kiến thức bản địa trong canh tác đất dốc:

Trồng ngô, trĩa ngô ở vùng đất có độ dốc thấp có thực bì tốt

Trồng Lô ô, Nứa ở ven sông ven suối

Trồng đậu xanh ở vùng đất thịt nhẹ ít cát.

Trồng đậu lạc, đậu đỏ ở vùng có hàm lượng cát pha nhiều...

 Kiến thức bản địa trong thu hái và các bài thuốc cổ truyền

Lá bướm bạc, lá vối, lá Lạc tiên (mắm nêm), lá dung, lá vằng... hái phơi khô dùng để nấu uống hàng ngày thay cho nước.

Các loại thuốc gia truyền của người Vân kiều: loại cây uống sau khi sinh con (người dân không tiết lộ), loài cây uống trể tránh thai. chữa rắn cắn... - Tiềm năng về thị trường: Thị trường về là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thực vật cho LSNG. Qua điều tra phân tích cho thấy có nhóm thị trường chủ yếu trong khâu tiêu thụ của thực vật cho LSNG:

 Nhóm thị trường tiêu thụ tại chỗ: Thị trường tiêu thụ, sản xuất và chế biến và sử dụng tại chỗ, người khai thác đồng nghĩa với người tiêu thụ không vì mục đích thường mại. Một số loài LSNG cung cấp thị trường này chủ yếu

các loài cung cấp lương thực, thục phẩm các món ăn, nước uống và các bài thuốc thông thường,

 Nhóm thị trường cung cấp tiêu thu chế biến tại địa phương: thông qua các chợ địa phương các tụ điểm bán lẻ các loài LSNG này chủ yếu các loài cung cấp lương thực, thực phẩm các món ăn, nước uống và các bài thuốc thông thường

 Nhóm thị trường cung cấp tiêu thụ tại thị trường tự do: chuyên cung cấp cho các doanh nghiệp, các cơ sở chế biến, các làng nghề trong và ngoài tỉnh thông qua các đầu mối mua bán, một số loài LSNG cung cấp thị trường này chủ yếu các loài cung cấp làm thủ công mỹ nghệ nhóm các lâm sản cho nguyên liệu làm dược liệu, nhóm làm cây cảnh bóng mát...

 Có thể tóm tắt các hình thức sản xuất và tiêu thụ LSNG ở khu vực nghiên cứu theo sơ đồ hình 4.1.

Hình 4.1. Dòng sản phẩm LSNG từ sản xuất đến tiêu thụ

Nhìn chung, dòng sản phẩm lưu thông tiêu thụ LSNG có thị trường rọng, có những sản phẩm tiêu thụ tại địa phương, có sản phẩm tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài tỉnh, thậm chí cả thị trường nước ngoài.

Người khai thác Chợ Sử dụng cho gia đình Người lý thu gom C.ty Mai Hoàng

Tại trung tâm huyện

Đại lý thu mua tại T.xã Quảng Trị Thị trường ngoài tỉnh, Huế, TP HCM, Hà nội Làng nghề, cơ sở sản xuất, chế biến

- Tiềm năng về kinh tế: Nhiều nhà lâm sinh đã tính toán, cho rằng từ một khu rừng thuộc trạng thái rừng IIIa2 nếu kinh doanh LSNG có thể cho mức thu nhập là 2.276.000 đồng/ha/năm. Nếu cường độ khai thác LSNG không vượt quá ngưỡng cho phép và có biện pháp bảo vệ tầng cây gỗ để rừng phục hồi theo hướng diễn thế đi lên thì giá trị tiềm năng của LSNG có thể đạt xấp xỉ 12 triệu đồng/ha/năm.

Nếu phá rừng để canh tác nương rẫy thì có thể thu nhập năm đầu khoảng 4 triệu đồng/ha/năm. Nhưng sau 3-7 năm thì thu nhập đó giảm xuống còn khoảng 2-3 triệu và sau 7-8 năm thì đất bị thoái hoá nghiêm trọng và rất khó canh tác, cũng như không thể cho lợi nhuận. Như vậy nếu phá rừng tự nhiên để canh tác nương rẫy chỉ giải quyết lương thực trước mắt chứ không đảm bảo an toàn lương thực lâu dài còn LSNG lại là nguồn thu nhập quan trọng và lâu dài của các hộ gia đình

Từ kết quả điều tra cho thấy, thu nhập bình quân trên đầu người ở 2 xã chỉ mới đạt khoảng 4.500.000- 6.500.000 đồng/người. Trong đó thu nhập từ rừng đống góp khoảng 30% tổng thu nhập. Riêng thu nhập từ LSNG chiếm tới 10%. Qua đó cho thấy, ngoài canh tác nông nghiêp thì nguồn thu nhập quan trọng của người dân ở đây là từ rừng. Vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ một nhân tố quan trọng đảm bảo thu nhập của các hộ gia đình và phát triển bền vững tài nguyên rừng ở khu vực.

4.2.2.2, Tiềm năng bên ngoài

Hai xã khu vực nghiên cứu là 2 xã nằm trong huyện nghèo Đakrông, một trong 62 huyện nghèo trong cả nước, nên được hưởng lợi từ sự đầu tư từ Nghị quyết 30a của chính phủ và có nhiều chương trình dự án đầu tư hỗ trợ để phát triển kinh tế xã hội, trong đó có một số dự án liên quan đến phát triển sản xuất lâm nghiệp như khoán bảo vệ rừng, trồng rừng thay thế nương rẫy, Hỗ trợ cây giống vật tư cho trồng rừng kinh tế theo Quyết định 100 và là khu vực

nằm trong vùng đệm khu BTTN Đakrông nên cũng được thu hút đầu tư của một số tổ chức trong và ngoài nước thông qua các chương trình dự án như dự án VCF quỷ bảo tồn Việt Nam, dự án BCI (dự án hành lang bảo tồn đa dạng sinh học thuộc tiểu vùng sông Mê Công), dự án WWF, hậu dự án 661... nhằm tạo sinh kế giải quyết công ăn việc làm cho người dân, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn phát triển LSNG nói riêng. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế gắn liền với loại hình khai thác, kinh doanh, chế biến đặc biệt là phát triển LSNG

Thông qua các chương trình, dự án bảo vệ rừng và phát triển Lâm nghiệp cộng đồng, nhiều mô hình trình diễn về canh tác nương rẫy, canh tác trên đất dốc, phục hồi LSNG đã được xây dựng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại 2 xã ba lòng và hải phúc thuộc vùng đệm khu BTTN đakrông quảng trị​ (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)